Thỏa thuận mậu dịch lớn nhất trong nhiều thập niên đã đạt được vào hôm thứ Hai, đánh dấu sự kết thúc của 5 năm đàm phán
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cắt giảm thuế quan thương mại và thiết lập các tiêu chuẩn chung trong dậu dịch cho 12 nước trong khu vực vành đai Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Giới ủng hộ nói rằng thỏa thuận này có thể trị giá nhiều tỷ đô la cho các nước liên quan, nhưng giới chỉ trích nói thỏa thuận được đàm phán bí mật và thiên vị cho với các tập đoàn lớn.
Thỏa thuận này chi phối khoảng 40% nền kinh tế thế giới và được ký kết sau năm ngày đàm phán ở Atlanta tại Hoa Kỳ.
Mặc dù có thành công từ các cuộc đàm phán, thỏa thuận này vẫn còn phải được quốc hội từng nước thành viên phê chuẩn.
Thỏa thuận này khởi đầu giữa bốn nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký cách đây 10 năm.
Nay thỏa thuận có ảnh hưởng tới khoảng 800 triệu USD dân ở 12 nước.
Nhật Bản được xem là nước gặt hái những lợi ích kinh tế rất lớn từ thỏa thuận này, trong khi TPP là một bước đi chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ.
'Thắng lợi lớn'
Đối với Tổng thống Barack Obama, thỏa thuận này là một thắng lợi lớn.
Ông nói: “Thỏa thuận này tạo sân chơi công bằng cho người nông dân, chủ trang trại của chúng ta, và các nhà sản xuất bằng cách loại bỏ hơn 18.000 loại thuế mà các nước đánh vào những sản phẩm của chúng ta".
Nhưng Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, một ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, nói: "Wall Street và các tập đoàn lớn khác đã giành chiến thắng một lần nữa."
Ông cho biết thỏa thuận này sẽ làm mất việc làm ở Hoa Kỳ và tác động tiêu cực tới người tiêu dùng và rằng ông sẽ "làm tất cả những gì có thể để đánh bại thỏa thuận này" trong Quốc hội Hoa Kỳ.
Trung Quốc đã không tham gia vào thỏa thuận này, và chính quyền Obama đang hy vọng sẽ buộc Bắc Kinh phải chấp nhận hầu hết các tiêu chuẩn TTP đặt ra.
Ông nói: "Khi có nhiều hơn 95% khách hàng tiềm năng của chúng ta sống bên ngoài biên giới của chúng ta, chúng ta không thể để cho các quốc gia như Trung Quốc viết ra luật lệ của nền kinh tế toàn cầu.
"Chúng ta nên viết ra luật lệ, mở thị trường mới cho sản phẩm của Mỹ trong khi thiết lập các tiêu chuẩn cao để bảo vệ cho người lao động và giữ gìn môi trường."
Nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp tại Hoa Kỳ cảm thấy mối lợi thực sự của TPP sẽ nhiều hơn khi mở ra cho các nước khác tham gia, đặc biệt là Trung Quốc.
Các nước thành viên hiện này gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ US và Việt Nam.
Nhưng một số nước có khả năng tham gia gồm Nam Hàn, Đài Loan, Philippines, và Colombia.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói với các phóng viên thỏa thuận là một "kết cục quan trọng không chỉ đối với Nhật Bản mà còn cho tương lai của khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Thỏa thuận này đánh dấu việc cải thiện điều liện lao động trong các nước thành viên theo đó chính phủ các nước này có thể khiếu nại các nước trong khối TPP trong trường hợp không tuân thủ các điều kiện đã thống nhất khi đàm phán.
Trước đây thỏa thuận mậu dịch của Hoa Kỳ chỉ cho phép khiếu nại khi các nước không tuân thủ điều kiện chính nước đó đặt ra hoặc theo tiêu chuẩn lao động quốc tế mà thôi.
Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét