Pages

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Hoa Kỳ 'sắp áp sát đảo nhân tạo TQ'

Image copyrightAP
Image captionChỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris được yêu cầu đưa ra các lựa chọn để đối phó với hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Hoa Kỳ đang bàn với các đồng minh tại châu Á về kế hoạch tuần tiễu gần đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Biển Đông, động thái có thể làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, truyền thông Mỹ đưa tin.
New York Times dẫn lời giới chức Hoa Kỳ nói hoạt động tuần tiễu “tự do đi lại” có thể bao gồm cả khu vực 12 hải lý của ít nhất một trong các đảo để thách thức nỗ lực của Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền khi cơi nới các bãi đá ngầm thành đảo lớn để làm sân bay quân sự, lắp đặt thiết bị radar và đồn trú binh lính.

Bộ trưởng Quốc phòng Ashton B. Carter và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry bàn thảo kế hoạch tuần tiễu với người tương nhiệm phía Australia vào hôm thứ Hai và thứ Ba tại Boston.
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris đã được Tòa Bạch ốc yêu cầu cách đây vài tháng đưa ra các lựa chọn để đối phó với hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, theo dự kiến cũng sẽ tham gia phiên họp này.
Giới chức Philippines nói họ đã được thông báo về việc tuần tiễu trong vài ngày qua và Thượng nghị sỹ Antonio F. Trillanes IV, chủ tịch ủy ban an ninh và quốc phòng, nói vào hôm thứ Hai rằng ông hoan nghênh quyết định này.
Hoa Kỳ hôm 08/10 công bố tăng gấp bốn lần viện trợ cho Việt Nam, Malaysia, Philippines, và Indonesia thúc đẩy năng lực hành pháp trên Biển Đông.
Tuy vậy, Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng động thái này không liên quan đến tranh chấp hàng hải gay gắt trong khu vực với Bắc Kinh.
“Sáng kiến bao gồm hơn 100 triệu đôla viện trợ của Hoa Kỳ cho việc thực thi pháp luật hàng hải cho bốn quốc gia này", trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ William Brownfield cho biết trong một cuộc họp báo qua điện thoại từ Washington.
Đây là mức tăng lớn từ cam kết 25 triệu đôla ban đầu do Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thông báo tháng 12/2013.
"Chúng tôi không quá ngù ngờ. Chúng tôi biết có những vấn đề khác trong khu vực, nhưng sự trợ giúp của chúng tôi hiện tập trung vào việc thực thi pháp luật hàng hải", ông nói thêm.
Việt Nam, Malaysia, Philippines và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, được cho là giàu tài nguyên.

Image captionTrung Quốc tăng cường cơi nới một số đảo ở Trường Sa mà Việt Nam và một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền

'Minh bạch'

Căng thẳng đã bùng lên trong năm qua với bằng chứng cho thấy Bắc Kinh gây sức ép bằng cách bồi đắp đảo nhân tạo trên các rạn san hô đang tranh chấp và xây dựng những công trình quân sự.
"Sáng kiến này hoàn toàn minh bạch. Chúng tôi không làm gì khuất tất", ông Brownfield cho biết một tuần sau chuyến thăm Việt Nam, Indonesia và Philippines.
"Tôi biết rằng, theo logic thông thường, một quốc gia có năng lực thực thi pháp luật hàng hải tốt hơn sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề khác nữa. Nhưng đó không phải là mục đích của sáng kiến này".
Trung Quốc khẳng định chủ quyền hầu hết Biển Đông, tuyến đường thủy quan trọng với thương mại toàn cầu, trong khi Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.
Hôm 9/10, Bắc Kinh nhanh chóng phản ứng về việc hải quân Hoa Kỳ có thể điều tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Báo Financial Times hôm 8/10 dẫn lời quan chức Hoa Kỳ giấu tên nói chiếc tàu chiến đầu tiên có thể vào trong vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc "khoảng hai tuần tới".
Nếu xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ 2012 hải quân Hoa Kỳ có hành động thách thức trực diện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua hoạt động mà Lầu Năm Góc gọi là thực thi tự do hàng hải.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét