Pages

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Luật Gia, Nhà Dân Chủ Từ VN: Phải Giữ Biển, Không Nhường

Luật Gia, Nhà Dân Chủ Từ VN: Phải Giữ Biển, Không Nhường

Kêu Gọi Biểu Tình ở Hà Nội và Sài Gòn chống Trung Quốc Lấn Biển;

Philippines bắt 122 ngư dân Việt; Dương Danh Dy: kiện ra quốc tế

HANOI/SAIGON (VB) -- Hôm Thứ Hai, trang blog Nhật Ký Yêu Nước đã kêu gọi tuần hành ôn hòa phản đối trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP. Sài Gòn.

Trang blog này mời gọi biểu tình sẽ “Bắt đầu lúc 8h sáng, Chủ Nhật 5/6/2011.”

Trang blog này cũng giải thích rằng, biểu tình ôn hòa, bất bạo động sẽ hoàn toàn phù hợp Hiến Pháp VN.

Người biểu tình được khuyên là “KHÔNG MANG bất kỳ vật nhọn, hung khí, chất có thể gây cháy, nổ, nào trong người để tránh bị hiểu nhầm là thành phần xấu... KHUYẾN KHÍCH cầm mang theo cờ Việt Nam, áo in màu cờ Việt Nam, ảnh Hồ Chí Minh..v..v...”

Chưa rõ lời mời gọi biểu tình này sẽ thu hút được bao nhiêu người tham gia.

Trong khi đó, bản tin đài VOA cho biết Philippines đã bắt giữ 122 ngư phủ Việt Nam.

Nhà chức trách Philippines cho biết cảnh sát hải dương và các đơn vị đơn vị hải quân của họ đã bắt giữ 122 ngư phủ Việt Nam sau khi chặn 7 tàu cá của người Việt trong lãnh hải Philippines.

Cảnh sát cho hay những tàu đánh cá này bị bắt giữ ở ngoài khơi đảo Palawan thuộc phía tây Philippines, một khu vực nơi những người nước ngoài đã bị bắt giữ trong quá khứ vì đánh cá bất hợp pháp.

VOA ghi thêm, rằng Việt Nam chưa lên tiếng về vụ này.

Trong khi đó, tình hình Trung Quốc đưa tàu vào biển Việt Nam lấn ép liên tục đã gây phẫn nộ tại quê nhà.

Bản tin báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi lời chuyên gia Dương Danh Dy trả lời câu hỏi “Tại sao họ lại có hành động ngang ngược trên vào thời điểm này?” đã cho biết:

“Thứ nhất đó là ý đồ bành trướng. Thứ hai, trong nội bộ Trung Quốc xảy ra một số chuyện, vụ nổ ở Phúc Châu, thực chất là khu Nội Mông bất ổn, chính quyền Trung Quốc phải phong toả. Nội Mông chiếm 1/10 diện tích Trung Quốc. Trước tình hình nội bộ như vậy thì Trung Quốc tìm cách chuyển tập trung chú ý ra bên ngoài, đánh lạc hướng của người dân Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc mới đây đi thăm ba nước ASEAN để thăm dò sự đoàn kết của ASEAN như thế nào.

Vì thế có thể nói hành động trên là một bước lấn tới trên con đường bành trướng ở Biển Đông, còn có nhân tố đối nội, nhân tố với Việt Nam, với ASEAN.

Với Trung Quốc, không chỉ là chuyện tài nguyên, mà Biển Đông phải đặt trong bối cảnh chiến lược toàn cầu, nhằm chiếm giữ được Biển Đông. Đây là đường vị trí chiến lược quốc tế liên quan Mỹ, Nga, Nhật, Hàn, Ấn Độ... Và Trung Quốc đang thử từng bước.

Cho nên, nếu chúng ta không chặn ngay từ đầu thì họ sẽ lấn tới, cần cảnh giác được đằng chân lấn đằng đầu.

Tuy nhiên, tôi cho là nếu Trung Quốc có tấn công quân sự thì các nước sẽ phản ứng. Việt Nam cần có thái độ cứng rắn. Đặc biệt, đoàn kết trong ASEAN là nhân tố rất quan trọng. Việt Nam luôn tôn trọng DOC, và bằng hành động thực tế chứng tỏ Việt Nam tôn trọng công ước, cần kiên quyết đấu tranh, và có thể kiện được ra toà án quốc tế. Nhân tố quan trọng ở đây là sự cương quyết của Việt Nam và đoàn kết trong ASEAN.”

Trong khi đó, Đài BBC phỏng vấn “một nhà nghiên cứu chủ đề an ninh hàng hải khu vực, Thạc sỹ Iskander Rehman,” và được trả lời:

“...Cần xem xét vụ đụng độ mới rồi trong bối cảnh địa chính trị đang dần thay đổi ở Đông Nam Á. Việt Nam, với truyền thống dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ và thái độ bất phục tùng xưa nay đối với Trung Quốc, luôn luôn bị nhà cầm quyền Bắc Kinh xem là một quốc gia cứng đầu ở Đông Nam Á.

Tuy hai nước này đã dàn xếp xong tranh chấp biên giới trên đất liền, căng thẳng vẫn còn đó xung quanh vấn đề chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Sự căng thẳng này đã dẫn tới một số cuộc đụng độ trên biển trong quá khứ, năm 1974 và 1988, và nói chung chúng ta không thể loại trừ khả năng các cuộc đụng độ tương tự sẽ còn nổ ra trong tương lai không xa.

Giới chức Trung Quốc đã tỏ ra quan ngại về quan hệ đối tác chiến lược đang phát triển nhanh chóng giữa Washington và Hà Nội, và đã phản ứng rất quyết liệt trước thông tin hai nước này bàn việc tập trận chung tại Biển Đông.

Bắc Kinh vì thế có thể sẽgiữ một lập trường cứng rắn hơn đối với Việt Nam như một hình thức trừng phạt Hà Nội về quan hệ với Hoa Kỳ, đồng thời cũng để cảnh báo về cái giá mà Việt Nam sẽ phải trả trong tương lai nếu tiếp tục giữ chính sách xích lại gần với Mỹ.”

Đài RFA cũng phỏng vấn một chuyên gia về luật, ghi lời luật sư Lê Trần Luật:

“...Nhà nước Việt Nam lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, chính quyền Việt Nam tỏ ra sợ hãi, trước áp lực của nước lớn như Trung Quốc, cơ bản là lệ thuộc về mặt chính trị, bởi vì khối xã hội chủ nghĩa còn lại thì đa số phụ thuộc vào Trung Quốc và chế độ cộng sản Việt Nam muốn tồn tại, thì không cách nào không lệ thuộc vào Trung Quốc.”

Theo ông thì có nhiều cách để phản kháng chính sách gây hấn của Bắc Kinh:

“Kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, thí dụ như thế là một cách phản đối, có thể gởi kiến nghị thư đến nhà cầm quyền Việt Nam để yêu cầu phải có hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, chống lại sự ngang ngược của Trung Quốc.”...”

Nguồn Việt Báo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét