Pages

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

Nhân dân nào?


Vũ Nhật Khuê (danlambao) – 15 người trong Bộ Chính trị cũng là nhân dân nhưng là loại siêu cấp nhân dân. Điều 4 Hiến Pháp 1992 tập trung toàn bộ quyền lực vào tay nhân dân loại này. Hễ bắt ai hay muốn dẹp vụ đình đám nào cỡ như luật sư Lê Công Định, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hay đình bản báo Du Lịch hoặc ra tay vụ Năm Cam ngay cả chọn người kế vị tiếp theo cũng do 15 siêu cấp nhân dân này họp và bỏ phiếu biểu quyết…
Ngày 4.1.2011 trong cuộc họp tại Ủy ban thường vụ Quốc hội, ông Hà Hùng Cường hiện đang là Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp tuyên bố: “sửa Hiến Pháp để tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Câu nói này được nhà văn Trần Nhương bình chọn là “Câu nói mát ruột nhất trong tuần”.

Là một người lạc quan trong một đất nước lạc quan nhất thế giới chúng tôi cũng… lạc quan như vậy. Mong sao không bị LẠC ĐƯỜNG như nhà văn Đào Hiếu. Nhân đây cũng xin nhắc lại sự kiện ngày 14.6.2010 tại trụ sở công an quận Phú Nhuận-Sài Gòn. Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị bắt giữ sau khi thăm ông Đỗ Nam Hải, cùng bị bắt giam với ông có cô Hồ Thị Bích Khương. Tại đây có một người xưng là công an với cấp bậc lớn, không mang quân phục công an, không cho biết danh tính đã mắng nhiếc nhục mạ với các đương sự. Khi mục sư Nguyễn Trung Tôn từ tốn đề nghị :”Ông không được xúc phạm nhân dân , công an thì phải lễ phép với nhân dân”. Ông này đập bàn quát: “NHÂN DÂN NÀO? KHÔNG THỂ LỄ PHÉP VỚI BỌN CHÚNG MÀY”.

Vậy kính hỏi ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp là sau khi sửa đổi Hiến Pháp thì tất cả quyền lực sẽ thuộc về nhân dân loại nào?

Hiện nay có nhiều loại nhân dân lắm, sự phân tầng giai cấp hiện nay nó còn rắc rối tù mù còn hơn là sự phân chia giai cấp trong xã hội Ấn Giáo đầy huyền mộng.

15 người trong Bộ Chính trị cũng là nhân dân nhưng là loại siêu cấp nhân dân. Điều 4 Hiến Pháp 1992 tập trung toàn bộ quyền lực vào tay nhân dân loại này. Hễ bắt ai hay muốn dẹp vụ đình đám nào cỡ như luật sư Lê Công Định, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hay đình bản báo Du Lịch hoặc ra tay vụ Năm Cam ngay cả chọn người kế vị tiếp theo cũng do 15 siêu cấp nhân dân này họp và bỏ phiếu biểu quyết.

Loại nhân dân cao cấp thứ nhì từ chức Chủ tịch UBND tỉnh trở lên các bộ trưởng và Tổng biên tập báo Nhân dân thì là loại có nhiều đặc quyền đặc lợi. Đi công cán bằng máy bay hạng VIP, tiêu chuẩn bệnh viện đặc biệt khi đau ốm (ở Sài gòn có BV Thống Nhất, Đà Nẵng có BV C ở Hà Nội có BV Thanh Nhàn). Tài sản thì tính bằng triệu đô, con cháu thì du học ở Mỹ, ở Úc, Châu Âu.

Loại nhân dân trung cấp là cán bộ ở các sở, các ban ngành trong tỉnh và chủ tịch UBND Huyện (quận) trở lên đây là lại nhân dân hay làm khó dễ các lớp nhân dân phía dưới họ nhất. Những ai đi làm giấy tờ nhà đất, xin cấp giấy đăng ký kinh doanh, các loại khai báo thuế, hải quan nhập xuất hàng, kiện ra tòa…gặp loại nhân dân này thì ớn lạnh bằng bằng các chiêu hành hạ của họ.

Loại nhân dân tiểu trung cấp là các quan chức địa phương huyện xã thì tùy theo nơi nào gần ánh sáng ít hay nhiều mà các loại quyền lực bộc lộ ra nhiều hay ít. Tiền cứu trợ cho dân nghèo lũ lụt hay bị nhóm này xơi nhất.

Dân thường thì có cán bộ công chức về hưu, hay làm việc buôn bán nhỏ là các tổ trưởng tổ dân phố. Phó thường dân loại 1 thì là công nhân lao động dân nghèo thành thị, nông dân. Phó thường dân loại 2 là đám người liên quan đến chế độ cũ, hay có thân nhân nước ngòai. Phó thường dân loại 3 là dân trong sổ bìa đen cần theo dõi của an ninh. Phó thường dân loại 4 là những người có tiền án tiền sự…

Đó là sự tạm xếp theo chiều dọc từ trên xuống chứ còn theo chiều ngang thì là một mớ bòng bong có nhiều cung bậc còn hơn 7 nốt nhậc Đồ Rê Mi Fa Sol. Ví dụ trong ngành công an đi cho dễ hình dung. Công an ở Bộ khác ở Sở nhé, xuống dưới huyện và xã thì càng “xuôi dòng nước chảy” nhé. Ở Bộ thì Bộ Trưởng bộ Công an thì đương nhiên nằm trong 15 siêu cấp nhân dân rồi. Thứ trưởng Bộ Công an chứ quyền thì nhiều hơn tỉnh trưởng. Bằng chứng là đây: Vụ ông Chủ Tịch Tô ở Hà Giang bị báo chí lôi ra có ai bị gì đâu. Nhưng 1 entry mém mém thôi,chỉ đụng sơ sơ đến thứ trưởng Bộ công an là Hương Trà vào tù liền trong đêm, không có chần chừ “Ngày mai trời lại sáng”gì cả. Phân chia theo ngành ngang này phức tạp lắm. Cũng là ngang hàng như nhau nhưng ai có thân thế họ hàng “ở tầng trên” thì coi ngang hàng không ra gì. Vì làm gì cũng có loại nhân dân trên đưa ô dù ra hứng mưa che nắng rồi.

Đó là phân loại nhân dân theo quyền. Ngoài ra nhân dân còn được phân loại theo…tiền Loại này thì có các thứ hạng như đại gia nhân dân, nhân dân thượng lưu, nhân dân trung lưu, nhân dân bình dân và… mạt rệp nhân dân. Phân loại nhân dân theo tiền thì dễ thấy và dễ nhận dạng hơn nhìn vào phương tiện và cơ sở vật chất của đối tượng. Không như công an thì có loại công an mặc sắc phục nhiều sao nhiều gạch còn có loại công an mặc thường phục, loại công an rình rập trên mạng, công an chìm, công an lén…

Ngay cả trong một tầng lớp nhân dân theo tiền cũng nhiều thứ hạng. Lấy loại đại gia nhân dân ra làm ví dụ. Người ta đứng cùng hàng ngũ với nhau nếu anh nào trên 1 tỷ USD thì là Câu lạc bộ tỷ phú. Loại này có Đào Hồng Tuyển, chúa đảo Tuần Châu, Giám đốc công ty Hòa Phát, Bầu Đức Hòang Anh Gia Lai… Rồi triệu phú USD chơi với nhau. Loại này cũng có phân biệt thứ hạng tỷ phú USD đi máy bay hay đi xe hơi. Đi xe hơi loại nào? Xưa rồi cái thời “Nhất Mẹc, Nhì Bi, Tam ry, Tứ Nis”bây gờ xe trên 1 triệu USD mới dễ “làm ăn”Cuộc chạy đua xếp lạoi nhân dân theo xe hơi có Cường Đô La, Lê Ân ở Vũng Tàu, Nàng Diệp Sài Gòn mới dụ được tài tử luật sư Thiệu Ánh Dương bỏ vợ theo mình…

Ở bên kia của quyền và tiền là đám nhân dân hạ lưu và các mạt rệp nhân dân thì hứng hết mọi khổ đau ưu sầu: đóng đầy đủ các thuế, ăn thực phẩm có độc tố, con cháu học hành trong các trường gặp toàn các “cô nuôi dạy hổ” hành hạ. Đi nhà thương thì chen nhau 4-5 người một giường. Gặp chuyện gì có kêu ca thì các tầng lớp nhân dân ở trên xa quá ngoài vùng phủ sóng không nghe. Theo một thống kê không chính thức thì lọai nhân dân này chiếm đa số. Trong thông báo mới đây chuẩn bị đại hội đảng XI thì ở Việt Nam có 3,6 triệu đảng viên tức là chừng này nhân dân lọai trung cấp trở lên siêu cấp. Trừ số 3,6 triệu nhân dân này còn lại trong gần 87 triệu dân thì thuộc lọai nhân dân bình dân, phó thường dân các lọai và mạt rệp nhân dân.

Sau đại hội đảng XI sẽ có họp quốc hội để sửa đổi Hiến Pháp 1992. Không biết Hiến Pháp mới sẽ tập trung quyền lực vào lọai nhân dân nào? Và đến bao giờ thì gần 84 triệu nhân dân thường có cuộc cách mạng để làm nên một Hiến Pháp mới không cần đổi tới đổi lui vì điều 4 Hiếp Pháp nhà nước cọng sản bị lật đổ và cho vào lịch sử? Đến bao giờ?

Vũ Nhật Khuê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét