Pages

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Vì sao Trung Quốc cần Biển đông theo cách nhìn của Mỹ

Người dịch: Quốc Trung


Nhân dân võng ngày 21 tháng 7 đưa tin, CNN vào ngày 20 có đăng bài bình luận về vấn đề Nam Hải (tức Biển Đông, từ đây tất cả những từ “Nam Hải” trong nguyên bản sẽ được dịch thành “Biển Đông”-ND), xin được trích như sau:
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của Biển Đông đối với Châu Á, nhà địa-chiến lược Nicholas John Spykman từng ví Biển Đông là “Địa Trung Hải của Châu Á”. Gần đây, nó lại được chụp cho cái tên gọi là “Biển Caribê Trung Quốc”. Giống như người La Mã và người Mĩ kiếm tìm sự khống chế Địa Trung Hải và vùng biển Caribê, Trung Quốc hiện giờ cũng đang ra sức tìm cách bảo đảm lợi ích của mình trên Biển Đông, đồng thời đã điều chỉnh một cách tương ứng các chiến lược và học thuyết trên biển của mình.
Hiện nay, nhiệm vụ thời chiến chủ yếu của hải quân Trung Quốc là bảo vệ đường thông tin trên biển của Trung Quốc, cắt đứt đường thông tin trên biển của của đối thủ… Đồng thời, Trung Quốc đã nhiều lần nhắc lại chủ quyền vốn có về mặt lịch sử đối với những vùng nước và những hòn đảo này. Những hòn đảo này có thể được dùng làm căn cứ địa trên không và trên biển cho các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát, ngoài ra còn có thể dùng làm căn cứ điểm chỉ cần có nhiều vùng biển hơn cho tàu ngầm đạn đạo cùng các loại tàu khác.
Tuy nhiên, những nỗ lực của Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Sự tự tin của Trung Quốc đã dẫn đến sự quan tâm của các quốc gia khác trên Biển Đông cùng các nước lớn như Mĩ, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Ấn Độ… Từ những năm 90 của thế kỉ 20 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc đối thoại và đàm phán với các nước có liên quan. Một thành quả quan trọng là “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” năm 2002 đã kêu gọi giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua đối thoại và giải quyết hòa bình, nhưng vẫn chưa kí kết được một chuẩn tắc hành vi mang tính ràng buộc. Gần đây, Việt Nam và Philippin đã tiến hành các cuộc diễn tập đạn thật trên vùng biển đang có tranh chấp, đồng thời tăng cường các mối liên hệ với Mĩ, bởi sự có mặt của Mĩ được xem là sự ngăn trở hữu dụng nhất.
Về vấn đề này, trước các diễn đàn đông người, Mĩ luôn nhấn mạnh sự quan tâm của mình đối với việc tự do đi lại trên biển. Tuyên bố gần đây của Mĩ về việc sẽ bố trí chiến hạm tác chiến Marina tại Xinhgapo lại được coi là một sự ngăn trở nữa đối với Trung Quốc. Mặt khác, Mĩ cũng đang tìm cách đi đến một thỏa thuận với Trung Quốc về những sự cố trên biển, song người Trung Quốc không hề mong muốn thỏa thuận ấy sẽ khiến cho Mĩ có được tính hợp pháp khi có mặt trên Biển Đông.
  Chịu trách nhiệm về vấn đề Biển Đông không chỉ nằm ở phía Trung Quốc, các nước khác trong khu vực này cũng cần phải tìm đến sự hợp tác với nhau. Trong tình huống có thể, cần phải tranh thủ cùng nhau khai thác trên vùng biển có tranh chấp. Hơn nữa, sự uy hiếp của vấn đề cướp biển trên Biển Đông đang trên đà ngày càng mạnh mẽ cũng đòi hỏi sự đồng ứng phó của các nước. Đồng thời, các nước trong khu vực này cần tiếp tục tiến hành đối thoại với Trung Quốc về an ninh trên biển, như thông qua các diễn đàn khu vực ASEAN và các hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Đi đến một chuẩn tắc hành vi trên Biển Đông cho các bên không hề là chuyện dễ dàng, song chắc chắn đó là con đường tối ưu để tránh khỏi xung đột vũ trang.
Nguồn: Tại đây
(Bản dịch do dịch giả Quốc Trung gửicho Da Vàng Blog. Xin cảm ơn bác Quốc Trung)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét