Pages

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

TQ ra danh sách Phật sống 'đã xác minh'

Image copyrightGetty
Image captionDữ liệu Phật sống "đã được xác minh" do Bắc Kinh công bố gồm hình ảnh và các thông tin cá nhân những người được nêu danh
Trung Quốc công bố danh sách các "phật sống đích thực" và nói ngày càng có nhiều các đối tượng giả Phật để lừa đảo lấy tiền của phật tử.
Bắc Kinh đã có bước đi khác thường trong vấn đề "đầu thai", với việc đưa ra danh tính, hình ảnh và nơi ngụ của 870 vị phật "đã được xác minh" trên trang web của Ban Tôn giáo Nhà nước, hãng tin Tân Hoa Xã nói.

Bước đi này đã được một trong những người có tên trong danh sách ca ngợi.
"Là một vị phật sống, tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc về việc này," Drukhang Thubten Khedrup nói với Tân Hoa Xã.
Theo cơ quan theo dõi vấn đề tôn giáo của Trung Quốc, hệ thống đã được khai trương nhằm chống lại nạn phật "giả" vốn đang làm tổn hại tới dòng Phật giáo Tây Tạng qua việc lừa đảo phật tử để lấy tiền.
Tuy nhiên, chương trình công bố các vị lãnh đạo tinh thần đã bị chỉ trích là nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các mối quan hệ của người Tây Tạng.
Image copyrightAP
Image captionVị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã phải bỏ chạy khỏi Tây Tạng sau cuộc nổi dậy bất thành hồi 1959
Image copyrightAP
Image captionCả Bắc Kinh và Đạt Lai Lạt Ma đều đã chỉ định người vào vị trí Ban Thiền Lạt Ma từ hồi 1995, và có các cáo buộc nói người do vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng bổ nhiệm đã bị mất tích từ 20 năm nay
"Danh sách Phật sống này và toàn bộ chính sách đối với vấn đề đầu thai hay hiện thân rõ ràng là một đòn tấn công phủ đầu của chính phủ, nhằm kiểm soát những gì xảy ra từ vị đương kim Đạt Lai Lạt Ma," Nicholas Bequelin từ tổ chức Ân xá Quốc tế nói với tạp chí Time hồi 12/2015, khi lần đầu tiên danh sách được công bố.
Nó cũng được coi là một phương tiện nhằm xác nhận những lựa chọn của nhà nước đối với việc bổ nhiệm các gương mặt tôn giáo.
Tenzin Gyatso, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và đang đương nhiệm, theo niềm tin của đạo Phật, là hiện thân của một vị lạt ma trước đây, người đã được đầu thai trở lại để tiếp tục công quả.
Ông đã đóng ở Ấn Độ kể từ khi phải chạy khỏi Tây Tạng sau cuộc nổi dậy bất thành hồi năm 1959.
Năm 1995, cả ông lẫn Bắc Kinh đều cùng chỉ định người vào chức Ban Thiền Lạt Ma, nhưng là những nam thiếu niên khác nhau. Đây là vị trí quan trọng thứ nhì trong Phật giáo Tây Tạng.
Trung Quốc đề cao vị lạt ma do mình chỉ định, năm nay 25 tuổi, trong dịp kỷ niệm 20 năm tôn phong, và coi đây là người duy nhất, chính thức nắm giữ chức vị này.

1 nhận xét:

  1. hay nhỉ! Là một đảng vô thần, nghĩa là không công nhận có thần thánh, thì nay lại dựng lên chuyện Phật sống? chắc những vị Phật sống này phải là những đảng viên CS chính hiệu mới được nhà nước CS công nhận.

    Trả lờiXóa