Pages

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Thủy điện VN: Báo cáo gần trăm tỷ VND 'thiếu tin cậy'

Báo cáo “Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính Mekong” trị giá 4,3 triệu USD (hơn 96 tỷ VND) của Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam bị các nhà khoa học đánh giá là "thiếu tin cậy".
Ông Lê Anh Tuấn, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần Thơ chỉ ra những sai sót quan trọng như: báo cáo này chỉ ghi nhận Trung Quốc chỉ có sáu đập thủy điện trên dòng chính, và đập Mạn Loan được liệt kê và tính lặp lại đến... hai lần.

Trong khi đó, một báo cáo của tổ chức International Rivers cho thấy Trung Quốc đã có kế hoạch cho tám đập thủy điện trên dòng chính sông Lan Thương (tên gọi Mekong ở Trung Quốc).
Trong bản nhận xét về báo cáo này, giáo sư Nguyễn Ngọc Trân phân tích số liệu mà báo cáo sử dụng là từ trạm thủy văn Chiang Saen của Trung Quốc là hành vi "xây lâu đài trên cát" và "vạn bất đắc dĩ".
Image copyrightOther
Image captionTrong báo cáo khoa học trị giá 4,3 triệu USD, số lượng đập thủy điện tại Trung Quốc bị đếm sai
Hiện nay, khi nghiên cứu về tác động của thủy điện dòng chính, hầu hết số liệu các quốc gia tiểu vùng sông Mekong có được chỉ hoàn toàn dựa vào Trung Quốc cung cấp.
Một chi tiết bị các nhà khoa học chất vấn đó là báo cáo không tính đến tác động của biển đối với đồng bằng sông Cửu Long.
Trên thực tế, những năm gần đây, tình trạng ngập mặn thường xuyên xuất hiện tại khu vực này và được báo chí trong nước tường thuật, đe dọa tới nông nghiệp cùng với hiện tượng không có nước lên theo mùa.

'Đơn giản hóa' nguy cơ thủy điện?

Ông Nguyễn Hữu Thiện, một nhà nghiên cứu từ đại học Cần Thơ nói bản báo cáo “thiên về đơn giản hóa vấn đề” và “đánh giá thấp các tác động” với đồng bằng sông Cửu Long.
Nhận xét về báo cáo, ông Thiện viết “MDS rất mẫn cán trong việc kể lợi ích của thủy điện, dù lợi ích rất nhỏ (3.9 tỉ VND) trong khi nhiều mảng tác động khác bị bỏ qua và có nhiều kết luận trong báo cáo MDS là không có tác động hoặc tác động không đáng kể.”
Một nguồn tin của BBC Tiếng Việt cho biết, nếu được thông qua, báo cáo này sẽ trở thành căn cứ khoa học để các bên liên quan dựa vào khi có quyết định xây dựng hay tác động đến dòng chính sông Mekong trong tương lai.
Image captionNhiều yếu tố như biển, con người đã không được báo cáo DHI xem như có tác động đến dòng sông Mekong
Báo cáo này được trình bày trong một hội nghị quốc tế về sông Mekong tổ chức ở Việt Nam tháng 12/2015, có thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam, ông Nguyễn Thái Lai tham dự.
Khi được báo Tuổi Trẻ chất vấn về việc dùng sai số liệu, số liệu cũ trong báo cáo khoa học trị giá 4,3 triệu USD này, ông Nguyễn Thái Lai nói "Những phản ảnh trên chúng tôi tiếp thu, kiểm tra lại nhưng chúng ta phải tin những nghiên cứu của chúng ta."
Kinh phí 4,3 triệu USD cho bản báo cáo này được chính phủ Việt Nam chi cho tập đoàn DHI của Đan Mạch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét