Pages

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Trung Quốc đả kích 'hành động nguy hiểm' của Hải quân Mỹ ở Biển Đông

Chiến hạm USS Lassen hoạt động trong vùng biển quốc tế ở Mỹ Biển Đông.
                    Chiến hạm USS Lassen hoạt động trong vùng biển quốc tế ở Mỹ Biển Đông.


Tàu chiến USS Lassen

Loại tàu: Khu trục hạm có tên lửa dẫn đường Arleigh Burke, một trong số các khu trục hạm mạnh nhất từng được chế tạo

Kích thước: dài 155 mét (509 ft) với trọng tải khoảng 9 ngàn 200 tấn

Khí tài, phòng thủ: Gồm 2 máy bay trực thăm Seahawk; phi đạn Tomahawk, phi đạn chống tàu ngầm RUM-139 Asroc; sử dụng hệ thống phòng thủ Aegis

Vận tốc: 30 hải lý

Tên tàu: Trung tá Clyde Everett Lassen, phi công hải quân đầu tiên và chiến sĩ Hải quân thứ 5 được Huân chương Danh dự về sự can trường ở Việt Nam

Thủy thủ đoàn: Khoảng 320 người

Cảng nhà: Yokosuka, Nhật Bản

Nguồn: Hải quân Hoa Kỳ

 Trung Quốc lên án Hoa Kỳ đưa tàu chiến áp sát một hòn đảo mà Trung Quốc chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Bắc Kinh nói đây là một hành động ‘lên gân’ cực kỳ nguy hiểm trong các vùng biển là nơi qua lại của phân nửa hàng hoá toàn thế giới, trị giá hơn 5.000 tỉ đôla một năm.

Các giới chức Mỹ nói cuộc tuần tra của chiến hạm có trang bị tên lửa dẫn đường của Mỹ hôm nay để thực thi “quyền tự do hàng hải ” là hoàn toàn hợp pháp và thường lệ, chứ không có ý đặt nghi vấn về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Tàu khu trục USS Lassen được máy bay Mỹ tháp tùng, đã đi ngang qua vùng biển trong phạm vi 12 hải lý, tức 20 km, cách một bãi đá ngầm nhỏ mà Trung Quốc bồi đắp thành một đảo lớn hơn bằng các hoạt động nạo vét quy mô lớn.

Các giới chức Mỹ nói không xảy ra sự cố nào trong chuyến hải hành của tàu Lassen, và một tàu Trung Quốc theo dõi tàu Mỹ từ một khoảng cách an toàn.

Tuy nhiên một bài xã luận của hãng tin chính thức của nhà nước, Xinhua, nói rằng hành động của Mỹ là “một hành động ‘lên gân’ cố ý và có hại”, nhằm “khoa trương sức mạnh của Mỹ ngay trước cửa nhà của Trung Quốc, nhằm tái khẳng định sự hiện diện áp đảo của Washington trong khu vực”.

Tại Washington, Thượng nghị sĩ John McCain, một người được vinh danh là anh hùng thời chiến đã từng phục vụ trong Hải quân Mỹ và bị cầm giữ làm tù binh trong thời chiến tranh Việt Nam, tuyên bố động thái của Hải quân Mỹ là một cử chỉ lẽ ra phải làm từ lâu.

Thượng nghị sĩ McCain nói “Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động thách thức tự do hàng hải trên khắp vùng Á Châu-Thái Bình Dương, điều quan trọng hơn bao giờ hết là Mỹ phải bay ngang qua, điều tàu vào và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Biển Đông không thể là một ngoại lệ”.

Ông McCain kêu gọi phải thực hiện các cuộc tuần tiễu trên không và trên biển trong những tuần lễ và tháng sắp tới để minh định rõ “quyết tâm của Mỹ bảo vệ quyền tự do hàng hải”.

Các đồng minh của Mỹ trong khu vực hoan nghênh việc tàu Mỹ áp sát quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, mặc dù với những lời lẽ thận trọng hơn.

Các giới chức quân sự ở Washington nói việc tàu Mỹ tới gần bãi đá Subi trong Biển Đông không có liên hệ gì tới những vấn đề về chủ quyền các đảo tại đó, nơi Đài Loan, Việt Nam và Philippines đều tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.

Các nhà bình luận Trung Quốc thì đưa ra một kết luận hoàn toàn trái ngược, họ tuyên bố chuyến đi của tàu hải quân Mỹ là bất hợp pháp, vô trách nhiệm và nguy hiểm, và hành động đó đã phá vỡ ‘cam kết của Washington không ngả về phe nào trong các cuộc tranh chấp Biển Đông”.

Một thông báo do Xinhua phổ biến ở Bắc Kinh có chữ ký của hai thông tín viên của hãng tin này, có đoạn viết “Với hàng ngàn tỉ đôla hàng hoá qua lại vùng biển này mỗi năm, Biển Đông là một hải lộ thiết yếu cho thương mại toàn cầu và cho sự phát triển của Trung Quốc. Bắc Kinh không có lý do gì để gây phiền phức có thể chận lại một trong các tuyến thương mại ‘huyết lộ’ của Trung Quốc.

Steve Herman

(VOA)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét