Pages

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Phải chăng phải chờ đến khi diễn ra “Cách mạng Hoa Sen” mới kết tội Cù Huy Hà Vũ?

Các sự kiện bạo loạn, lật đổ chính phủ hợp pháp ở Trung Đông, Bắc Phi được các nhà dân chủ, nhân quyền Phương Tây gọi bằng cái tên rất lãng mạn, đó là “Cách mạng hoa nhài”. Còn các nhà “dân chủ, nhân quyền” Việt Nam thì đang mơ đến cuộc “Cách mạng Hoa Sen”. Trong những ngày này, trên nhiều trang mạng, Cù Huy Hà Vũ được những kẻ cùng hội cùng thuyền ra sức tìm cách cứu vớt bằng nhiều thủ đoạn. Người thì ca ngợi CHHV như Từ Hải, đầu đội trời, chân đạp đất, tung hoành “nào biết trên đầu có ai!”. Kẻ thì nói rằng: “sau khi CHHV gửi đơn đề nghị đến Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, đài VOA, RFA… mời tham dự phiên tòa thì gió đã xoay chiều…” và rằng “về phía lý thì ông CHHV đang thắng thế”, hàm ý CHHV đang nắm lẽ phải. Có kẻ còn thông tin vận động các “nhà dân chủ, nhân quyền” tụ tập gây áp lực, ủng hộ CHHV, phản đối chính quyền, trong dịp xét xử anh ta. Thực dụng hơn, có người viết bài, gợi ý cho luật sư, giúp họ lý lẽ để bênh vực cho thân chủ của mình… Rằng Hội đồng xét xử muốn buộc tội CHHV thì phải chứng minh được “các dấu hiệu thuộc nhóm khách thể của tội phạm”. Vậy đến lúc nào mới có thể có được bằng chứng “khách thể của tội phạm” đây? Chẳng lẽ phải chờ đến khi diễn ra “Cách mạng Hoa Sen” mới kết tội CHHV hay sao? [Dân Luận: Một mình những lời nói "vô căn cứ" của ông Cù Huy Hà Vũ liệu có tạo nổi Cách mạng Hoa Sen ở Việt Nam hay không? Hay những bức xúc của người dân về tham nhũng, về lạm quyền, về chà đạp pháp luật mới là động lực chính? Nếu như thế thì ông CHHV đang giúp Đảng ta dập tắt Cách Mạng Hoa Sen bằng cách củng cố pháp luật, củng cố bình đẳng và quyền con người ở mảnh đất hình chữ S này!]

Nghe nói CHHV đang chuẩn bị comple, cà vạt,… cho buổi ra tòa nhất là trước camera của các nhà báo… Về kỹ năng “tạo dáng” thì khó có người mẫu nào hơn CHHV. Anh ta đã từng chọn chỗ đứng với vẻ mặt rất tự tin bên các chính khách (trong nhiều bức ảnh) để được thơm lây. Ngoài các đơn khiếu, tố của bản thân và một vài thành viên gia đình của CHHV tới chính quyền, một số kẻ tự cho mình là người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền đã đưa ra nhiều lập luận rằng CHHV là người vô tội, hành động của CHHV phù hợp với pháp luật Việt Nam và luật Nhân quyền quốc tế. Hơn nữa CHHV còn là người yêu nước, là người có công… Thời đại thông tin, thời gian vô cùng quý giá, người viết bài này sẽ không làm phiền bạn đọc mất nhiều thời gan, sau đây xin được làm rõ phải chăng CHHV vô tội?

Trên mạng, người ta nói rằng CHHV sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình phù hợp với luật quốc tế và luật quốc gia; rằng CHHV nói về Đảng cộng sản Việt Nam chứ đâu nói về Nhà nước mà quy cho ông ta tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; rằng ông nói về chiến tranh Việt Nam cũng đâu phải là chống Nhà nước…?

Tạm gác lại việc CHHV, làm đơn kiện người này người khác, trong đó có nhiều nội dung không đúng sự thật, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm công dân [Dân Luận: Nội dung nào không đúng sự thật?], CHHV đã nói và viết về Nhà nước CHXHCN Việt Nam như sau: “cả Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp chỉ là công cụ cai trị của Đảng cộng sản” [Dân Luận: Câu này sai ở đâu?]. Về chế độ xã hội CHHV nói “thể chế chính trị Việt Nam không phải là dân chủ mà là chế độ toàn trị bởi Đảng cộng sản” [Dân Luận: Vẫn chưa thấy sai ở đâu cả?]. Về Hiến pháp và pháp luật Quốc gia anh ta nói: “Điều 4 Hiến pháp Việt Nam là hoàn toàn phi lý và vì vậy dứt khoát phải xóa bỏ”. CHHV còn gọi pháp luật Việt Nam là: “một quái trạng pháp luật” [Dân Luận: Mỉa mai thay, quá trình bắt giữ và phiên tòa xét xử ông Cù Huy Hà Vũ lại là bằng chứng sống động cho cái gọi là "quái trạng pháp luật" này. Nhiều đơn từ của gia đình ông Cù Huy Hà Vũ gửi tới tòa đã hoàn toàn rơi vào im lặng...]. Cay cú hơn là những điều xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo trắng trợn vai trò của đảng Cộng sản Việt Nam. Anh ta nói: Đảng là lực lượng “cai trị” xã hội. Họat động của Đảng là “mỵ dân”…

Để ban đọc có thể tự trả lời, xin được trích lại dưới đây Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định về:

”Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.”

Có người đã gợi ý cho các luật sư rằng, họ cần đòi hỏi Hội đồng xét xử phải chứng minh được “các dấu hiệu thuộc nhóm khách thể của tội phạm” và ”nhóm dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm” của CHHV nếu muốn kế tội Ông !

Thì đây, tác giả bài viết xin được nhắc lại “các dấu hiệu thuộc nhóm khách thể của tội phạm” của CHHV qua một số nội dung mà anh ta đã nói, viết: “Thể chế chính trị Việt Nam không phải là dân chủ mà là chế độ toàn trị của Đảng cộng sản”. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt nam “chỉ là công cụ cai trị của Đảng cộng sản”. “Điều 4 Hiến pháp là hoàn toàn vô lý”. Pháp luật Việt Nam “là một quái trạng”… Phải chăng những nội dung thông tin mà CHHV nói, viết ở trên là gì, nếu không phải là hành vi “tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân”, không phải là “phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân” [Dân Luận: Chú ý là để trói bị cáo vào tội "xuyên tạc" hay "phao tin" hay "bịa đặt" thì cần phải chứng minh bị cáo nói sai sự thật.]. Cần lưu ý rằng những điều CHHV nói viết ở trên không chỉ nằm trong máy tinh cá nhân mà đã post lên mạng cho nhiều người đọc. Nói cách khác những hành vi gây hậu quả xấu cho xã hội của CHHV đã hoàn thành.

Còn về “nhóm dấu hiệu khách quan của tội phạm”, trước hết cần phải hiểu đặc thù của tội “ Tuyên truyền…” là gì? Tội này khác với những tội khác ra sao? Tất nhiên những hậu quả xã hội của tội tuyên truyền chống Nhà nước không giống như tội giết người, hoặc tội phá hoại tài sản chẳng hạn… hậu quả của hành vi phạm tội tuyên truyền chống nhà nước không thể có bằng chứng hiện thực, tức thời về sinh mạng, sức khỏe hoặc những tổn hại về vật chất có thể lượng hóa cụ thể… Hậu quả của hành vi phạm tội tuyên truyền… thường diễn ra sau đó. Dấu hiệu thuộc “khách thể của tội phạm” tuyên truyền, một mặt nằm ngay ở chính phưng tiện gây án và mặt khác nằm ở nhận thức của con người (như hiểu sai sự thật), hoặc ở dư luận xã hội ( như phản ứng của người đọc với những thông tin đã đưa)… Những ai muốn thấy dấu hiệu thuộc nhóm” khách thể của tội phạm như các tội phạm khác thì hãy chờ đợi đến khi “cuộc cách mạng hoa sen” diễn ra (ở Việt Nam), như kiểu “cách mạng hoa nhài” ở Trung Đông, Bắc phi thì hãy buộc tội CHHV [Dân Luận: Một lần nữa, tác giả TruongTon lại cho rằng ông CHHV là nguyên nhân chính dẫn đến "cách mạng hoa sen", mà lờ đi sự bức xúc của dân chúng về cung cách điều hành của Đảng và chính quyền].

Việt Nam không phải là Trung Đông, Bắc Phi, chẳng ai dại gì mà làm theo các MC dân chủ nhân quyền để giành lấy cái sỹ diện hão là quốc gia mẫu mực tôn trọng dân chủ, nhân quyền và được các chính khách Phương Tây khen ngợi để rồi chuốc vạ vào thân, tự làm khó cho mình và cho người dân.

Tất nhiên những người đọc các bài viết hoặc những bài trả lời phỏng vấn của CHHV trên VOA, RFA nếu có cách nhìn khách quan thì không thể không nhận thấy CHHV đang có vấn đề về tâm thần bởi sự đan xen giữa những hành vi ngông cuồng về chính trị với sự ngớ ngẩn, máy móc trong lập luận và hiểu biết tiếng Việt. Hãy xem CHHV phân tích công thức “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” về mặt ngôn ngữ. Anh ta nói: “Đảng lãnh đạo” hẳn không phải giải thích gì”. Thế nhưng… ”Nhà nước quản lý thì quả là điên rồ vì Nhà nước đồng nhất với quản lý”. Có lẽ vì trạng thái tâm thần có vấn đề nên CHHV đã đồng nhất danh từ (Nhà nước) với động từ (quản lý). Sở dĩ có tình trạng đó là vì anh ta đã tự tin, xem người bằng nửa con mắt, quên môi trường lịch sử, văn hóa, chính trị Việt Nam [Dân Luận: Một quốc gia tiến bộ như Việt Nam mà chính quyền lại e sợ một người có vấn đề về tâm thần tác động đến suy nghĩ và hành động của dân chúng, nguy hiểm cho an ninh quốc gia?]. CHHV không hề có cảm nhận nào về những giá trị của cách mạng Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua, khi anh ta bao che cho hành động xâm lược của Hoa kỳ và xóa nhòa chính nghĩa- phi nghĩa trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh. Anh ta còn xúc phạm Quốc hội, các chủ thể khác của Nhà nước, khi anh ta nói: tất cả chỉ là tay sai của Đảng cộng sản Việt Nam! CHHV tưởng rằng có thể download (tải về) chế độ chính trị Phương Tây về Việt Nam như trên máy tính và dựa vào đó anh ta muốn nói gì, làm gì cũng được.

Bây gời hãy xem luật quốc tế quy định như thế nào về “quyền tự do ngôn luận”. Trong Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị, năm 1966, Điều 19 đã ghi nhận mọi người có quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên cũng tại Điều này của công ước đã ghi nhận các quốc gia có quyền đưa ra những hạn chế luật định nhằm:

“a) Tôn trọng các quyền và uy tín của người khác;

b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”.

Những hành vi của CHHV làm là trái với những hạn chế nói trên được quy định trong pháp luật Việt Nam. Ngoài việc vi phạm Điều 88, Bộ luật Hình sự, 1999, CHHV còn vi phạm nhiều quy định pháp luật khác, như Luật An ninh Quốc gia – Điều 13 ”1. Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, khống chế, kích động,… nhằm chống chính quyền nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam… Điều 14 đã quy định “Nhiệm vụ bảo vệ An ninh quốc gia” như sau: ”1. Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; 2. Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa…quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân…”. Điều 10 Luật Báo chí, quy định” Những điều không được thông tin trên báo chí… 1. Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam… 4. Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.” Tất nhiên còn có thể dẫn ra nhiều vi phạm pháp luật của CHHV nữa.

Đáng tiếc cho đến nay vẫn còn nhiều người ngộ nhận về mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Nực cười hơn, ngày 11-3-2011 thân nhân của CHHV còn gửi đơn kiện Chính phủ Việt Nam lên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc và dọa rằng: “Tổ công tác về giam giữ tùy tiện sẽ xem sét và xử lý Chính phủ Việt Nam”. Về việc này, người ta đã bỏ quyên thủ tục nhận đơn kiếu kiện của HĐNQ- rằng chỉ có quốc gia nào ký Nghị định thư thứ nhất của Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị thì HĐNQ mới có quyền nhận và xem xét đơn kiếu kiện của công dân ở quốc gia đó mà thôi. Được biết cho đến nay, không chỉ Việt Nam mà Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc và phần lớn các quốc gia khác trên thế giới không tham gia Nghị định thư này. Như mọi người đều biết, cho đến nay các công ước quốc tế về quyền con người đều có “những khoảng trống”, hoặc đủ sự mềm dẻo giành cho các quốc gia, dân tộc vận dụng vào hoàn cảnh đặc thù của mình. Bởi vậy nó chỉ đưa ra những quy định chung, đó không phải là những quy định pháp luật trực tiếp áp đặt cho các quốc gia – dân tộc. Đơn giản vì thế giới không phải một quốc gia, Liên hợp quốc không là chính phủ trung ương, các quốc gia không phải là chính quyền địa phương. Trên lĩnh vực pháp lý cũng như các lĩnh vực khác, quan hệ giữa Liên hợp quốc với quốc gia là quan hệ song phương. Pháp luật quốc gia không phải là hương ước, lệ làng. Luật quốc tế, trên thực tế đó là các hiệp ước, nó chỉ phát sinh hiệu lực pháp lý khi quốc gia nào đó gia nhập, ký kết, phê chuẩn công ước. Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là nguyên tắc tối thượng, bao quát cả các quan hệ quốc tế liên quan trong đó có cả quan hệ pháp lý. Văn kiện “Tuyên bố về các nguyên tắc của luật pháp quốc tế” năm 1970 nhấn mạnh: Sự tuân thủ chặt chẽ của các quốc gia đối với trách nhiệm không can thiệp vào công việc của bất kỳ quốc gia nào là một điều kiện cơ bản đảm bảo rằng các quốc gia chung sống trong hoà bình… bất kỳ hình thức can thiệp nào nếu không chỉ vi phạm tinh thần và nội dung của Hiến chương mà còn dẫn đến những tình huống đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế… Các quy định trong Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà XHCN Việt Nam bao gồm cả Điều 88 là hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Việc xét sử CHHV tất nhiên phải dựa trên pháp luật Việt Nam, cho dù đó là “một quái trạng pháp luật”!

TruongTon

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét