Pages

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Ông Tập thăm Việt Nam: Báo chí nói gì?

Image copyrightNguyen Huy Kham Reuters
Image captionÔng Tập Cận Bình thăm Việt Nam
Phát biểu chiều thứ Năm 5/11, ngày đầu trong chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói: "nguyện cùng Việt Nam nhìn về đại cục, hướng về lâu dài, tôn trọng lẫn nhau".
Hãng thông tấn Reuters mô tả chuyến thăm là “ấm áp”: “Dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không được đón bằng cỗ xe mạ vàng hay mời bia trong quán pub của thủ tướng khi đến Việt Nam, nhưng một màn đón tiếp ấm áp đã sẵn sàng bởi cả hai bên đều tìm kiếm một cách sửa chữa mối quan hệ sau một căng thẳng năm ngoái”

“Với nhiều hồ nghi, các chuyên gia nói chuyến thăm Việt Nam của ông Tập,” cho ông ta cơ hội hàn gắn các vết thương và nhắc nhở các lãnh đạo Đảng rằng Bắc Kinh có rất nhiều thứ dành cho họ.”
“Đằng sau những nụ cười sắp đặt và những cái bắt tay nồng ấm, nhiều thứ còn phụ thuộc vào chuyến thăm của ông Tập trong bối cảnh phải cạnh tranh với Washington và chưa rõ ai sẽ trở thành lãnh đạo của Việt Nam sau kỳ đại hội Đảng này,” Reuters bình luận.
Trong khi đó hãng tin AFP nói về các cuộc biểu tình chống ông Tập đến Việt Nam diễn ra tại TP.HCM và Hà Nội:
“Biểu tình hiếm khi diễn ra trong chế độ độc đảng ở Việt Nam nhưng trong những năm gần đây nhà cầm quyền cũng đã chấp nhận một số ít các cuộc biểu tình chống lại đồng lại đồng minh Trung Quốc của mình. ”
Image copyrightFacebook Cafe Dan chu
Image captionNgười biểu tình tại Việt Nam chống chuyến thăm của ông Tập
Tân Hoa Xã nhận định chuyến thăm của ông Tập là “chuyến thăm cao cấp trong các trao đổi ngoại giao thường lệ, vì hai nước đã cùng thấy một mối quan hệ gần gũi hơn sau khi quan hệ rơi xuống thấp điểm năm ngoái vì sự kiện ở Nam Hải (Biển Đông).”
Hãng tin này cũng nói, chuyến thăm nhằm "hạ nhiệt những xung đột trong vùng dựa trên nguyên tắc" hai nước láng giềng có khả năng và ý chí để tôn trọng sự khác biệt" và họ không nên để thế giới bên ngoài can thiệp vào.”
Một bài bình luận trên Tân Hoa Xã viết: "Bắc Kinh và Hà Nội không bao giờ nên đánh mất tự tin khi phải đối mặt với những gáo nước lạnh hay để bùn vấy bẩn mối quan hệ này. Họ cũng không nên cho phép các quan điểm hạn hẹp và ý đồ xấu làm lầm lạc đám đông dẫn đến vực thẳm đối đầu không lường trước được."
Image copyrightAFP
Image captionQuan hệ Việt - Trung căng thẳng giờ đang được "hâm nóng" lại
Tờ China Daily gọi việc đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc là "cách tiếp cận đúng". Tờ này cũng miêu tả ông Nguyễn Phú Trọng "nhấn mạnh rằng tình bạn hai nước đã phát triển nhiều năm và đồng ý kiểm soát hiệu quả những tranh chấp với Trung Quốc".
Trang tin này cũng cho biết sau cuộc gặp, lãnh đạo hai nước cùng chứng kiến nhiều thỏa thuận thương mại được ký kết. Trong đó, Bắc Kinh và Hà Nội sẽ triển khai một hệ thống đường sắt nối Hà Nội với Lào Cai - một tỉnh biên giới với Trung Quốc, và ở Hải Phòng. Tuyến đường sắt dài khoảng 381km, với vốn đầu tư 4,4 triệu USD.
Báo Japan Times của Nhật dẫn lời giới quan sát nói chuyến thăm hai ngày của ông Tập nhiều khả năng không đạt được nhiều tiến bộ trong căng thẳng chủ quyền lãnh thổ.
“Cá nhân tôi nghĩ khó giải quyết được các tranh chấp chủ quyền khi Việt Nam và Trung Quốc vẫn duy trì lập trường của họ,” ông Dương Danh Dy, cựu Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói với Quốc hội trước giờ ông Tập Cận Bình đến thăm và phát biểu trước Quốc hội Việt Nam hôm 6/11:
"Tôi mong dù còn có ý kiến khác nhau nhất định nào đó nhưng đón khách đến nhà chúng ta cần tỏ thái độ hiếu khách và ứng xử văn hóa".
"Đề nghị các đại biểu Quốc hội đón tiếp khách đến nhà với tinh thần như thế. Chúng ta trao đổi rất nghiêm túc, thẳng thắn về các vấn đề nhưng rất thiện chí," ông Hùng nói.
Dường như Đài truyền hình Việt Nam không truyền trực tiếp sự kiện này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét