Pages

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Trí thức trẻ, quyền lực và cái ác


Kim Jong Un
Xuân Thọ – Trong mấy ngày qua, „báo chí mạng“ lần lượt đưa tin kèm theo vô vàn bình luận về các „ông ba muơi“, „con các cụ“ được tấn phong các chức vụ chủ chốt tại các tỉnh, thành. Bên cạnh các lời ca thán muôn thủa về nạn „con vua, con sãi“ (ca thán chỉ để đỡ bức xúc, nhưng không làm gì hơn) vẫn có những lời an ủi: Các cậu ấm này tuy vậy vẫn có học hơn các bậc cha chú, hy vọng các cậu sẽ khắc phục được những hậu quả do sự ngu dốt của những người chắp cánh cho họ để lại.

E rằng những hy vọng le lói này sẽ kết thúc bởi một sự thật cay đắng.
Trong mấy chục năm qua người Việt chúng ta đã hứng chịu sự phá hoại đến mức hủy diệt của những kẻ cầm quyền dốt nát. Trong nững năm đầu của chính thể hiện hành, đất nuớc bị lãnh đạo bởi sự ngu dốt cuồng tín, bởi lòng tin vào một học thuyết phản khoa học cả về mặt xã hội lẫn kinh tế. Thế hệ lãnh đạo đó cuồng tín đến mức có thể gửi cả một phần lãnh thổ cho ngoại bang, chỉ vì chúng cùng „lý tưởng“. Hoặc sau khi phá bỏ chế độ hợp tác xã, cá thể hóa nông nghiệp đã cứu dân tộc này khỏi nạn đói vào những năm 80, họ vẫn nghĩ là họ tạm chấp nhận cái đó để sau này sẽ quay lại bảo vệ XHCN bằng tập thể hóa trở lại! Thậm chí có những kẻ sợ CNXH sụp đổ, phải sang Thành Đô bắt tay với kẻ đang tìm cách giết mình. Tuy cái giá của những sự sự ngu dốt nêu trên là quá đắt, nhưng nguồn gốc của nó vẫn là sự u mê nên phần nào tôi vẫn hiểu được.
Sau khi CNXH sụp đổ ở Đông Âu, phần đông những người cầm quyền đã không còn tin vào lý tưởng cộng sản nữa, ngoại trừ một số tín đồ mê muội và ít học. Những nhà lãnh đạo VN sau 1990 đã tìm ra một cứu cánh cho đảng, đó chính là Chủ nghĩa Tư bản dựa vào cái vỏ bọc „định hướng XHCN“ (hoặc nói theo tiếng Bắc Kinh là CNXH mang màu sắc TQ). Bản chất của phương thuốc bảo vệ sự sống còn của chế độ chính là: Dựa vào nhà nuớc XHCN để tích tụ tư bản cho dòng họ và đồng bọn, tạo tiền đề và ưu thế tuyệt đối cho chúng trong giai đoạn sau của nền kinh tế TBCN.
Chủ nghĩa Tư bản dựa trên nguyên tắc tự do cạnh tranh để tăng năng xuất lao động và nhờ đó, đã đưa loài người tiến vọt trong vòng 200 năm qua. Nền tự do trong xã hội tư bản bao gồm cả tự do kinh doanh, tự do cá nhân, tự do tư tưởng, tự do lập hội, tự do định đoạt cuộc sống của mình. Khi Karl Marx mô tả chủ nghĩa tư bản „man rợ từ lỗ chân lông của nó“ cách đây 200 năm thì ông và các đảng viên cộng sản lúc đó vẫn được hưởng quyền tự do tư tưởng tuyệt đối. Chủ nghĩ tư bản man rợ khi đó vẫn có một nền tư pháp độc lập và những cơ chế kiểm soát quyền lực. Không có những nền tảng đó, làm sao Marx có thể viết „Tư bản luận“, „ Chủ nghĩa duy vật biện chứng“ ,“ Tuyên ngôn của đảng CS“ v.v và v.v. Chủ nghĩa tư bản hiện đại còn được bổ sung thêmcác quyền bình đẳng về phúc lợi xã hội, bình đẳng về chủng tộc v.v
Trái lại, với mục tiêu cố tình đưa Chủ nghĩa Tư bản vào Việt Nam bằng con đường chuyên chế XHCN, những kẻ chủ mưu đã tìm cách tước đoạt của nhân dân mọi giá trị tinh thần vốn tồn tại song song với nền sản xuất này. Hậu quả của nó là một xã hội nham nhở đầy rẫy những chuyện ngang trái và một dân tộc bị mất hết nền tảng đạo đức, một đất nuớc bị tàn phá đến từng con sông con suối. Để trốn tránh tội ác, các thủ phạm chính đang tung ra một loại hỏa mù mang tên „ Nhóm lợi ích“, lấy đó làm cái sọt rác chứa mọi đổ bể.
Trên thực tế cái gọi là „nhóm lợi ích“ chính là một tập đoàn Mafia được hậu thuẫn bằng các tầng lớp chính trị lưu manh. Lưu manh vì chúng rất giỏi lợi dụng các vỏ bọc hoa mỹ để gây tội ác, khác hẳn với thế hệ đàn anh u mê trước đây.
Tuy nhiên, các tập đoàn chính trị này vẫn chưa có các hiểu biết cần thiết về một nền kinh tế thị trường, chưa có đủ các mối quan hệ với các giới tài phiệt thế giới và cũng một phần, chưa được các „bạn chơi“ trên thế giới chấp nhận. Do vậy tốc độ tích tụ TBCN ở Việt Nam trong suốt 30 năm qua vẫn chậm và sự bọc lột vẫn chưa đạt đến đỉnh cao của sự tàn bạo.
Các bố già đã chuẩn bị hàng chục năm qua cho thế hệ sau và tất nhiên, họ không điên gì mà gửi con cái qua Cuba, Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên để du học. Các cô các cậu được học ở những truờng tốt nhất phương tây và sau đó về nuớc, được trang bị các loại lý luận cộng sản tại các cơ sở của chế độ. Do vậy việc các thái tử đỏ có học vấn cao hơn các bố già là điều hiển nhiên.
Nếu coi „Quyền lực không được kiểm soát sẽ gây ra sự tha hóa khủng khiếp nhất“ thì trí thức được dùng vào việc tranh dành và bảo vệ quyền lực trong trường hợp của các cô cậu này sẽ tạo ra sự tàn bạo ở mức độ cao hơn thời cha chú. Vì cả cha chú họ và họ đều có chung một suy nghĩ: Nấp sau cái xác chết CNXH để làm giàu. Nhưng họ giỏi làm giàu hơn các bố già.
Tồng thống Syria Baschar al-Assad lên thay cha năm 2000 khi mới 35 tuổi, vốn là một trí thức du học lâu năm ở Anh, có bằng bác sỹ Y khoa, cũng đã từng tạo ra hy vọng về một Syria đổi mới, nay nổi tiếng là một tay đồ tể vì đã dùng bom bi và chất độc giết hại chính đồng bào mình, chỉ vì người Syria nhìn sang Tuynisia và Marocco, xuống đường đấu tranh đòi quyền tự do.
Nhìn sang Bắc Triều Tiên cộng sản, khi Kim Jong Un mới lên thay cha, đã có mhiều người hy vọng rằng cậu ấm du học Thụy Sỹ, biết nói tiếng Đức như tiếng mẹ đẻ, thích văn hóa châu Âu, sẽ làm dịu nỗi đau của dân tộc Triều Tiên. Hiện nay thì đến cả bậc thầy của khủng bố là giới chính trị Bắc Kinh cũng phải sợ sự tàn bạo của ông vua con này.
Khái niệm „vua con“ hay „thái tử đỏ“ thật ra là không chuẩn. Chế độ phong kiến với cơ chế cha truyền con nối đã tạo tính chính danh cho những kẻ kế nghiệp nên bắt buộc vua, thái tử, nhiếp chính vương v.v phải tuân thủ những quy định của triều đình và họ phải có những phẩm chất nhất định để đáp ứng tính chính danh đó. Còn trong các chế độ độc tài hiện đại, thể chế phong kiến bị lên án và buộc phải xóa bỏ nên các vụ truyền ngôi buộc phải tiến hành theo cách của các tập đoàn mafia
Những ví dụ của Kim và Assad cho thấy, quyền lực chuyển giao vào tay thế hệ kế cận bằng con đường bố già, mafia thường sẽ được bảo vệ bằng bạo lực bất tận và sẽ gây muôn vàn đau khổ cho mọi người liên quan.
Vậy mong ai đó còn nuôi hy vọng vào đám con em bố già này nên nghĩ lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét