Pages

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Mỹ - Trung đang "Đi Đêm" trên Biển Đông?

John Richardson, Tham mưu trưởng của Hải quân Hoa Kỳ và Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc

Reuters dẫn lời một quan chức hải quân Mỹ cho biết, đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng hải quân Mỹ, và người đồng cấp Trung Quốc, đô đốc Ngô Thắng Lợi, sau 90 phút họp bàn qua video trực tuyến ngày 29/10 đã nhất trí áp dụng các quy ước được thiết lập theo Bộ luật về những đụng độ bất ngờ trên biển (CUES). Sự thỏa thuận này diễn ra sau khi Trung Quốc bày tỏ sự tức giận khi Mỹ đưa tàu chiến đến gần các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trong vùng biển tranh chấp. Nửa đêm 28/10, Bộ ngoại giao Trung Quốc triệu tập Đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh đến để nghe lời chỉ trích mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.

Theo phía Mỹ, họ đã đề xuất ý tưởng áp dụng CUES cho lực lượng Cảnh sát biển với Ngô Thắng Lợi từ tháng 8/2015: "Chúng tôi đề xuất ý tưởng này với Trung Quốc, bởi vì sự tương tác diễn ra ở Biển Đông chủ yếu là với tàu Cảnh sát biển Trung Quốc",- Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ cho biết. Tư lệnh Cảnh sát biển Hoa Kỳ, Đô đốc Paul Zukunft cũng đã từng sang Trung Quốc trình bày đề xuất này với đối phương.

Ý tưởng này cũng được Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ ủng hộ và thảo luận về khả năng áp dụng CUES cho Cảnh sát biển Trung Quốc, một lực lượng chấp pháp của Chính phủ Trung Quốc, đang hoạt động phi pháp trong hầu hết Biển Đông theo đường yêu sách “lưỡi bò” phi lý của họ.

Động thái này rất đáng lưu ý và hết sức khó hiểu vì:

Thứ nhất, hơn ai hết, Hoa Kỳ thừa biết rằng, về danh nghĩa pháp lý Cảnh sát biển là lực lượng chấp pháp của Chính phủ, làm nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình.

Trong tình hình hiện nay để hợp thức hóa yêu sách “lưỡi bò” phi lý và đầy tham vọng của mình, Trung Quốc đã và đang đẩy lực lượng Cảnh sát biển cùng với đông đảo tàu cá trá hình ra làm “nhiệm vụ chấp pháp” trong vùng biển không thuộc các quyền hợp pháp của họ.

Nếu thừa nhận những hoạt động phi pháp này, dù là trực tiếp hay gián tiếp, dù là vô tình hay cố ý, cũng đều rơi vào bẫy của Trung Quốc: Mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông

Thứ hai, nếu Mỹ - Trung bắt tay hợp tác với nhau ở Biển Đông thì họ sẽ hợp tác trong phạm vi nào? Trong khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam? Trong vùng biển quốc tế trên Biển Đông hay trên toàn bộ Biển Đông với phạm vi đường lưỡi bò?

Nếu hợp tác với cái cớ "tránh va chạm, đối đầu khi chạm trán bất ngờ" ở bất kỳ vùng biển nào Cảnh sát biển Trung Quốc xuất hiện thì dù vô tình hay hữu ý, động thái này khó tránh khỏi sự mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền phi lý cũng như phạm vi hoạt động sai trái của Trung Quốc. 

Thứ ba, trên Biển Đông, Trung Quốc có lực lượng Cảnh sát biển hùng hậu nhất khu vực với 95 tàu lớn và 110 tàu nhỏ, vượt xa Nhật Bản với 53 tàu lớn và 25 tàu nhỏ cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác cộng lại. Phương thức hoạt động của chúng đã được chính các học giả nước này công khai đặt tên là chiến lược bắp cải/chiến lược cờ vây/chiến lược tằm ăn dâu.

Bước đầu tiên là lực lượng tàu cá trá hình (dân quân biển) được Trung Quốc tung ra các vùng biển mà họ nhảy vào tranh chấp để hoạt động. Tiếp đến là các tàu Cảnh sát biển thống nhất từ 5 lực lượng khác nhau với trang bị tàu thuyền, pháo nước, thậm chí là vũ khí hiện đại để "tuần tra" xung quanh những khu vực họ nhảy vào tranh chấp, chủ động tạo ra tranh chấp, thậm chí là khủng hoảng.

Điển hình như vụ giàn khoan 981 năm ngoái hay các đảo nhân tạo bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa năm nay. Sớm hơn nữa là vụ Trung Quốc dùng 2 lực lượng này gây sự cố, chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Philippines năm 2012. Tàu hải quân Trung Quốc sẽ lượn lờ gần đó, sẵn sàng phối hợp, can thiệp khi xảy ra tình huống hoặc khi đối phương sập bẫy Bắc Kinh.

Do đó, có thể thấy rõ bản chất hoạt động của Cảnh sát biển, dân quân biển và tàu cá Trung Quốc trá hình ở những vùng biển nước này nhảy vào tranh chấp trên Biển Đông, bao gồm phạm vi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, rõ ràng là một lực lượng bạo lực trá hình, vũ trang trá hình nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò phi lý.

Nay Hoa Kỳ đặt vấn đề hợp tác với Cảnh sát biển Trung Quốc, phải chăng muốn gián tiếp thừa nhận các hoạt động leo thang gây hấn của lực lượng này ở Biển Đông?

Tại sao Mỹ lại đưa ra ý tưởng này trong lúc chính Đô đốc Scott Swift thừa nhận, các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực đang rất hoang mang, phẫn nộ trước hành vi leo thang bồi lấp, xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở Trường Sa và đòi hỏi Hoa Kỳ cam kết mạnh mẽ chống Trung Quốc bành trướng?

Đúng lúc ấy ông Scott Swift lại nói rằng, nên duy trì quan hệ tích cực với Trung Quốc, ủng hộ ý tưởng hợp tác với Cảnh sát biển Trung Quốc ở Biển Đông? Thật khó có thể nắm bắt rõ mục đích, ý đồ thực sự của người Mỹ ở Biển Đông là gì.

Thứ tư, một chi tiết nữa cũng cần hết sức lưu ý, mọi thông tin về việc Trung Quốc xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa phi pháp ở Trường Sa từ khi bắt đầu cho đến nay đều do Mỹ "độc quyền" công bố ở những thời điểm có lựa chọn và cân nhắc kỹ.

Người Mỹ không nói, dư luận thế giới và khu vực có lẽ không thể biết hoặc biết tường tận như hiện nay. Điều này cho thấy Mỹ đang hoàn toàn chủ động trên bàn cờ Biển Đông.

Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tại Đối thoại An ninh Shangri-la năm nay về việc sẵn sàng điều máy bay quân sự, chiến hạm đi qua không phận và vùng biển phạm vi 12 hải lý vùng biển, vùng trời quốc tế xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Trường Sa, cho đến nay cũng mới chỉ qua 1 lần đầu tiên thực hiện nhằm thăm dò phản ứng từ Trung Quốc.

Trong khi đó, phía Trung Quốc tiếp tục công khai thách thức dư luận và luật pháp quốc tế với phát biểu rằng "không có tự do hàng không, hàng hải cho tàu chiến và máy bay".

Bởi vậy, các bên liên quan trong đó có Việt Nam cần tỉnh táo theo dõi các diễn biến tiếp theo trên Biển Đông để có đối sách phù hợp, tránh trở thành quân cờ trong bàn tay nước lớn khi họ đổi chác các lợi ích chiến lược ở Biển Đông."

Nguyễn An Ninh
Cộng tác viên Google.tienlang
====================

CẢ TRUNG QUỐC LẪN HOA KỲ ĐỀU HÀNH ĐỘNG VÌ QUYỀN LỢI CỦA CHÍNH MÌNH

Giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang diễn ra cuộc cạnh tranh địa chính trị giành quyền kiểm soát Đông Nam Á, — chuyên viên Đông phương học nổi tiếng của Nga từ ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg, GS-TSKH Vladimir Kolotov nhận xét trên báo sputniknews ngày 28/10, trước khi diễn ra cuộc đàm phán giữa các quan chức Hải quân Mỹ- Trung. 

"Cả bên này lẫn bên kia đều bảo vệ chỉ lợi ích riêng của mình, cố gắng sử dụng các nước vừa và nhỏ tại khu vực Đông Nam Á. Bảo vệ tự do hàng hải là cái cớ mà người Mỹ đang dùng rất thành thạo để tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực. Và một phần đáng kể các nước vừa và nhỏ của khu vực Đông Nam Á đang ủng hộ tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực, vì họ cho rằng  bằng cách như vậy sẽ có thể bảo vệ mình trước Trung Quốc. Tôi  cho rằng điều đó sẽ không xảy ra.  

Khi phát biểu những tuyên bố chống Trung Quốc, Hoa Kỳ nâng cao vai trò của Washington trong mắt cư dân và các chính trị gia Đông Nam Á, và song hành gia tăng hiện diện của Mỹ. Nhưng nếu nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy rằng chính Hoa Kỳ đã hiệp lực với người Trung Quốc trong việc thiết lập quyền kiểm soát với cả hai quần đảo thuộc Việt Nam — là Hoàng Sa vào năm 1974, và Trường Sa vào năm 1988. Chính họ đã tạo ra tình trạng này, và bây giờ Hoa Kỳ đâu có công nhận các quần đảo này là của Việt Nam?. Đối với các nước vừa và nhỏ của khu vực, điều quan trọng trên hết không phải là tự do hàng hải mà là chủ quyền, còn đối với Hoa Kỳ thì quan trọng là tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực này của thế giới. Bảo vệ tự do hàng hải chỉ là cái cớ để khoe vũ khí và trò chơi cơ bắp.

Theo nhãn quan ​​của tôi, kịch bản có thể  nhất của diễn biến sự kiện, mà điều này cũng đã được các chuyên viên Việt Nam viết rõ, — sẽ là cuộc "đi đêm"- đàm phán bí mật giữa  người Trung Quốc và người Mỹ. Tính đến kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng sự đan xen lẫn nhau về lợi ích, họ sẽ không đi tới xung đột nghiêm trọng, sẽ không đổ máu của người Trung Quốc cũng như người Mỹ. Cả hai nước đều đang lợi dụng tình hình này để giành ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á, Hoa Kỳ — với một số nước, còn Trung Quốc — với số nước khác.  Áp lực địa chính trị sẽ càng tăng, và điều đó rất nguy hại đối với chủ quyền của các nước trong khu vực".

GS-TSKH Vladimir Kolotov, ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg, Nga 

ĐỤNG ĐỘ QUÂN SỰ MỸ- TRUNG CHẮC CHẮN KHÔNG XẢY RA

Đụng độ quân sự hiện thực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong Biển Đông sẽ không xảy ra, — đó là nhận định của nhà sử học Việt Nam, PGS-TS Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội:

“Hoa Kỳ sẽ không chống Trung Quốc, bởi có những ràng buộc quá chặt chẽ, trước hết là về kinh tế. Nhiều người Việt Nam nghĩ rằng Mỹ vào Biển Đông vì ủng hộ quyền lợi của Việt Nam, bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhưng không phải thế. Người Mỹ luôn luôn chỉ bảo vệ lợi ích của họ, và trong trường hợp này họ quan ngại đảm bảo tự do hàng hải, tự do lưu thông vận chuyển thương mại đường biển. Bởi ¼ dòng lưu thông hàng hóa qua eo biển Malacca là gửi đến Hoa Kỳ”.

PGS-TS Vũ Quang Hiển, Đại học Quốc gia Hà Nội 

(Google.tienlang)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét