Pages

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Phạm Quang Nghị “rớt” bí thư thành ủy: phái “thân Trung” suy giảm?

Chính trường Việt Nam đang diễn ra vài động thái đáng chú ý. Ngay trước thời điểm ngày 5/11 Tập Cận Bình “thăm tứ trụ” ở Hà Nội, đại hội đảng bộ thủ đô đã xác định “không có tên ông Phạm Quang Nghị trong chức vụ bí thư thành ủy”. Điều đó cũng có nghĩa là ông Nghị không những không trúng bí thư, mà còn có thể bị gạt ra khỏi Bộ chính trị tại đại hội đảng 12 - dự kiến tiến hành vào đầu năm 2016.
Cựu bí thư Phạm Quang Nghị (bên trái)
Tại buổi họp báo thông tin kết quả ngày làm việc thứ hai của Đại hội Đảng bộ Hà Nội khóa XVI, trả lời câu hỏi của báo chí về việc phân công nhiệm vụ với ông Phạm Quang Nghị, ông Nguyễn Văn Phong, ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết “Theo quyết định của Bộ Chính trị, đồng chí Phạm Quang Nghị sẽ phụ trách Đảng bộ TP Hà Nội. Còn điều hành Đảng bộ TP sẽ do tập thể Thường trực Thành ủy khóa XVI, gồm 4 đồng chí phó bí thư vừa được bầu của Ban chấp hành khóa XVI điều hành".

Bị xem là một nhân vật mang đường lối “thân Trung”, sự việc bí thư Phạm Quang Nghị có thêm từ “cựu” phía trước có thể phản ánh động thái giới bảo thủ Việt Nam lo ngại việc tiếp tục duy trì vị thế của nhân vật này sẽ gây nên nhiều phản ứng từ dư luận xã hội, và đặc biệt từ một số giới chức trong đảng, nhất là thành tích chỉ đạo hoàn toàn không có gì vẻ vang của ông Nghị trong thời gian giữ chức bí thư thành ủy Hà Nội.
Nếu liên hệ vấn đề của ông Phạm Quang Nghị với trường hợp của ông Lê Thanh Hải - cựu bí thư thành ủy TP.HCM, có thể nhận ra khi cả hai ông Nghị và ông Hải đều rơi vào tình cảnh "Bộ chính trị không cho bầu bí thư". Từ trước tới nay, ông Lê Thanh Hải cũng bị dư luận đồn đoán về “gốc Hoa”.  
Theo một quan chức đảng về hưu nhiều kinh nghiệm, dù mang tiếng là ủy viên bộ chính trị chỉ đạo TP.HCM, nhưng về thực chất ông Lê Thanh Hải đang "ngồi chơi xơi nước".
Tuy nhiên ông Nghị xem ra còn thua kém cả ông Hải vì sau khi không trúng bí thư thành ủy, ông này chỉ được "phụ trách đảng bộ Hà Nội", trong khi trước đó ông Hải còn được phân công "chỉ đạo TP. Hồ Chí Minh".
Trong khi đó, chẳng mấy ai hiểu rõ việc đảng bộ Hà Nội được "phụ trách" bởi ông Phạm Quang Nghị, và được "điều hành" bởi tập thể thường trực thành ủy - cái nào cao hơn và mang tính thực chất hơn.
Bị đặt ra ngoài vòng thông lệ luôn bầu bí thư thành ủy của những kỳ đại hội trước đây, cả hai ông Phạm Quang Nghị và Lê Thanh Hải đều có vẻ đang chơi vơi số phận chính trị trước đại hội 12.
Tại đại hội 12, nếu không xảy ra "đột biến", nhiều khả năng cả ông Nghị và ông Hải đều phải chấp nhận "về vườn".
Vào những ngày này và liên quan đến chuyến công du Việt Nam của Tập Cận Bình, trong dư luận đang diễn ra hai đồn đoán trái chiều: một là phe “thân Trung” trong đảng vẫn còn mạnh và vẫn đang nắm thế chi phối, nhất là khi để họ Tập phát biểu trước Quốc hội – sự kiện chưa từng có tiền lệ. Nhưng một dư luận khác lại cho rằng có thể động thái “ngưng chức bí thư” đối với hai nhân vật Lê Thanh Hải ở Sài Gòn và Phạm Quang Nghị ở Hà Nội cho thấy khả năng Tập Cận Bình tác động đến nội bộ nhân sự cao cấp của Việt Nam trước đại hội đảng 12 là không đáng kể.
Lê Dung / SBTN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét