Pages

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Trung Quốc không muốn Thủ tướng Nhật nêu Biển Đông tại thượng đỉnh Seoul

mediaDương Khiết Trì và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Tokyo ngày 14/10/ 2015.Reuters
Hôm nay, 31/10/2015, Trung Quốc tuyên bố chống lại ý định của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nêu vấn đề Biển Đông trong cuộc hội đàm giữa ông với Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Seoul ngày mai.

Lần đầu tiên hải quân Mỹ-Nhật tập trận chung ở Biển Đông

mediaHàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt tại căn cứ hải quân Changi ở Singapore, 24/10/2015.REUTERS/Edgar Su
Theo báo chí Nhật, hải quân Nhật Bản và hải quân Mỹ hiện đang tập trận chung ở vùng Biển Đông. Đây là cuộc tập trận chung song phương đầu tiên giữa hai nước ở vùng biển này, diễn ra chỉ vài ngày sau khi Hoa Kỳ đưa chiến hạm vào khu vực 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở quần đảo Trường Sa.

Biển Đông : Tên lửa siêu âm Trung Quốc khiến nguy cơ xung đột với Mỹ gia tăng

mediaMột tên lửa loại YJ (Ưng Kích) của Trung Quốc.DR
Nguy cơ xung đột vũ trang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Trung Quốc ở Biển Đông gia tăng cùng với mức độ ngày càng tinh vi của các tên lửa bắn từ tàu ngầm của Trung Quốc. Đó là cảnh báo được đưa ra trong một báo cáo mới, vừa được gởi lên Quốc hội Hoa Kỳ ngày 28/10/2015.




Theo báo cáo của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung, loại tên lửa phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc, được biết dưới cái tên YJ-18 (Ưng Kích 18), là một mối đe dọa thật sự, bởi vì tên lửa này trước khi chạm mục tiêu sẽ tăng tốc lên vận tốc siêu âm, cho nên sẽ rất khó cho thủy thủ đoàn của Mỹ bảo vệ chiến hạm của họ. 

Việt Nam nói về vụ kiện Trung Quốc

Image copyrightAFP
Image captionNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình
Việt Nam lại tuyên bố 'ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình' sau khi Tòa trọng tài quốc tế nói đủ thẩm quyền thụ lý đơn kiện của Philippines.
Tòa Trọng tài Thường trực đặt tại The Hague, Hà Lan, hôm 29/10 phán quyết rằng họ có đủ thẩm quyền để xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới Biển Đông.
Tòa này đã bác luận điểm của Trung Quốc rằng đây là tranh chấp về chủ quyền và vượt ra ngoài thẩm quyền của tòa.

Đài Loan 'không công nhận phán quyết' vụ kiện TQ

Image copyrightAP
Image captionĐài Loan cũng có tranh chấp chủ quyền với Nhật và Trung Quốc ở vùng biển Hoa Đông
Đài Bắc tuyên bố không công nhận phán quyết trọng tài vụ xử tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa Philipines và Trung Quốc, hãng thông tấn Central News Agency (CNA) của Đài Loan loan tin.
Chính phủ Đài Loan hôm thứ Bảy 31/10 nói sẽ không có chuyện họ thừa nhận hay chấp nhận phán quyết của cơ quan trọng tại quốc tế hiện đang xem xét đơn kiện của Philippines.

Tuyên bố ủng hộ Chính Phủ Hoa Kỳ điều tầu chiến tuần tra các đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm giữ bất hợp pháp trên biển Đông

Blog RFA

LS Nguyễn Văn Đài

Các tổ chức Xã hội Dân sự, Chính trị độc lập và các công dân Việt Nam

Hà nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015.
Kính gửi: Chính Phủ Hoa Kỳ
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Chúng tôi, các tổ chức XHDS, Chính trị độc lập cùng với các cá nhân ký tên dưới đây bày tỏ sự ủng hộ Chính phủ Hoa Kỳ trong hành động điều tàu chiến tới tuần tra trong khu vực lãnh hải 12 hải lý tại các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang chiếm giữ bất hợp pháp của Việt Nam.

Ngân sách cạn kiệt: Lịch sử sẽ phán xét vẻ lạc quan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành
31-10-2015
Lời giới thiệu: Trong thời gian gần đây, các chuyên gia, kinh tế – tài chính, dư luận xã hội, một số người điều hành nến kinh tế đất nước đã bày tỏ quan ngại về ngân sách quốc gia đang cạn kiệt. Nợ công ngày càng gia tăng gây sức ép nặng nề lên nền kinh tế. Mới đây chính phủ vay thêm 30.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước, tiếp đó vay thêm 1 tỷ đôla của ngân hàng Vietcombank, rồi bán trái phiếu, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp lớn. Mỗi người Việt Nam hiện đang gánh hơn 1.000 đôla nợ công.
Và như chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định: “Việc ngân sách cạn kiệt là chỉ dấu sau một quá trình quản lý nhà nước không hiệu quả”.
Và trong dư luận cũng đã đưa ra nhận xét là gần như cái gì ở Việt Nam mà chính phủ của Thủ tướng Dũng làm bây giờ cũng dùng tiền đi vay.

Phùng tướng công lại múa rối

Phùng tướng công đã lập lại câu nói của Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn rằng: Trung Quốc có phát triển lớn mạnh đến đâu cũng không xâm lấn nước láng giềng.
Để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình được suôn sẽ và nhất là tạo sự an lòng cho Bắc Kinh về thái độ “khấu tấu” của Hà Nội không thay đổi, Bộ chính trị CSVN lại cho Phùng tướng công tái xuất giang hồ sau thời kỳ bị giam lỏng từ tháng 7 đến tháng 10 vừa qua.

Tái xuất đầu tiên của Phùng tướng công là dẫn một phái đoàn quân sự CSVN sang Trung Quốc dự Hội nghị bán chính thức giữa Bộ trưởng quốc phòng khối ASEAN với Trung Quốc lần thứ 5 diễn ra từ ngày 16-18 tháng 10.

Trong dịp tái xuất này, trả lời phỏng vấn của đài Truyền Hình Việt Nam tại Bắc Kinh, Phùng tướng công đã lập lại câu nói của Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn rằng: Trung Quốc có phát triển lớn mạnh đến đâu cũng không xâm lấn nước láng giềng.

THƯ MỜI DỰ MÍT TINH VÀ HỘI THẢO VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VN


CHƯƠNG TRÌNH MINH TRIẾT LÀM CHỦ BIỂN ĐÔNG
VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA BIỂN
VIỆN NGIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ PHÁT TRIỂN

Thư Mời

Trân trọng kính mời quý Anh, Chị tham dự cuộc mít tinh-hội thảo với chủ đề: 
Lịch sử Chủ quyền Biển Đảo của Việt Nam

Vào hồi 8 giờ 30 ngày 4-11-2015 (thứ Tư), tại 35 Điện Biên Phủ (Viện SENA) Hà nội.
 
Vui mừng được đón tiếp.

T/M Ban Tổ chức: Nguyễn Khắc Mai - Giám đốc Trung Tâm Minh Triết.
Chủ nhiệm Chương Trình MTLCBĐ.
Hà nội ngày 30-11-2015

Võ Xuân Sơn: SAU 40 NĂM, VN VẪN CHỈ LÀ QUÂN CỜ TRÊN BÀN CỜ

FB Võ Xuân Sơn
 
LO LẮNG


Tôi cho rằng các tác giả của những bài báo này lo đúng cái cần lo, nhất là sau khi Tập Cận Bình được Hoàng gia Anh đón tiếp trọng hậu. Chắc chắn rằng Mỹ sẽ không muốn xảy ra chiến tranh vào lúc này, và nhà cầm quyền Trung quốc thì vẫn luôn là những kẻ gian giảo, xảo quyệt.
 

Vấn đề là Việt nam đã chuẩn bị gì cho những tình huống có thể xảy ra chưa? Sự việc xảy ra ngay giữa lúc vấn đề nhân sự đang căng thẳng. Rất có thể diễn biến của sự việc trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến những sắp xếp nhân sự ở Việt nam trong những ngày sắp tới. Dù gì thì cũng mong Ban Lãnh đạo của Việt nam vẫn dành thời gian cho Biển Đông trong những ngày nóng bỏng này.

Trung Quốc hiện nay có phải quốc gia Đảng Cộng sản không?

Khi người phỏng vấn của kênh Channel 4 News hỏi: “Liệu có thể chọn một Đảng khác quản lý Trung Quốc được không?” Vị Đại sứ biện luận rằng, ĐCSTQ là “lãnh đạo tốt”, “tại sao phải thay đổi?” (Ảnh: uk.news.yahoo)
Khi người phỏng vấn của kênh Channel 4 News hỏi: “Liệu có thể chọn một Đảng khác quản lý Trung Quốc được không?” Vị Đại sứ biện luận rằng, ĐCSTQ là “lãnh đạo tốt”, “tại sao phải thay đổi?” (Ảnh: uk.news.yahoo)

Gần đây, ông Đại sứ Trung Quốc trú tại Anh là Lưu Hiểu Minh khi trả lời phỏng vấn của kênh Channel 4 News đã công khai phủ nhận Trung Quốc là quốc gia Cộng sản, thậm chí còn so sánh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với Đảng đang nắm quyền ở Anh. Thông tin này khiến mọi người bàn tán sôi nổi trên mạng, mạng Sina sau đó phải cho khóa mục bình luận.

Vào hạ tuần tháng 9, Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc còn cao giọng hô khẩu hiệu“Chúng tôi là những thế hệ kế tiếp của Chủ nghĩa Cộng sản”, họ dùng rất nhiều những từ ngữ quen tai, nào là phục hưng dân tộc, dân chủ phú cường, văn minh hài hòa… Dĩ nhiên những ai hiểu rõ về ĐCSTQ đều biết, thường thì trong thực tế thiếu cái gì thì ĐCSTQ mới nêu cao cái đó. Có thể thấy, Trung Quốc hiện nay đã bị nền chính trị độc tài Cộng sản làm cho thương tích đầy mình, dân tình khốn khổ.

TPP sẽ gây chia rẽ ở châu Á?

Nếu TPP có hiệu lực thì sẽ có một giả định dường như không thể lay chuyển là: TPP là nền tảng đối với sự can dự tiếp tục của Mỹ vào châu Á và sẽ đảm bảo sự ổn định trong một khu vực bị chi phối ngày càng nhiều bởi chủ nghĩa dân tộc, tranh chấp lãnh thổ và chủ nghĩa quân phiệt.

1a.jpg

Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) khó có thể được coi là động lực cho sự ổn định. Thực tế cho thấy các thỏa thuận thương mại luôn tạo ra "kẻ thắng người thua" nên không có gì ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều ý kiến lo ngại rằng TPP sẽ không được tất cả 12 nước thành viên phê chuẩn. Tuy nhiên, nếu hiệp định này có hiệu lực thì sẽ có một giả định dường như không thể lay chuyển là: TPP là nền tảng đối với sự can dự tiếp tục của Mỹ vào châu Á và sẽ đảm bảo sự ổn định trong một khu vực bị chi phối ngày càng nhiều bởi chủ nghĩa dân tộc, tranh chấp lãnh thổ và chủ nghĩa quân phiệt. Đến nay, các nhà lập pháp Mỹ đang tập trung cao độ vào những tác hại cũng như lợi ích mà TPP có thể mang lại. Trong số những người bày tỏ thái độ hoài nghi về những lợi ích kinh tế của TPP có Thượng nghị sĩ Orrin Hatch, Chủ tịch Ủy ban Tài chính đầy quyền lực của Thượng viện. Hiện vẫn chưa có gì đảm bảo rằng quốc hội Mỹ sẽ thông qua TPP. Điều chắc chắn là khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tăng tốc, các mặt lợi và hại của một thỏa thuận thương mại lớn sẽ trở thành một chủ đề nóng bỏng.

Bùi Văn Bồng - Thâm hụt ‘tính chính danh’ của đảng cầm quyền


Tuy số lượng đảng viên đảng CSVN hiện nay khá đông (khoảng trên 3,6 triệu), nhưng vẫn bị coi là ‘thâm hụt về số lượng’. Bởi vì cái số lượng (số đông) không phát huy được sức mạnh, mà ‘sức mạnh lãnh đạo của một chính đảng tùy thuộc vào uy tín (của chính danh đó), và nhất là khối đoàn kết trong đảng, trong đó nổi bật là sự nỗ lực của mỗi  thành viên trong đảng (đảng viên) ‘mục tiêu chung’.

Nhưng, thực tại của đảng CSVN hiện nay là: đảng viên già, hưu trí, CCB chiếm ít nhất tới trên 80%, hết tuổi công tác, đã xong cống hiến, chẳng qua sinh hoạt cho ‘có vì’, giữ lấy cái ‘danh dự vốn đã tự hào một thời’ và hưởng lương hưu. Có đảng bộ khu phố 156 đảng viên, nhưng chỉ có 12 đảng viên trẻ, còn lại là CCB, hưu trí. Có đảng bộ cấp xã nông thôn với 230 đảng viên, nhưng chỉ có 18 đảng viên trẻ. Có những thanh niên đã phấn đấu để được kết nạp đảng viên, nhưng chi vài ba năm là bỏ đảng, chỉ lo làm ăn, lo phát triển kinh tế gia đình.

Khang Phan - Bị bắt về phường vì mặc áo No-U

Khang Phan
Chuyện những người mặc áo có in hình "LƯỠI BÒ" thể hiện chính kiến phản đối Trung Quốc bành trướng xâm lấn biển đảo Việt Nam bị công an đàn áp, bắt bớ, tù đầy từ nhiều năm nay cũ xưa như chuyện trái đất, chẳng mấy người còn lạ lẫm gì. Dù biết rằng: Nói về gì mà có hình bóng cá nhân vào cũng sẽ thiếu khiêm nhường. Nhưng một số bạn bè gọi điện thăm hỏi, đành có vài dòng chia sẻ để bạn đỡ mất thời gian và tiền cước.
12187947_10153329358734032_7179056512394148321_o.jpg
Tối qua 28/10 có giấy mời 4 anh em đi nhà hát lớn xem biểu diễn văn nghệ kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại giao Việt - Trung. Yên vị ở vị trí đẹp với áo NO-U (Bà Đầu Đinh chụp được hình) vừa qua tiết mục mở màn, gần chục an ninh thường phục xông vào cabin "mời" cưỡng bức bốn người về đồn công an Tràng Tiền để cấp trên đến làm việc. Tranh cãi nhau với đám an ninh và cảnh sát trực, rồi sau 15 phút trưởng đồn Hà Quyết Thắng cũng về với bộ thường phục "mời" làm việc:

Đoan Trang - Công an và côn đồ lại nhân danh "quần chúng" đánh blogger Gió Lang Thang

Đoan Trang
Blogger Gió Lang Thang
Gần chục thanh niên (có một người đàn ông trung niên) mặt mày hung ác đã đứng vây quanh cổng nhà blogger Gió Lang Thang (tên thật là Trịnh Anh Tuấn, 26 tuổi) vào chiều nay, 30/10/2015, để ngăn anh ra ngoài.
Vào khoảng 4h chiều, khi anh Tuấn cố gắng bước ra khỏi cổng, đám người này xô lại, đấm, tát, cào vào mặt anh. Gã đàn ông trung niên tên Mạc, có vẻ đang say xỉn, người đầy mùi rượu, vừa đánh anh Tuấn vừa luôn miệng chửi tục. Đáng chú ý là một viên an ninh thành phố, cùng công an phường tên Huy, cũng có mặt trong toán côn đồ và cũng tham gia vừa đánh vừa chửi. Anh Tuấn hỏi: “Các ông lấy quyền gì mà chặn tôi ra khỏi nhà tôi?”. Côn đồ đáp: “Đ.m., chúng tao thích chặn mày đấy!”.
Nhân vật Huy, công an phường Long Biên, còn nhiều lần hô hào, kêu người "đánh thằng Tuấn".

Đinh Tấn Lực - Tuyên Giáo Cau Mày Trợn Mắt

Đinh Tấn Lực
Trung Quốc xả lũ đầu nguồn.
Giới truyền thông xứ này không sống nhờ tin tức hay bình luận thời sự. Nó sống nhờ đảng. Không có đảng, nhà báo sẽ không có thẻ. Cũng như không có đảng, phụ nữ sẽ không có ngày” – ĐTL
Hà Nội mùa này vắng những trang tin.
Lý do không vì thiếu tin, mà vì có lệnh ém tin.
Tất nhiên, nguồn tin thì có nhiều, song nguồn lệnh chỉ một, duy nhất một, từ Tuyên Giáo Trung Ương (TGTW).
Lệnh, bao giờ cũng chia làm hai phần: cau mày và trừng mắt.

Cần thách thức Trung Quốc trên Biển Đông

4200


Việc Mỹ điều tàu vào giới hạn 12 hải lý quanh một trong những hòn đảo nhân tạo mới của Trung Quốc trên Biển Đông thể hiện sự can thiệp quân sự táo bạo nhất của nước này trong nhiều năm qua. Mỹ chưa từng thách thức tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc một cách mạnh mẽ đến như vậy kể từ khi Tổng thống Bill Clinton gửi một nhóm tàu chiến đến eo biển Đài Loan năm 1996 như một động thái hỗ trợ cho Đài Loan lúc đó đang bị Trung Quốc đe dọa.

Bước đi này được chào đón như một cử chỉ tượng trưng. Nhưng như thế chưa đủ. Nếu thực sự cần phản đối những diễn giải của Trung Quốc về luật quốc tế – vốn lúc nào cũng phục vụ cho những tham vọng bành trướng của nó – thì những thách thức đối với tuyên bố chủ quyền của nước này sẽ cần phải được lặp lại thường xuyên và phối hợp cùng các quốc gia khác.

Bùi Tín - Nguyên Trưởng ban biên giới “nguyện trải thảm đỏ … “

TS Trần Công Trục, người nguyện trải thảm đỏ đón TQ. Ảnh: báo GDVN
TS Trần Công Trục, người nguyện trải thảm đỏ đón TQ. Ảnh: báo GDVN
Ngày 28/10 vừa qua đã có cuộc Tọa đàm sôi nổi giữa trí thức trong và ngoài nước về cuộc khủng hỏang biển Đông, nhân sự kiện Hoa Kỳ cho tàu USS Lassen thâm nhập vùng biển quốc tế sát các đảo nhân tạo do TQ bồi đắp trong quần đảo Trường Sa.

Một số Giáo sư Tiến sỹ chỉ ra rằng đây là một hành động thăm dò, thách thức phản ứng của Bắc Kinh, còn là sự khẳng định mạnh mẽ quyền mọi nước được tự do hàng hải, dùng mọi vùng biển quốc tế chung, không ai có quyền độc chiếm sau khi bồi đắp các bãi đá thành đảo nhân tạo như TQ đã làm một cách phi pháp.

Mỹ - Trung đang "Đi Đêm" trên Biển Đông?

John Richardson, Tham mưu trưởng của Hải quân Hoa Kỳ và Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc

Reuters dẫn lời một quan chức hải quân Mỹ cho biết, đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng hải quân Mỹ, và người đồng cấp Trung Quốc, đô đốc Ngô Thắng Lợi, sau 90 phút họp bàn qua video trực tuyến ngày 29/10 đã nhất trí áp dụng các quy ước được thiết lập theo Bộ luật về những đụng độ bất ngờ trên biển (CUES). Sự thỏa thuận này diễn ra sau khi Trung Quốc bày tỏ sự tức giận khi Mỹ đưa tàu chiến đến gần các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trong vùng biển tranh chấp. Nửa đêm 28/10, Bộ ngoại giao Trung Quốc triệu tập Đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh đến để nghe lời chỉ trích mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.

Theo phía Mỹ, họ đã đề xuất ý tưởng áp dụng CUES cho lực lượng Cảnh sát biển với Ngô Thắng Lợi từ tháng 8/2015: "Chúng tôi đề xuất ý tưởng này với Trung Quốc, bởi vì sự tương tác diễn ra ở Biển Đông chủ yếu là với tàu Cảnh sát biển Trung Quốc",- Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ cho biết. Tư lệnh Cảnh sát biển Hoa Kỳ, Đô đốc Paul Zukunft cũng đã từng sang Trung Quốc trình bày đề xuất này với đối phương.

Tiến Sỹ Nguyễn Quang A - Ai ngăn cản Xã Hội Dân Sự phát triển, sẽ bị lịch sử vất vào sọt rác [*]

Xuân Thọ
Xuân Thọ (XT): Được biết anh vừa tham dự hội thảo„Tự do Internet toàn cầu“ do cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) tổ chức, anh nhận định như thế nào về sự phát triển Internet của nuớc nhà và vai trò của nó đối với tiến bộ xã hội ở Việt Nam:
Tiến Sỹ Nguyễn Quang A truớc tòa thị chính Thị trấn Đông Hưng, Trung Quốc, mùa hè 2011
Nguyễn Quang A (NQA): Internet đã được mở ở Việt Nam tháng 11-1997 và đến nay đã có sự phát triển đáng kể với khoảng 30 triệu người dùng. So với các nước trong khu vực, sự tiếp cận Internet ở Việt Nam khá và nó là hạ tầng cơ sở rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Nó là công cụ truyền bá và tiếp cận thông tin hữu ích và có vai trò lớn với quá trình tiến bộ xã hội ở Việt Nam.

Việt Nam 'chờ Obama đón Tập Cận Bình'

Image copyrightAFP
Image captionTổng thống Obama trong chuyến thăm đến Indonesia năm 2011
Trái ngược với nhiều dự đoán, Tổng thống Mỹ Barack Obama không ghé thăm Việt Nam trong dịp ông tới Philippines và Malaysia tháng 11 này.
Với chuyến thăm Philippines và Malaysia sắp tới, Tổng thống Obama sẽ có đến chín chuyến công du ở châu Á – trong đó ông đã một lần đến Singapore (2009), Cambodia (2012), Thái Lan (2012) và hai lần tới Indonesia (2010, 2011), Myanmar (2012, 2014), Malaysia (2014, 2015), Philippines (2014, 2015).

Việt Nam nói về vụ kiện Trung Quốc

Image copyrightAFP
Image captionNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình
Việt Nam lại tuyên bố 'ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình' sau khi Tòa trọng tài quốc tế nói đủ thẩm quyền thụ lý đơn kiện của Philippines.
Tòa Trọng tài Thường trực đặt tại The Hague, Hà Lan, hôm 29/10 phán quyết rằng họ có đủ thẩm quyền để xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới Biển Đông.

Thoát nghèo rồi lại tái nghèo, nguyên nhân vì sao?

Hoàng Dung, thông tín viên RFA

van-kieu-622

Một gia đình Vân Kiều nghèo ở Quảng Trị.
 File photo




Về công tác xóa đói, giảm nghèo thiếu bền vững tại Việt Nam, nhiều hộ dân được cho là thoát nghèo nhưng rồi lại rơi vào ngưỡng nghèo trở lại. Lý do vì sao?

Nguyên nhân

Trang kinh tế của nhà nước cho biết để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo cho người dân thì mỗi năm nhà nước chi chừng 90.000 tỷ đồng; và kết quả là mỗi năm Việt Nam có từ 3 – 4% hộ nghèo thoát được cảnh nghèo. Tuy nhiên, sau đó 3-4 năm thì những hộ này lại tái nghèo, và có những năm số liệu tái nghèo lại còn cao hơn số liệu đã thoát nghèo.

Tòa La Haye công bố thẩm quyền xử vụ Philippines kiện TQ về đường lưỡi bò

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA

000_Par8292693-622.jpg

Tòa quốc tế The Hague trong một phiên xử ngày 5/10/2015 (ảnh minh họa).
AFP PHOTO/INTERNATIONAL COURT OF JUSTICE/FRANK VAN BEEK




Tòa Trọng tài Thường trực tại La Haye vừa chính thức công bố có thẩm quyền xét xử vụ kiện của Philippines về yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn mà  Trung Quốc vạch ra tại Biển Đông. Diễn tiến mới nhất này có những ý nghĩa gì và Việt Nam nên tận dụng thế nào?

Việt Nam cần tận dụng cơ hội

Gia Minh phỏng vấn Luật sư - Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp Luật và Phát triển,  về những vấn đề đó và trước hết ông nói đến ý nghĩa của công bố về thẩm quyền xét xử của Tòa Trọng tài Thường trực như vừa nêu:

Mỹ vào Trường Sa: Hà Nội phản ứng cầm chừng

Nam Nguyên, phóng viên RFA

le-hai-binh-622.jpg

Ông Lê Hải Bình phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, ảnh minh họa chụp trước đây.
Courtesy mofa.gov.vn




Chậm chạp và thận trọng

Việt Nam phản ứng khá chậm và thận trọng sau sự kiện ngày 27/10 khu trục hạm USS Lassen của Hoa Kỳ tuần tra xuyên qua vùng 12 hải lý, tương đương 22 km xung quanh đá Subi, nơi Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo ở Trường Sa.
2 ngày sau khi sự kiện xảy ra, sáng 29/10 Bộ Ngoại giao Việt Nam mới có tuyên bố chính thức một cách thận trọng. Trong 48 giờ đó truyền thông báo chí chính thức được vận dụng hết công suất, đưa nhiều tin bài về phản ứng của nhiều quốc gia khác, ngoại trừ của Hà Nội.

Chiến thuật ‘biển tàu’: Vũ khí lợi hại của Bắc Kinh ở Biển Đông ?

mediaẢnh một đội tàu cá Trung Quốc, trú cảng Đông Phương, Hải Nam.Reuters
Từng nổi tiếng với chiến thuật « biển người » trên bộ, phải chăng Trung Quốc sẵn sàng sử dụng hình thức « biển tàu » tại Biển Đông để ngăn chặn Mỹ ? Câu hỏi này đang được giới phân tích đặt ra vào lúc Washington khẳng định sẽ tiếp tục các chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải, đi sâu vào bên trong vùng mà Trung Quốc cho là lãnh hải của họ tại Biển Đông, bất chấp quy định ngược lại của luật lệ quốc tế.

Mỹ cử đặc nhiệm và cố vấn sang Syria


Image copyrightUS Army
Image captionĐặc nhiệm Mỹ sẽ trợ giúp phe đối lập Syria và 'có thể cùng chiến đấu cạnh quân Kurdish'

Hoa Kỳ sẽ gửi một lực lượng đặc nhiệm sang Syria để hỗ trợ cho phiến quân Syria đánh Nhà nước Hồi giáo, quan chức Hoa Kỳ vừa cho biết.
Cùng lúc, tin tức từ Vienna cho hay hội đàm quốc tế về Syria, với sự tham dự lần đầu của đại diện Iran, đã dừng để tái tục hai tuần nữa.

TQ vẫn thừa nam nên sẽ hung hăng?

Image copyrightGetty
Hàng chục triệu thanh niên nam Trung Quốc ế vợ sẽ tạo ra vấn đề xã hội và có thể khiến chính quyền theo đuổi chính sách quân sự hung hãn, theo một nhà nghiên cứu gốc Hoa ở Anh.
Phát biểu trên trang The Guardian hôm 29/10 nhân tin Trung Quốc sẽ cho các cặp vợ chồng tới đây được có hai con, ông Steve Tsang, giáo sư chuyên về TQ tại ĐH Nottingham nói:
"Mất cân bằng giới tính sẽ vẫn là vấn đề rất lớn."