Pages

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Công ty quốc doanh VN phải bán đôla dự trữ

Các công ty quốc doanh và các tập đoàn có trên 50% cổ phần nhà nước sẽ phải bán dự trữ ngoại tệ (đôla) cho các ngân hàng thương mại bắt đầu từ tháng tới, theo một chỉ thị được Ngân hàng nhà nước đưa ra hôm 1/6 để giải quyết tình trạng thâm hụt thương mại gia tăng đồng thời để ổn định tiền tệ.

Thông báo này quy định các công ty thuộc diện nói trên bán đôla từ các tài khoản tiền gửi có hạn định hoặc không có hạn định và từ các nguồn thu ngoại tệ khác của họ từ ngày 1 tháng Bảy. Và họ sẽ có thể mua đôla từ các ngân hàng thương mại cho các nhu cầu hợp pháp của mình.

Dự trữ ngoại tệ đã sụt giảm từ mức gần 24 tỷ đô vào cuối năm 2008 xuống còn khoảng 12 tỷ đôla, theo một số cơ quan tài chính nước ngoài ước tính.

Lệnh này được đưa ra vào thời điểm khi hệ thống ngân hàng thương mại đang có trong tay nhiều đôla và đã hạ thấp tỉ lệ lãi xuất tiền gửi.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam trước đã từng trước đây chỉ thị cho các công ty và tập đoàn bán đôla lại cho ngân hàng thương mại để giảm tình trạng thiếu nguồn cung ứng đôla, một tình huống đã làm gia tăng căng thẳng cho cả thị trường chính thức và thị trường ngoại tệ chợ đen.

Việc người dân tại Việt Nam ưa chuộng đồng đôla đã gây ra nhiều vấn đề kinh tế và xã hội và ảnh hưởng tới việc quản lý chính sách có hiệu quả tại nước này trong những năm gần đây.

Việt Nam đã chi tiêu nhiều vào nhập khẩu hơn là thu về từ xuất khẩu, với thâm hụt mậu dịch lên tới 6,6 tỷ đôla chỉ trong 5 tháng đầu năm, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2010.

Đó là sau khi đã phải dùng tới biện pháp hạ giá tiền đồng 9,3% hồi tháng Hai trong một nỗ lực giải quyết chênh lệch giữa xuất nhập khẩu này. Một đồng tiền yếu thì tốt cho xuất khẩu nhưng lại khiến nhập khẩu đắt đỏ hơn.

Các kinh tế gia cho biết Ngân hàng Trung ương muốn tránh để tiền đồng Việt Nam không bị hạ giá thêm nữa.

Chỉ thị này được nhìn nhận là một quyết định cứng rắn trong một loạt các biện pháp Ngân hàng Trung ương Việt Nam đưa ra trong ba tháng qua nhằm giảm tình trạng tích trữ đôla trong nền kinh tế, giành lại kiểm soát đối với thị trường ngoại hối và giảm áp lực đối với tiền đồng Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét