Pages

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

Tấn công vào một nhà ngoại giao cho thấy Việt Nam khinh thường nhân quyền


Nguyễn Đan Quế (Washington Post) – Một câu hỏi lớn hơn được đặt ra là tại sao 15 năm quan hệ gần gũi rõ ràng vẫn chưa tạo được một ấn tượng nào trong các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam. Thủ đoạn của họ thì rất rõ: Nhận mậu dịch và đầu tư Mỹ, nhưng giữ dân chủ và nhân quyền tại một khoảng cách an toàn…
Trong lúc thế giới đang tập trung chú ý vào Trung Đông, dân chủ tiếp tục tiếp tục cố gắng để bám rễ tại những khu vực khác.

Chỉ mới vào mùa hè năm ngoái, Việt Nam và Mỹ kỷ niệm 15 năm kể từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được tái lập. Sự phục hồi mối dây liên lạc đã chứng tỏ có lợi cho Việt Nam: Mỹ là quốc gia đầu tư nước ngoài lớn nhất, hai nước có hơn 15 tỉ đô la về mậu dịch song phương hàng năm, và 13 ngàn sinh viên Việt Nam đang học tại các đại học Mỹ.

Mặc dù những phát triển này, tháng trước, một viên chức ngoại giao Mỹ đã bị đám đông xô đẩy trong lúc công an đứng nhìn. Christian Marchant, một nhân viên chính trị thuộc Tòa Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội, bị hành hung khi ông ta cố gắng viếng thăm một linh mục Thiên Chúa Giáo bất đồng chinh kiến.

Buổi gặp gỡ giữa Marchant và Linh mục Nguyễn Văn Lý đã được sắp xếp từ trước. Cha Lý cho đài Á Châu Tự Do biết công an đã ngăn chặn Marchant vào nhà và xô ông ngã xuống đất khi ông ta cố đi qua.

Một số nhân chứng cho biết một cánh cửa xe đã đụng mạnh vào chân Marchant trước khi ông ta bị công an đưa đi.Một phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết vết thương của Marchant không trầm trọng nhưng ông phải đi khập khễng sau biến cố đó.

Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Michael Michalak, gọi sự việc này là “một sự vi phạm trắng trợn về luật quốc tế.” Một phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết một cuộc điều tra đang được tiến hành – nhưng cảnh cáo rằng các nhà ngoại giao nước ngoài nên tôn trọng luật pháp của nước sở tại.

Mặc dù, có lẽ Việt Nam mới chính là nước cần phải làm quen với luật quốc tế. Hội Nghị Vienna, đặc biệt giải thích rõ rằng đó là trách nhiệm của nước chủ nhà phải ngăn chặn các sự hành hung nhắm vào các nhà ngoại giao nước ngoài.

Các yếu tố đóng góp vào hành vi của Việt Nam đặt ra vào thời điểm trước ngày ký kết quan hệ mậu dịch song phương, sự tham gia của Việt Nam vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới hay ngay cả việc phục hồi quan hệ ngoại giao với Washington. Tại mỗi cơ hội, Việt Nam đều cam kết tôn trọng nhân quyền và tuân thủ luật quốc tế. Tuy nhiên, mỗi lần như thế, Việt Nam học được rằng, họ có thể thụ hưởng tất cả mối lợi mà không cần phải giữ bất cứ một lời hứa hẹn nào.

Hai ngày trước cuộc xô sát tháng Giêng, một tờ báo tại quê nhà của cha mẹ Marchant đăng một tiểu sử trong đó lưu ý rằng ông ta là đồng thụ hưởng Giải Thưởng Dân Chủ và Nhân Quyền Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào tháng Hai. Bài báo nhắc lại một bản tin của Bộ Ngoại Giao gọi Marchant “một người ủng hộ đầy thuyết phục đối với cộng đồng của những nhà bất đồng chính kiến đang bị bao vây tại Việt Nam, phục vụ không mệt mỏi như một đường thông cho các nhà bất đồng chính kiến đang bị tù, cho gia đình họ và thế giới bên ngoài”.

Trong tiểu sử, Marchant nói về những cố gắng của ông để tìm một nền tảng chung với Việt Nam. Nhưng ông cũng nói rõ Hoa Kỳ không thể im lặng trước những ngược đãi. Trong năm qua, ông cho tờ báo biết, 25 người Việt đã bị bỏ tù chỉ vì phê bình chính phủ họ.

“Điểm khác nhau lớn giữa hai quốc gia”, như ông nói, “ là tại Mỹ mà nếu có những viên chức lạm dụng quyền hành với một cá nhân như thế, họ vào tù”

Ngoại Trưởng Hillary Rodham Clinton đã cảnh cáo Hà Nội rằng trong lúc Mỹ muốn đào sâu mối quan hệ giữa hai nước, bao gồm thương mại, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam tiếp tục là một khó khăn ngăn chặn các tiến bộ xa hơn. Những loại phát biểu như thế làm cho nhân viên không được nhà cầm quyền Cộng Sản ưa thích. Nhưng người dân Việt Nam lại biết ơn khi có những người bạn nói thay cho họ.

Tôi gặp Marchant năm 2009, khi chúng tôi đã có dịp thảo luận thật lâu về những vị phạm nhân quyền ngày càng tệ hại tại Việt Nam và những gì Mỹ có thể làm. Điều làm tôi chú ý đến ông như môt nhà ngoại giao tận tụy, tích cực, với một giọng nói nhẹ nhàng, một tâm hồn khiêm cung và một thái độ rất thân tình. Như một người Việt Nam, tôi thấy xấu hổ trước những gì mà ông ta phải chịu đựng chỉ để hoàn thành công việc của mình.

Một câu hỏi lớn hơn được đặt ra là tại sao 15 năm quan hệ gần gũi rõ ràng vẫn chưa tạo được một ấn tượng nào trong các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam. Thủ đoạn của họ thì rất rõ: Nhận mậu dịch và đầu tư Mỹ, nhưng giữ dân chủ và nhân quyền tại một khoảng cách an toàn.

Tôi thắc mắc nhân dân Mỹ sẽ phản ứng thế nào trước sự kiện một nhà ngoại giao của họ bị hành hung với sự chấp thuận rõ ràng của nhà cầm quyền Việt Nam. Tôi hy vọng người Mỹ sẽ thấy đúng lý do như sự kiện đã xảy ra. Tại sao người ta hy vọng một chính phủ không tôn trọng chính người dân của họ, lại tôn trọng công dân của các nước ngoài? Chính phủ các nước khác đang quan sát, đang thắc mắc chính phủ Mỹ sẽ phản ứng thế nào trước sự xúc phạm này.

Đối với những người Cộng Sản ở đây, sự thật là Hà Nội cần Washington nhiều hơn Washington cần Hà Nội. Các lãnh đạo Việt Nam có thể ân hận về việc cho phép một viên chức Mỹ bị đối xứ tệ hại như vậy. Nhưng hôm nay Việt Nam phải cẩn thận coi chừng một Trung Quốc đang tái quân sự hóa và một cuộc xung đột đang tiếp tục trong vùng Biển Nam Hoa, đó là chưa nói đến các tai họa bên trong, bao gồm một nền kinh tế trì trệ và một hệ thống giáo dục lỗi thời.

Và nếu Washington đang hy vọng để có Việt Nam như một thành viên lâu dài vì hòa bình và ổn định khu vực, nước Mỹ phải làm nhiều hơn để công nhận một cách công khai rằng chỉ có tự do và dân chủ mới khả năng đem lại một Việt Nam như vậy.

Thứ Bảy, 26 tháng Hai, 2011

Nguyễn Đan Quế

Tác giả là một bác sĩ và lãnh đạo Phong Trào Bất Bạo Động vì Nhân Quyền tại Việt Nam. Ông đã từng bị tù ba lần, với tổng cộng 20 năm, vì bày tỏ niềm tin dân chủ của ông.

Như Thanh (Dân Làm Báo), dịch nhanh từ bài viết của Bs Nguyễn Đan Quế trên báo Washington Post, phát hành tại thủ đô Mỳ, thứ Bảy, 26 tháng Hai, 2011. Bản tiếng Anh tại đây: Attack on a diplomat shows Vietnam’s contempt for human rights

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét