Sáng cuối tuần, Chủ tịch rời nhà, đến văn phòng làm việc. Ngày cuối tuần đường phố thông thoáng, không bức xúc bởi nạn kẹt xe mới có dịp ngắm nghía kỹ hai bên đường, cơ man nào là khẩu hiệu, hoa hoét loè lẹt. Mừng Tiệc, Mừng xuân, Mừng đất nước Đổi mới! Thằng Nguyễn bảo: Tiệc là cái điếu gì mà phải để trên cả Xuân, trên cả Đất nước!
Thằng Lê bảo: Cái điếu thì mới dám ngồi chễm chệ trên cả Xuân, trên cả đất nước. Thằng nào có lòng tự trọng, đã không dám đặt mình ngang hàng với Đất nước, ngang hàng với mùa Xuân. Một thành phần khác dám ngồi chễm chệ trên tất cả là các cụ gần đất xa trời. Tiệc ta tuổi đã ngoài 80, gần đất xa trời, để cho đám lâu nhâu nó tâng bốc tý, chết cho khoẻ ma, có gì đáng phải bận tâm đâu.
Lại nữa, bao nhiêu là khẩu hiệu chào mừng thắng lợi Đại Tiệc, chương trình ca nhạc Mừng Tiệc mừng Xuân… Người đang sung mãn, không cần tâng bốc, không cần son phấn. Khi người ta cần đến những thứ ấy đồng nghĩa với việc đã hom hem lắm rồi. Theo dõi qua Đại Tiệc, thấy bế tắc đủ thứ. Lý luận tắc, loay hoay quanh cái hũ Mạc- Lê. Thực tiển tắc khi kinh tế quốc doanh không chứng minh được sức sống. Vinashin là cái minh chứng hùng hồn cho cái tắc ấy.
Chủ nghĩa Mạc Lê, tư tưởng nọ tư tưởng kia, định hướng XHCN với kinh tế QD chủ đạo đã trở thành của nợ, níu kéo sự phát triển của đất nước. Mạc Lê đã thất bại và tan rã trên toàn cầu. Hơn thế, những lãnh tụ hàng đầu của phong trào này đã được nhìn nhận lại như là những tội ác diệt chủng. Những đồng chí trung kiên của Tiệc như Stalin, Mao, Polpot, đều là những đồng chí giết hại đồng bào mình không ghê tay.
Đánh giá tổng quát những thành tựu, dẫu có son phấn cho bức tranh kinh tế xã hội đất nước vẫn không thể phủ nhận được một thực trạng rằng: Giáo dục xuống cấp, tỵ nạn giáo dục là cách thức lựa chọn cho con em người Việt. Y tế lạc hậu, không có gì cải thiện. Tài nguyên khoáng sản bị khai thác, lạm dụng quá mức, đang cạn kiệt. Rừng vàng biển bạc của đất nước đang là thế mạnh của …Trung Quốc.
Trong khi đó, nền kinh tế đang oằn lưng cõng những “quả đấm thép” kém hiệu quả. Rất nhiều vấn đề xã hội nhức nhối, tham nhũng tràn lan, đạo đức xã hội xuống cấp. Lạm phát tăng nhanh, thị trường bất động sản là sản nuôi dưỡng tham nhũng. Giá nhà đất tăng nhanh đang tước dần cơ hội sở hữu nhà ở của những người làm công ăn lương.
Đất nước tụt hậu, dân oan than khóc, tệ nạn xã hội ngày tràn lan, tồi tệ. Nhân sĩ, trí thức ngày càng nhiều vượt qua nỗi sợ hãi cường quyền để đấu tranh cho vận nước. Dân chúng đang từng bước nhận ra sự dối trá và ngày càng đoàn kết hơn đễ sẳn sàng cho một chương sử mới báo hiệu bắt đầu.
Đầu năm ngoái, Chủ tịch được Mr. Hai Ngô, nguyên Trung uỷ hai nhiệm kỳ, mời đến nhà uống riệu. Hôm đó còn có cả Phong Thanh, nguyên thư ký của Tổng Bí thư. Một ông hàng xóm tạt qua, Phong Thanh mời một ly, đồng chí này bảo: Các bác xem thế nào ý chứ, dân ta bây giờ không còn tin ở Tiệc nữa. Phong Thanh cười lớn: Trong Tiệc người ta còn chẳng tin nhau, bác cứ đòi dân tin Tiệc. Hão huyền.
Một bạn đọc đã bày tỏ trên một diễn đàn online: Chỗ đứng của Tiệc đã lung lay tận gốc rễ trong lòng dân. Lý tưởng CS của Tiệc đã nhạt nhòa. Năng lực của Tiệc suy yếu toàn diện, nội bộ phân hóa sâu sắc. Chính sách kinh tế thị trường lấy KT nhà nước làm chủ đạo của Tiệc đã sa lầy, sụp hố. Lòng tham của quan chức Tiệc ngày càng vô độ. Lối sống của nhiều Tiệc viên ngày càng sa đọa biến chất. Thái độ của Tiệc ngày càng hung hãn với dân, nhưng lại khiếp nhược ngoại bang.
Những khuyết tật đó được thể hiện thông qua nhiều vụ bê bối, tham nhũng nổi tiếng. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; Bí thư tỉnh uỷ Ninh Bình, PMU 18… mà Tiệc ta không thể bưng bít. Với thực tiễn đó, nếu đặt niềm tin vào Tiệc là điều phiêu lưu mạo hiểm. Những Tiệc viên khôn ngoan hơn nên đã không còn tin vào chính mình. Còn dân chúng được bưng bít nên đâu đó vẫn đặt niềm tin vào Tiệc. Niềm tin đặt không đúng chỗ!
Phan Thế Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét