Pages

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Phạm Đình Trọng (Danlambao) - ...Đến Paris, đến với thế giới, đến với Nhân loại nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn chỉ biết có lãnh tụ của mình, hối hả mang hoa đến lãnh tụ của đảng mình là thứ chính trị nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ biết có đảng chính trị của mình, không biết đến con Người, không biết đến loài Người, không biết đến thời đại. Đảng chính trị thực chất chỉ là công cụ, là phương tiện để giành quyền lực, để có quyền lực. Thứ chính trị chỉ vì quyền lực, chỉ đế có quyền lực, không vì con Người làm sao có thể là thứ chính trị nhân đạo, làm sao có thể bền vững!... * Cuối tháng 11. 2015 không khí tang tóc còn đang bao trùm thủ đô nước Pháp sau vụ khủng bố đẫm máu đêm 13.11.2015 nhằm vào dân lành Paris giết chết hơn 150 dân thường. Cuối tháng 11. 2015, cả thế giới còn đang hướng về nước Pháp, hướng về Paris, chia sẻ đau buồn với người dân Pháp. Ngày cuối cùng của tháng 11 tang tóc đó của Paris, của nước Pháp, cùng với 150 người đứng đầu nhà nước trên khắp thế giới đến Paris tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từ sân bay Orly đến thẳng nhà hát Bataclan, quận 11 trung tâm thủ đô Paris, trung tâm của nỗi đau Paris 13.11.2015, cúi mình tưởng niệm 118 người dân trong nhà hát Bataclan bị khủng bố xả súng giết hại đêm 13.11.2015. Ảnh: Reuters Cũng thời điểm đó, Thủ tướng của nhà nước cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đến Paris liền cùng đoàn tùy tùng từ sân bay Charles de Gaulle vội vã đi thẳng một mạch gần 20 km bỏ qua thủ đô Paris, bỏ qua nỗi đau Paris 13.11.2015, đến vườn hoa của thành phố Montreuil, ngoại ô Paris đặt giỏ hoa trước bức tượng nhỏ nửa thân Hồ Chí Minh chỉ cao 50 cm trên trụ đá cao 1,5m. Ảnh: Internet Tổng thống Barack Obama mang hoa đến viếng ở Bataclan nơi dân lành Paris bị khủng bố giết tàn bạo nhất, khủng khiếp nhất, đẫm máu nhất và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng mang hoa đến viếng Hồ Chí Minh đều là hành xử rất chính trị. Nhưng là hai thứ chính trị khác hẳn nhau. Đặt chân đến Paris, Tổng thống Barack Obama đến ngay nơi người dân Paris bị khủng bố tàn sát là thứ chính trị vì con Người, hướng đến con Người, thứ chính trị cao cả, chân chính, bền vững của mọi thời đại, mọi dân tộc. Tổng thống Barack Obama nghiêng mình, cúi đầu trước nỗi đau của người dân Paris, trước nỗi đau của con Người. Trong dáng nghiêng mình của Obama có vóc dáng lớn lao của loài Người.. Đến Paris, đến với thế giới, đến với Nhân loại nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn chỉ biết có lãnh tụ của mình, hối hả mang hoa đến lãnh tụ của đảng mình là thứ chính trị nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ biết có đảng chính trị của mình, không biết đến con Người, không biết đến loài Người, không biết đến thời đại. Đảng chính trị thực chất chỉ là công cụ, là phương tiện để giành quyền lực, để có quyền lực. Thứ chính trị chỉ vì quyền lực, chỉ đế có quyền lực, không vì con Người làm sao có thể là thứ chính trị nhân đạo, làm sao có thể bền vững! Đứng giữa đám tùy tùng trước bức tượng đá Hồ Chí Minh trong vườn hoa Montreuil hiu quạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thật lạc lõng với thế giới, lạc lõng với thời đại, càng lạc lõng với loài Người! Người lãnh đạo đất nước lạc lõng thì cả dân tộc lạc lõng! 01/12/2015 Phạm Đình Trọng danlambaovn.blogspot.com

Phương Thảo dịch (VNTB) Trong các hiệp định thương mại, không có gì khó khăn để tìm ra ai sẽ là người được hưởng lợi lớn, theo tác giả Carl Delfeld trong bài viết trên wallstreetdaily.



Thường các nước kém phát triển nhất trong nhóm được hưởng lợi vì họ không có gì nhiều để mất và lại đạt được nhiều nhất. Tuy nhiên với một số các lĩnh vực nhất định, nhiều quốc gia phát triển hơn có thể cũng có được phần lợi lộc.

Dẫn đầu nhóm...

Ví dụ New Zealand đã sẵn sàng để tiến về phía trước.

Sữa xuất khẩu của New Zealand chiếm 35% thế giới, vì vậy về cơ bản là " Ả Rập Saudi của sữa." Toàn bộ 37% diện tích đất của New Zealand được dành cho sản xuất nông nghiệp với đóng góp 48% vào tổng kim ngạch xuất khẩu. 90% sản phẩm nông nghiệp được xuất khẩu.

Rõ ràng tôi không phải là người duy nhất nghĩ New Zealand là một nơi đặc biệt từ góc độ rủi ro – lợi nhuận. Nhiều người trong số những người giàu nhất thế giới, những người có nguồn lực để đi bất cứ nơi nào và mua bất cứ thứ gì, đã âm thầm lập lối thoát hiểm ở đó.

Hai quốc gia được hưởng lợi lớn khác của TPP trong khu vực Đông Nam Á - Malaysia và Việt Nam, vẫn còn thiếu các hiệp định thương mại song phương với bốn nước trong hiệp ước, trong đó có Hoa Kỳ.

Cả hai nước này tin rằng khoảng một phần ba thương mại quốc gia sẽ được đưa vào thị trường các thành viên hiệp định TPP, và ngân hàng Hoa kỳ Merrill Lynch ước tính rằng TPP sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Malaysia lên khoảng 10% và của Việt Nam tăng 30%.

Và người chiến thắng là…

Trong khi Nhật Bản và Mỹ sẽ đạt được sự tăng trưởng kinh tế khiêm tốn khi thỏa thuận này có hiệu lực, quốc gia thắng lớn sẽ là Việt Nam. Theo báo cáo của UBS, TPP có khả năng thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng 14% trong vòng năm năm tới.

Đất nước này có 93 triệu đang bùng nổ với năng lượng trẻ, với 50% công dân am hiểu công nghệ ở độ tuổi dưới 30. Lương công nhân nhà máy sản xuất chỉ bằng 60% của Trung Quốc, đó là lý do tại sao Samsung cho sản xuất phân nửa điện thoại di động ở đây.

Khoảng 20% GDP của Việt Nam là do đầu tư nước ngoài đem lại, và có khả năng sẽ tăng cao hơn nữa. Vì vậy, từ đầu năm 2015 đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng đáng kinh ngạc lên mức 53%, hầu hết hướng đến các ngành sản xuất.

Sự bùng nổ tiêu dùng cũng đang diễn ra. Hiện giờ chỉ có 1,7% người Việt Nam sở hữu một chiếc xe hơi; trong khi ở Thái Lan con số đó là 40%.

Việt Nam cũng có GDP bình quân đầu người thấp nhất trong số các nước thành viên TPP:1.900 đô la. Peru là quốc gia có GDP thấp thứ hai với mức 6.800 đô la.

Việt Nam sẽ trở thành một điểm đến cho ngành sản xuất công nghiệp đòi hỏi lao động có mức lương thấp để cạnh tranh. Nhóm ngành cần lương giá rẻ như may mặc, giày dép và dệt may, nên được hưởng lợi nhiều. Nhớm Á-Âu Eurasia ước tính rằng giày dép và may mặc xuất khẩu có thể sẽ tăng 50% trong vòng 10 năm tới nhờ các hiệp định thương mại.

"Việt Nam đã có bước tăng rất lớn trong ngành sản xuất hàng may mặc và giày dép, và các thỏa thuận sẽ giúp thúc đẩy lợi thế so sánh Việt nam khi các nhà máy di chuyển từ Trung Quốc sang, tạo ra nhiều việc làm hơn và thúc đẩy chuyển giao công nghệ", Johanna Chua, một nhà kinh tế tại Citigroup cho biết.

Điều này giải thích lý do tại sao hàng xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp ba lần theo đồng đô la Mỹ kể từ năm 2007 và xuất khẩu sang các thị trường Bắc Mỹ đã tăng lên 30 lần kể từ năm 2000. 

Hiệp định TPP nên giảm bớt sự phụ thuộc của khối này vào thị trường Trung Quốc và mở rộng sang các thị trường như Canada và Mexico.

Trong khi đó, tình hình vĩ mô của Việt nam đã được cải thiện rõ rệt.
Một vài năm trước đây , lạm phát ở mức 20% , nhưng bây giờ xuống chỉ còn 2%. Lãi suất đã giảm từ 15% xuống còn 6%, thị trường bất động sản đã ổn định và tín dụng tăng trưởng.

Mặc dù có sự tiến bộ này, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn khá cao và việc trao đổi hiện tại chỉ gấp tám lần thu nhập.

Ngoài ra , giá trị thị trường hiện tại của tất cả các công ty niêm yết tại Việt Nam chiếm 30% GDP, trong khi Thái Lan và Philippines đang giao dịch ở mức 95% và 115%.

Những khoảng cách này sẽ không kéo dài mãi, vì vậy hãy hành động bằng cách pha trộn các quỹ ETF của Market Vectors Việt Nam ( VNM ) vào danh mục đầu tư toàn cầu. Với nhóm cổ phiếu hàng đầu nặng ký, 10 cổ phần hàng đầu của Quỹ ETF chiếm đến 60% tổng số cổ phần.

Đừng chờ đợi quá lâu. Quỹ ETF này đã tăng vọt trong khi các cuộc đàm phán TPP diễn ra, nhưng có rất nhiều khoảng không để phát triển.


Hãy đầu tư cho tốt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét