Pages

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Tại sao chiến đấu cơ Nga ngán đối đầu với Mỹ ở Syria?


 chien dau co Nga ngan chien voi My
Chiến đấu cơ Nga

Có một lý do chiến đấu cơ Nga ngán đối đầu với Mỹ ở Syria, vì Mỹ biết rõ khả năng của máy bay Nga từ những thông tin tình báo Mỹ có được từ thời Chiến tranh lạnh, theo trang Business Insider.

Nguy cơ đụng nhau trên không
Hiện bầu trời Syria đông nghẹt chiến đấu cơ Nga, Mỹ và Syria ném bom vào những mục tiêu của địch trong cuộc nội chiến nhiều tầng này.  
Ở cả Iraq và Syria, thực tiễn hoạt động hàng không chồng lấn giữa các nước có những mục tiêu địa-chính trị khác nhau này, đã dẫn đến thông tin: Anh được phép tấn công chiến đấu cơ Nga trong không phận Iraq nếu bị đe dọa.

Chính phủ Anh bác bỏ thông tin này, nhưng vẫn đề cập nguy cơ đâm vào nhau giữa chiến đấu cơ của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu với chiến đấu cơ Nga.
Nhiều ứng cử viên tổng thống Mỹ, như nữ cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, kêu gọi lập vùng cấm bay ở bắc Syria, nhằm ngăn chặn phần nào hoạt động của chiến đấu cơ Nga.
Frederic Hof, một cựu quan chức ngoại giao Mỹ thì đòi chính phủ Mỹ phải có hành động mạnh mẽ trước sự khiêu khích cố tình của Nga.
Ông Hof viết trên trang Politico: “Nếu Nga muốn xung đột vũ trang với Mỹ ở Syria thì sẽ sai lầm nếu Washington rút dù. Những người như Tổng thống Nga sẽ thúc ép cho đến khi thép thân máy bay nóng rực lên”.
Theo phương Tây,  vào ngày 14.10 Nga đã có hành động khiêu khích khi cho một chiến đấu cơ Nga áp sát một máy bay Mỹ ở Syria “để xác định mục đích hoạt động”, theo lời giải thích của một  quan chức Nga. Người này nói máy bay Nga “từ một khoảng cách gần thường có thể nhìn thấy rõ chiến đấu cơ và máy bay không người lái của Mỹ”.   
Việc gì sẽ xảy ra nếu... 
Một câu trả lời cho câu hỏi tại sao chiến đấu cơ Nga ngán đối đầu với Mỹ, lại đến từ một nguồn tin lạ: cuốn sách Điệp viên tỷ phú của tác giả David E.Hoffman kể về điệp viên Mỹ Adolf Tolkachev, người Nga, trong thời Chiến tranh lạnh.
Thời giữa thập niên 1980, Tolkachev là chủ nhiệm một phòng nghiên cứu vũ khí Liên Xô. Ông ta tham tiền, nên bán thông tin về radar máy bay chiến đấu Liên Xô cho CIA suốt 10 năm.  
Hồi đầu năm nay, Hoffman từng nói với Business Insider: “Điều thú vị, là Tolkachov không chỉ đưa chúng ta tới những gì đang xảy ra, mà còn tới những gì sẽ xảy ra trong 10 năm nữa, tính từ bây giờ”. Ý của tác giả là Tolkachev giúp các nhà kế hoạch quân sự Mỹ nắm được khả năng tương lai của chiến đấu cơ Nga.
Khi Liên Xô là kẻ thù chiến tranh quy ước số 1 của Mỹ, thông tin của Tolkachev giúp Mỹ phát triển các khả năng đối phó máy bay Nga trên các chiến đấu cơ Mỹ: các cách chống radar máy bay Liên Xô, hoặc khai thác những sai sót của hoạt động radar.
Hoffman giải thích: “Thông tin tình báo này đi thẳng vào các giải pháp điện tử đã được triển khai, nhưng chưa hề được nói trong bất kỳ bản đánh giá nào của cộng đồng tình báo Mỹ".
Theo Business Insider, lợi thế tình báo công nghệ này là một trong những lý do giúp Mỹ chiếm ưu thế tối thượng trước các chiến đấu cơ thời Liên Xô, kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.
Hoffman viết: Trong cuộc chiến Vùng Vịnh 1991, “khi không chiến trực tiếp ở Iraq, không quân Mỹ bắn hạ từng chiến đấu cơ chiến thuật do Liên Xô chế tạo, mỗi khi đối đầu với phi công Iraq”.
Ông khẳng định lúc ấy phi công Mỹ giỏi nhất ở Trung Đông. Họ cũng có thành tích cao tương tự, khi đối đầu với máy bay do Liên Xô chế tạo và hệ thống phòng không của quân đội Nam Tư ở cuộc chiến tranh vùng Balkan những năm 1990.
Hoffman viết tiếp: “Thành tích của chiến đấu cơ Mỹ rất tốt. Ở chiến tranh Triều Tiên, cứ mỗi 6 phi công địch bị bắn rơi thì  Mỹ mới bị rơi một".
Theo Hoffman, đấy là phần nào kết quả của hoạt động tình báo của Tolkachev: “Mỹ hưởng gần như toàn bộ ưu thế không quân tối thượng suốt 20 năm, trước các chiến đấu cơ do Liên Xô chế tạo”.  
Ưu thế kỹ thuật cao do Tolkachev mang lại đã có các ứng dụng mới, ở những hoàn cảnh mà máy bay Mỹ có thể xung đột với chiến đấu cơ Nga trong những năm 1980 và đầu thập niên 1990. Nhưng nó cũng có thể mở rộng với các máy bay được chế tạo sau thời kỳ này.
Theo Business Insider, ngay cả vài loại chiến đấu cơ Nga hiện đại nhất, đều được phát triển vào thời kỳ cuối của Liên Xô, hoặc ngay sau đó, khi công nghiệp quốc phòng Liên Xô còn nguyên vẹn.
Ví dụ chiến đấu cơ đa năng Su-34 mà Nga đang triển khai 4 chiếc ở Syria từng bay lần đầu năm 1990, dù nó chỉ chính thức đi vào hoạt động năm 2014.
Nga cũng có chiến đấu cơ Su-30 ở Syria. Cả hai loại này đều là phiên bản của chiến đấu cơ đa năng Su-27. Tính năng radar của các kiểu này đều bị các nhà kế hoạch quân sự Mỹ nắm rõ, nhờ tài liệu của Tolkachev.
Hoffman nói với Business Insider rằng một số thông tin của  Tolkachev vẫn còn giá trị cho an ninh quốc gia Mỹ: “Tôi vẫn nghĩ đa số thông tin do Tolkachev cấp hiện vẫn được sử dụng, được chính thức xếp diện mật. Dù vụ này đã cũ 30 năm, rất nhiều khả năng một số thông tin vẫn còn được xem là tin tình báo có giá trị”.
Vĩnh Thụy (theo Business Insider)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét