Pages

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

Công an đánh chết người – Bạn đã an toàn chưa?




Ông Trịnh Xuân Tùng, nạn nhân bị công an Việt Nam đánh chết



Dưới chế độ độc đảng cộng sản đồng nghĩa với chế độ độc tài, việc người dân Việt Nam bị đánh chết không còn là điều mới mẽ nữa. Mạng sống của một công dân có thể bị lấy đi bất cứ lúc nào và điều đó tùy thuộc vào sự chỉ đạo của các vị lãnh đạo ở chính quyền địa phương. Điều rất đáng được quan tâm là việc bạo hành đưa đến chết người của lực lượng công an đang ngày càng gia tăng cùng tỷ lệ thuận với tình hình lạm phát hiện nay. Nếu cứ theo đà tăng trưởng này, có lẽ con số người dân bị giết hại bởi ngành công an sẽ tăng lên một cách đáng kể trong những năm tới đây.

Vấn đề cần được mang ra để mỗ sẻ và tìm hiểu là tại sao ở trong một nước xã hội chủ nghĩa ấm no, hạnh phúc cùng với một chính quyền cộng sản do dân bầu ra, hết lòng chăm lo cho đời sống của người dân mà những sự việc bạo hành dẫn đến chết người vô cớ lại xảy ra quá nhiều như vậy? Nếu như sự việc này chỉ xảy ra lần đầu tiên, thì người ta có thể tạm chấp nhận được với lý do là người công an đó chưa thấu hiểu được đường lối hoặc chủ trương của đảng, nên đã dùng bạo lực để thay cho luật pháp. Nhưng thật đáng tiếc, đây không còn là lần đầu nữa và tình trạng lạm dụng bạo hành này đang trên đà tăng nhanh và nó đang xảy ra hầu như ở khắp mọi nơi từ thành thị cho đến thôn quê.

Điều vô cùng ngạc nhiên là người dân chưa hề thấy hoặc nghe bất cứ một vị lãnh đạo nào trong guồng máy chính phủ đứng ra xin lỗi hoặc cam kết với người dân rằng tình trạng công an lạm dụng quyền lực đánh chết người phải được chấm dứt! Điều mà đại đa số người dân thường thấy trong những trường hợp công an đánh chết người, một là người bị đánh chết “tự dưng” bị chết ở cơ quan công an, hai là khi không còn chối cải được, thì họ chỉ truy tố cá nhân vi phạm mà tuyệt nhiên không hề quy trách nhiệm đến những vị lãnh đạo từ bộ trưởng cho đến thủ tướng hoặc ngay cả tổng bí thư! Chúng ta nên biết rằng trong điều 4 hiến pháp ghi rõ như sau: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, được vũ trang bằng học thuyết Mác-Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam…” Căn cứ theo điều 4 hiến pháp, đảng là lực lượng lãnh đạo mọi thứ, vì vậy, việc truy cứu trách nhiệm của ông tổng bí thư cũng không ngoại lệ.

Với đà “lạm phát” bạo hành trên, có hai lý do để được suy ngẫm:

1. Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng đã không có khả năng lãnh đạo. Lập luận này có thể đúng bởi vì những vụ việc lạm dụng bạo lực cướp đi mạng sống vô tội của công dân Việt Nam đã và đang xảy ra và không có chiều hướng thuyên giãm. Hơn thế nữa, người dân chưa hề thấy có bất cứ một văn bản nào từ cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng ra chỉ thị xuống chính quyền địa phương phải chấm dứt ngay tình trạng lạm dụng quyền lực dẫn đến chết người trong khi thi hành công vụ của lực lượng công an.

2. Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng đã chỉ đạo ngầm cho việc dùng bạo lực thay cho pháp luật. Lập luận này cũng có thể chấp nhận được vì tình trạng lực lượng công an dùng bạo lực thay cho pháp luật đang ngày càng tăng nhanh. Và, khi một ngưòi công an nào đó bị truy tố trước pháp luật về tội trạng đánh chết người, thì hầu như những can phạm này đều bị kết án rất nhẹ so với người không trong ngành công an. Những vụ việc người dân vô tội bị đánh đập và bị đánh chết sau khi bị tạm giam tại các cơ quan công an đang tăng lên một cách chóng mặt. Chỉ riêng trong đầu năm của năm 2011 đã có những vụ đánh chết người nghiêm trọng do công an gây ra:

■Trường hợp của nạn nhân: Ông Trịnh Xuân Tùng bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, thuộc công an phường Thịnh Liệt, Hà Nội, còng tay đánh đập dã man và chết vì bị đánh gãy xương cổ.
■Trường hợp của nạn nhân: ông Nguyễn Lập Phương bị đánh và chết vào chiều 6-3-2011 sau khi bị nhốt qua đêm tại đồn công an xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
■Trường hợp của nạn nhân: Đặng Ngọc Trung sau một đêm bị tạm giữ đã bị đánh chết tại trụ sở công an xã Tiến Hưng, Thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Người nhà trước bàn thờ anh Nguyễn Lập Phương. (Hình: Lao Ðộng)
Bài học cùng suy ngẫm: Bất cứ một công dân nào sống trong đất nước Việt Nam ngày nay, đều có thể trở thành nạn nhân của sự bạo hành chết người nêu trên. Điều mà mọi người cần phải hiểu rõ rằng sẽ không có bất cứ kỳ luật pháp nào có thể bảo vệ bạn vì pháp luật ở Việt Nam chỉ là một hình thức che đậy cho một hệ thống luật rừng dựa trên sức mạnh và bạo lực. Vì vậy, không ai có thể bảo vệ cho bạn bằng chính bản thân bạn. Nếu bạn không dám mạnh dạn đứng lên để yêu cầu nhà cầm quyền ban hành ngay chỉ thị nghiêm cấm việc lực lượng công an lạm dụng bạo lực trong khi thi hành công vụ và truy tố trước pháp luật những kẻ đánh người phạm pháp, bạn hoặc người thân của bạn có thể sẽ là những nạn nhân kế tiếp của họ!

Sự im lặng trong một chế độ độc tài không phải là vàng, mà chính là liều thuốc độc đang ngày đêm hũy hoại đời sống của bạn. Hãy cất lên tiếng nói, dù là nhỏ, nhưng vẫn tạo được âm vang, còn hơn là bạn không nói gì.

http://thangnongdan.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét