Pages

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Hy vọng về nghiệp đoàn độc lập sau TPP

Kính Hòa, phóng viên RFA

Bài Công đoàn là của ai đăng trên Thời báo kinh tế Sài gòn ngày 24 tháng 7, 2015

Bài Công đoàn là của ai đăng trên Thời báo kinh tế Sài gòn ngày 24 tháng 7, 2015
 Screenshot




Việc đạt được thỏa thuận về hiệp ước kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) làm dấy lên hy vọng và sẽ có những nghiệp đoàn độc lập được phép hoạt động ở Việt nam trong tương lai. Tuy nhiên cũng có nhiều nghi ngại là đảng cộng sản Việt nam sẽ tìm cách ngăn trở việc này. Sau đây là những ý kiến khác nhau về nghiệp đoàn độc lập có liên quan đến TPP được Kính Hòa ghi nhận.

Không phải đợi đến khi thỏa thuận TPP đạt được vào mùa thu năm nay, một tổ chức công đoàn độc lập bên trong Việt nam là Lao Động Việt đã xúc tiến việc tổ chức hoạt động một cách chính thức. Bà Đỗ Thị Minh Hạnh, người từng bị bỏ tù vì hoạt động công đoàn cho biết:
Vào tháng tư năm 2015 Lao động Việt đã gửi đơn đến chính phủ Việt nam, yêu cầu Việt nam cho thành lập nghiệp đoàn độc lập tại Việt nam, và Lao động Việt được hoạt động công khai tại Việt nam. Nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời nào. Người đứng đơn để xin thành lập nghiệp đoàn này, thay mặt cho Lao động Việt là chị Lê Thị Công Nhân.”
Một trong những người thành lập Lao động Việt là ông Trần Ngọc Thành tỏ vẻ nghi ngờ thiện chí của chính phủ Việt nam về việc cho phép các nghiệp đoàn độc lập được hoạt động công khai.
Có thể là họ sẽ cho nhưng sẽ tìm cách cản trở và biến tướng những cái công đoàn hiện nay. Chúng ta có theo dõi trong thời vừa rồi khi mà Quốc hội thảo luận quyền lập hội mà chính ông Bộ trưởng Nội vụ đưa ra dự thảo, thì họ tìm mọi cách để tránh né việc thành lập Công đoàn độc lập.ông Trần Ngọc Thành
Có thể là họ sẽ cho nhưng sẽ tìm cách cản trở và biến tướng những cái công đoàn hiện nay. Chúng ta có theo dõi trong thời vừa rồi khi mà Quốc hội thảo luận quyền lập hội mà chính ông Bộ trưởng Nội vụ đưa ra dự thảo, thì họ tìm mọi cách để tránh né việc thành lập Công đoàn độc lập
Ông Trần Ngọc Thành
Thứ nhất là họ nói rằng những tổ chức như công đoàn, đoàn thanh niên, hay mặt trận tổ quốc,…là đã có rồi.
Thứ hai là họ đưa ra nhiều cái tiêu chuẩn để hạn chế những người thành lập. Do đó khi mà họ đã vào TPP rồi thì việc câu giờ hay tìm cách cản trở sẽ là thực tế sẽ xảy ra sắp tới.”
Một đảng viên cộng sản, giảng viên tại một trường chính trị của đảng cộng sản có bút danh là Nguyễn Hồn Việt lại tin rằng chuyện nghiệp đoàn lao động độc lập được phép hoạt động sẽ là chắc chắn mặc dù kèm theo nhiều hoài nghi:
“Có công đoàn độc lập thì tôi nghĩ là sẽ có, nhưng mà có ở mức độ nào, có xong mà họ lại chọc gậy bánh xe, không cho thực chất, làm ra rồi mà họ lại bắt bớ thì công đoàn ấy cũng không lớn mạnh được.”
Một khó khăn khác cho việc thành lập các tổ chức công đoàn độc lập được bà Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết là ý thức của người công nhân hiện nay, họ cho rằng công đoàn không phải là chuyện của họ mà là chuyện của nhà nước, do rằng những người công nhân Việt nam hiện nay khi lớn lên và đi làm việc thì đã thấy là xã hội được tổ chức như thế.
12 nước thành viên Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt TPP tại Atlanta, Mỹ ngày 5/10/2015.
12 nước thành viên Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt TPP tại Atlanta, Mỹ ngày 5/10/2015. AFP
Các cơ quan truyền thông của Việt nam cũng có đưa tin về chuyện cải thiện điều kiện làm việc của công nhân Việt nam sau khi tham gia TPP. Tờ báo nêu chuyện nghiệp đoàn độc lập rõ ràng nhất là tờ Kinh tế Sài gòn với bài viết của tác giả Minh Đức vào ngày 10 tháng 10. Trong bài báo này tác giả có trích tin từ trang insidetrade.com chuyên về kinh tế và nghiệp đoàn tại Mỹ. Nguồn tin được trích dẫn nói rằng thỏa thuận sẽ được được phía Hoa kỳ dùng thuế quan để làm điều kiện chế tài nếu Việt nam không tuân thủ việc cho phép nghiệp đoàn độc lập hoạt động.
Bài báo trên tờ Kinh tế Sài gòn cũng có nói là trong tình trạng Việt nam hiện nay chỉ có duy nhất một tổ chức công đoàn thì việc cho phép nhiều nghiệp đoàn độc lập hoạt động sẽ gây khó khăn cho Việt nam. Ngoài ra cũng theo bài báo thì còn có chuyện soạn thảo luật lệ mới và sự đảm bảo sự thi hành các luật lệ đó cũng là những khó khăn.
Ông Trần Ngọc Thành bình luận về những điều mà bài báo cho là khó khăn này
Tôi nghĩ rằng việc cho phép hay không cho phép, nó liên quan đến sự tồn vong của chế độ nhiều hơn là các điều khoản pháp luật. Thực ra bây giờ Việt nam có đến hàng ngàn điều khoản pháp luật rất là chồng chéo lên nhau. Và tất cả là để phục vụ cho chế độ, phục vụ cho sự tồn tại của đảng cộng sản, cho sự độc tài. Còn nếu mà điều chỉnh các điều khoản pháp luật cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, hay sự phát triển thì tôi thấy là không khó. Có thể phủ nhận những điều khoản cũ, đưa ra những điều khoản mới về quyền lập hội, về quyền bình đẳng giữa các hội chẳng hạn thì tôi nghĩ rằng vấn đề không có gì khó.”
Ông Nguyễn Hồn Việt cũng đề cập đến những mối lo ngại khó khăn từ đảng cầm quyền, mặc dù, theo ông cũng có nhiều người trong đảng mong muốn sự cải cách theo hướng cho phép công đoàn độc lập hoạt động.
Chắc chắn đảng cộng sản sẽ cho phép thành lập nghiệp đoàn độc lập theo thỏa thuận TPP. Lý do thứ nhất là vì đó là điều kiện để gia nhập TPP. Thứ hai tôi nghĩ rằng đấy cũng là mong muốn của phần lớn họ. Họ cũng nghĩ rằng là cần phải sửa đổi xã hội này theo một hướng tích cực hơn, khoa học hơn. Thế nhưng để làm được như thế thì cái thứ nhất cần phải có một lộ trình. Cái thứ hai là cũng còn có nhiều cái mà họ gặp phải như bị bó vậy. Không biết thoát ra bằng cách nào, mà nếu làm quá thì lại sợ đảo lộn xã hội lên.
Chắc chắn đảng cộng sản sẽ cho phép thành lập nghiệp đoàn độc lập theo thỏa thuận TPP...Thế nhưng để làm được như thế thì cái thứ nhất cần phải có một lộ trình. Cái thứ hai là cũng còn có nhiều cái mà họ gặp phải như bị bó vậy. Không biết thoát ra bằng cách nào

Ông Nguyễn Hồn Việt
Ông Vũ Hồng Lâm chuyên gia về Việt nam từ Trung tâm chiến lược Thái Bình Dương ở Hawaii nói với chúng tôi rằng Việt nam có đến 5 năm để thực hiện một lộ trình thay đổi các điều luật cho phù hợp, và trong năm năm đó, vẫn theo lời ông Lâm thì nhận thức xã hội và chính trị ở Việt nam sẽ có những thay đổi lớn, và vì thế chuyện công đoàn độc lập được phép hoạt động sẽ không là vấn đề lớn nữa.
Trang mạng insidetrade.com thì có nói đến việc thành lập một ủy ban gồm có các chuyên gia độc lập về lao động trong ít nhất 10 năm để theo dõi việc thực thi thỏa thuận cũng như nhận diện những thách thức nào gây trở ngại trong thời hạn ít nhất 10 năm. Trang này trích dẫn các nguồn tin từ giới nghiệp đoàn nghi ngờ là các ủy ban này không đủ quyền lực để thúc đẩy sự tuân thủ thỏa thuận về nghiệp đoàn.
Tác giả Minh Đức của tờ Kinh tế Sài gòn cho biết là hiện nay vẫn không có sự xác nhận chính thức của cơ quan chính quyền Việt nam về việc hoạt động độc lập của công đoàn, ngoài lời cam kết của người đại diện Việt nam tại buổi lễ công bố thỏa thuận TPP là ông Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng. Ông Hoàng nói là Việt nam cam kết tuân thủ những điều kiện về lao động của tổ chức lao động thế giới mà mình là một thành viên.
Chúng tôi cũng không liên lạc được với các quan chức của Tổng liên đoàn lao động Việt nam để bình luận về vấn đề này. Nhưng một vị ủy viên trung ương đảng xin được giấu tên cho biết rằng TPP đòi hỏi về mặt cơ chế việc cho phép các tổ chức công đoàn hoạt động. Ngoài ra ông này cũng nói rằng công đoàn là tổ chức của công nhân, việc công nhân tự nguyện ủng hộ sự hình thành của công đoàn là một chuyện bình thường, và nếu những tổ chức công đoàn hiện có mà không làm gì cho quyền lơi của công nhân thì sẽ không nhận được sự ủng hộ
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét