Pages

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Kinh tế là động lực thúc đẩy mọi cuộc cách mạng

Theo: Dự báo KTVN

Gần một năm qua, các cuộc biểu tình ở Bắc Phi đã dẫn đến nhiều thay đổi về chính trị ở khu vực. Thành công của các cuộc nổi dậy của nhân dân các nước này đã được gọi bằng cái tên Cách mạng Hoa Lài hoặc Mùa xuân Ả rập.
Một trong những nhân tố chủ yếu đánh thức quần chúng đứng lên làm cách mạng mọi thời đại đều là vấn đề kinh tế. Cuộc cách mạng 1945 tại Việt Nam thành công từ nạn đói Ất Dậu chết 2 triệu người, cuộc cách mạng Pháp 1789 bắt nguồn từ nạn đói và các lý do kinh tế như thuế và nợ công, cách mạng những năm 1980 tại Đông Âu và Liên Xô cũng bắt nguồn từ vấn đề kinh tế yếu kém, không đủ sức nuôi sống người dân.

Chính vì quá đói nghèo, người ta mới có cái bạo gan chống lại bạo quyền cai trị. Cách mạng 2011 bắt đầu là từ việc anh bán trái cây bị đàn áp, do quá nghèo, nên sinh ra liều mạng, tự thiêu để phản đối. Từ đó mới lan qua Ai Cập, kéo theo mấy triệu người biểu tình, rồi lan qua Libya đánh nhau chết mấy chục ngàn người trong 8 tháng.
Vậy hiện trạng kinh tế của những nước đó ra sao, và có mối tương quan nào đối với tình hình kinh tế ở Việt Nam không? Bài viết dưới đây phân tích một số mặt kinh tế của các nước Bắc Phi và một số điểm tương đồng kinh tế Việt Nam.
Điều hành kinh tế yếu kém
Đặc điểm chung của các nước này là các chính sách kinh tế không được kiểm soát chặt chẽ, mang tính chất tập trung. Theo đánh giá của giới học giả, các nền kinh tế Ai Cập hay Tunisia đều có điểm chung là tốc độ và hố sâu phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng nhanh. Giới chức cầm quyền tin vào các nhận định tốt đẹp được đưa ra bởi World Bank và IMF, đồng thời IMF lẫn World Bank cũng tin tưởng con số báo cáo, thống kê không chính xác của những nước đó để đánh giá rất tốt đẹp về nền kinh tế (Kadri 2011; Saleh 2010).
© 2011 Guardian News and Media Limited or its affiliated companies. All rights reserved.
Đặc biệt ở Tunisia có xuất hiện tình trạng bong bóng bất động sản và các lĩnh vực tài chính như chứng khoán. Tỷ lệ thất nghiệp thật sự tại 2 nước này đều rất cao, ở Ai Cập là hơn 50% (Kadri, 2011), ở Tunisia phải cao hơn 19% (tỷ lệ thất nghiệp chính thức).
Giá thực phẩm tăng cao, một hệ quả của tình trạng cung tiền và lạm phát chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc biểu tình ở Bắc Phi (Dylan Ratigan show, 2011).
(Libya đã cắt giảm in tiền để đối phó với lạm phát và giá cả lương thực)
Trên thế giới sau năm 2008, để kích thích kích kinh tế và tạo ra niềm tin kinh tế, Chính phủ các nước đã hoặc (1) vay mượn hoặc (2) tự in ra với số lượng lớn để bù đắp thiếu hụt.
Các Chính phủ PIIGS (Spain, Italy, Portugal, Greece, Ireland) thuộc thành phần thứ nhất trên đây, họ mượn tiền quá nhiều, và nay đi đến chỗ phá sản quốc gia do không có tiền trả (Moore, 2011).
Một số chính phủ khác như Việt Nam, Ai Cập do không có tín dụng cao, không thể mượn được tiền, nên đã tự in tiền mặt và tự tăng tín dụng, từ đó gây ra tình trạng lạm phát kinh hoàng.
Theo thống kê, chính phủ Ai Cập tung ra liên tiếp 3 gói kích thích kinh tế trị giá lên tới 7,3 tỉ USD kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Còn Việt Nam tung ra gói kích thích kinh tế thứ nhất trị giá 8 tỉ USD vào cuối năm 2008 và gói kích thích kinh tế thứ hai vào tháng 11 năm 2009 (trị giá gói kích thích kinh tế thứ 2 này vẫn còn là ẩn số nhưng theo các nguồn tin chính thống thì thấp hơn nhiều so với gói thứ 1) (tham khảo nguồn ở cuối bài).
Lạm phát tại Ai Cập là 12%, còn ở Việt Nam mặc dù con số chính thức là trên 17% nhưng thực tế không thể thấp hơn 50% (xăng dầu, gas, điện, nước, thực phẩm.. đều tăng chóng mặt).
Kinh tế Ai Cập trước cuộc khủng hoảng chính trị đã bước vào giai đoạn STAGFLATION (đình lạm) vài tháng trước, giá hàng hóa tăng vọt cao hơn GDP tăng giả tạo, thất nghiệp lan tràn, kinh tế trì trệ, cuộc sống dân chúng cực kỳ khó khăn, hàng triệu người có học thức cao bị thất nghiệp (Kadri, 2011).
Chính số người “highly educated, newly unemployed” này đã tổ chức thành phong trào chống Chính phủ, với kết quả là bạo động lan tràn một cách có tổ chức, tính toán, và đưa đến việc sụp đổ Chính Phủ TT Mubarak đã đứng vững trong 30 năm qua.
Tại Tunisia tình trạng cũng diễn ra tương tự với nạn giá cả lương thực tăng cao, bong bóng bất động sản và tài chính phình to do các khoản đầu tư chảy vào lĩnh vực phi sản xuất thay vì hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng hay hiện đại hóa nông nghiệp. Và tham nhũng trong quá trình tư hữu hóa tại Tunisia đã đẩy đào sâu thêm hố ngăn cách giữa tầng lớp “cực giàu” với đại bộ phận người dân, khiến dân chúng rất bất mãn (Nawaat, 2010.)
Đình lạm
Việt Nam đã bước vào giai đoạn STAGFLATION từ lâu, nhưng dân chúng không dám bạo động như bên Ai Cập, và cũng vì CP VN đang cố gắng in tiền ra ngày càng nhiều để kềm giữ giá nhiều mặt hàng quan trọng khỏi tăng, ví dụ bù lỗ 10 ngàn tỉ đồng – tương đương 500 triệu USD – để bù lỗ giá xăng (Hà, 2011), một số rất lớn khác bù lỗ giá điện (Tô, 2011), bán rất nhiều tài nguyên, vùng biển (Thu, 2011), lấy ngoại tệ bù lỗ các doanh nghiệp quốc doanh đang trên đà phá sản khác (Từ, 2011).
Tuy nhiên, các biện pháp này ngày càng trở nên kém hữu hiệu, đem đến việc CP VN công bố “thả nổi” giá xăng, cùng lúc tăng giá điện, nước, giảm bù lỗ cho các doanh nghiệp quốc doanh điển hình là để cho VINASHIN quỵt nợ ngoại quốc 600 triệu USD (An, 2010).
Mới đây nhất, chính phủ Việt Nam đã công bố không tính nợ Doanh nghiệp quốc doanh vào nợ công của chính phủ (Tư ,2011), hợp pháp hóa việc quỵt nợ hàng trăm ngàn tỷ đồng của các doanh nghiệp quốc doanh như Vinashin, EVN. Một cuộc phá sản hàng loạt các công ty, tập đoàn quốc doanh, sau khi mất đi sự bù lỗ của CP sẽ xảy ra tại Việt Nam trong thời gian tới.
Tuy cách này có lợi là tạm thời tránh lạm phát kinh hoàng do phải tiếp tục “nuông chiều” các cty, tập đoàn quốc doanh hiện đòi hỏi phải được tiếp tục bù lỗ bằng những số tiền khổng lồ, từ đó gây lạm phát khủng khiếp, nhưng dường như đã quá muộn. NHNN tung ra quá nhiều tiền, chỉ trong tháng 10 đã bơm ra thị trường tổng cộng 38.000 tỉ VND, tức 1.7 tỉ USD (Hồng, 2011a; Hồng, 2011b), nay cho dù không tung thêm tiền ra thì cũng chỉ có thể hạn chế một phần nhỏ nào đó mà thôi.
Nhiều ngân hàng nay không hoạt động theo nghiệp vụ ngân hàng mà chạy theo tính hên xui của thị trường khi đem vốn huy động để đầu tư vào các hoạt động rủi ro như bất động sản, vàng hoặc cho vay lấy lãi suất cao (Từ, 2011). Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hết sức chao đảo sau làn sóng vỡ nợ hàng loạt trên toàn quốc đã làm lộ rõ ra các ngân hàng có thanh khoản kém, thậm chí ít nhất 2 ngân hàng không còn khả năng trả nợ (CafeF, 2011), cần phải giải thể, phá sản. Các nguồn tin chính thống đã hé lộ rõ hơn nữa về nguy cơ kết hối, kết kim bằng việc không bảo hiểm các khoản tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ. Còn hệ thống bảo hiểm tiền gửi không thể đảm bảo bảo hiểm tiền gửi cho 1 ngân hàng nếu như phá sản (P.Thảo, 2011).
Bất kể tương lai bức tranh lạm phát và phát triển kinh tế của Việt Nam là một màu xám ảm đạm, thế nhưng, cũng tương tự như các nước Bắc Phi, IMF lẫn WB luôn dành cho Việt Nam những từ ngữ rất tốt đẹp, mang tính khen ngợi (VOV, 2011).
Nạn thất nghiệp, quỵt nợ đang lan tràn, kinh tế đình trệ, nạn đói có thể lan rộng rất mau toàn quốc trong giới nghèo tại các đô thị và tại vùng quê, do số người này không có tiền để dành và do An sinh Xã hội tại VN hầu như hoàn toàn không có.
Ẩn số kiều hối
Trong những năm gần đây, lượng kiều hối của Việt Kiều gửi về Việt Nam ngày càng tăng, kèm theo đó là dòng người Việt Kiều về Việt Nam ăn Tết Âm lịch. Trong năm 2008, đã có 400 ngàn Việt Kiều về Việt Nam du lịch, đầu tư góp phần tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam không nhỏ. Năm 2010, lượng kiều hối ước tính đạt 8 tỉ USD (Thành , 2011). Đây là nguồn ngoại tệ quan trọng giúp Chính phủ Việt Nam hạn chế các ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đang xảy ra trong nước, đặc biệt từ áp lực tỷ giá do các ngân hàng đã bán vàng của dân gửi mà vẫn chưa có đủ ngoại tệ để mua lại (Lý, 2011).
Hàng năm, cả 400 – 500 ngàn người về VN, trong đó số về thăm gia đình chỉ là số nhỏ, còn lại là chơi bời, mua dâm, làm ăn, du lịch, là chính (Lan, 2011).
Năm nay tăng rất mạnh số Việt Kiều về nước, do Noel và Tết gần nhau. Hàng 400 ngàn người sẽ lũ luợt kéo về, năm nay do Tết sớm nên sẽ có người ở đó từ Noel qua Tết, xài hết tiền dành dụm, tiền già, cả năm. Mỗi người đem theo trung bình 3000 USD, 30 kgs hàng hóa, thì đủ giúp Chính Phủ Việt Nam 1,2 tỉ USD, 12 ngàn tấn hàng, làm giảm nhập siêu, tăng ngoại tệ, tránh cho Việt Nam sụp đổ kinh tế trong năm nay.
CP VN chỉ cần in 120 ngàn tỉ đồng ra là đủ mua gom 5 tỉ USD ngoài chợ đen, đủ cho họ kéo dài qua tới tháng 5, sau đó sẽ có tiền từ ADB, WB, bán dầu, có khi được thêm 100 ti USD đường sắt cao tốc từ Nhật.
CP VN rất nhạy bén, qua VN Airlines, họ biết số VK về nước năm nay TĂNG rất cao, ước tính thu USD rất cao, nên họ yên tâm tung USD ra bán giữ tỉ giá.
Họ suy đoán sau đó sẽ có thể tung VND ra mua lại, từ số VK gởi, đem về dịp Noel, Tết, thì họ có thể yên tâm bán ra mỗi tuần 500 triệu USD từ nay đến giữa tháng 12, khi đó Việt Kiều gởi, đem tiền về ào ạt, thì họ khỏi bán ra, mà có khi còn MUA vào là khác.
Xem ra chưa thể có thay đổi gì lớn tại Việt Nam trong năm nay trừ phi số Việt Kiều về nước vì lý do gì đó giảm mạnh đột ngột. Khi đó, Chính phủ Việt Nam mất nguồn cung ngoại tệ từ kiều hối sẽ đẩy nền kinh tế Việt Nam sâu hơn vào trạng thái đình lạm giống như những điều đã xảy ra bên Libya, Ai Cập, Tunisia.
Phụ lục giới thiệu về các tác giả, học giả trích ở phần đầu:
Ts. Ali Kandri, hiện là nghiên cứu sinh tại London School of Economics (LSE), đang tham gia các công trình nghiên cứu khoa học về kinh tế-chính trị ở thế giới Ả Rập, từng đứng đầu nhóm nghiên cứu kinh tế vùng ở Liên Hiệp Quốc tại Beirut. Email: A.Kadri@lse.ac.uk
Gs. Rob Prince, hiện công tác và giảng dạy về chuyên ngành Quốc tế học tại Josef Korbel School of International Studies thuộc University of Denver.
Gs. Basel Saleh, hiện đang giảng dạy bộ môn Kinh tế và là thành viên khoa Hòa bình học tại Radford University. Các công trình của giáo sư về những người Palestine đánh bom tự sát được trích dẫn rộng rãi trên truyền thông và trong nghiên cứu khoa học. Email: bsaleh@radford.edu
References cited:
“Did the economy cause unrest in the Arab world?.” Dylan Ratigan show. MSNBC. 3 Feb. 2011. Webclip. http://www.msnbc.msn.com/id/21134540/vp/41414080#41414080
“Liều thuốc mạnh đang có phản ứng phụ.” CafeF, 22 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://cafef.vn/2011102212310761CA33/lieu-thuoc-manh-dang-co-phan-ung-phu.chn
“WB, IMF đánh giá cao sự phát triển của Việt Nam.” VOV Online, 29 Sep. 2010. Web. 28 Oct. 2011. http://vov.vn/Home/WB-IMF-danh-gia-cao-su-phat-trien-cua-Viet-Nam/20109/156064.vov
An, Huy. “Vinashin chỉ chấp nhận trả lãi khoản vay 600 triệu USD.” Vneconomy, 24 Dec. 2010. Web. 28 Oct. 2011. http://vneconomy.vn/20101224111817686p0c5/vinashin-chi-chap-nhan-tra-lai-khoan-vay-600-trieu-usd.htm
Hà, Nguyễn. “Đã bỏ ra 10.000 tỉ để không tăng giá xăng dầu.” Sài Gòn Tiếp Thị. Người Lao Động, 18 Jan. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://nld.com.vn/201101181257012p0c1014/da-bo-ra-10000-ti-de-khong-tang-gia-xang-dau.htm
Hồng, Phúc. “Ba ngày, NHNH bơm 9.000 tỉ đồng qua thị trường mở.” Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 13 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/63263/Ba-ngay-NHNH-bom-9000-ti-dong-qua-thi-truong-mo.html
Hồng, Phúc. “Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm vốn cho thị trường.” Dân Trí, 5 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://dantri.com.vn/c76/s76-524544/ngan-hang-nha-nuoc-tiep-tuc-bom-von-cho-thi-truong.htm
Kadri, Ali. “Egypt’s Economy in Crisis.” GlobalResearch.ea, 18 Feb. 2011. Web. 27 Oct. 2011. http://www.globalresearch.ca/index.php?context=va&aid=23279
Lan, Ngọc. “Tại sao nhiều ông thích về Việt Nam cặp bồ?” Người Việt, 19 Sep. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://viet-studies.info/kinhte/VeVNCapBo_NV.htm
Lý, Hải. “Dự phòng USD cho nhập khẩu vàng, cầu ảo ngoại tệ đã tăng đột ngột” TBKTSG, 28 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://cafef.vn/20111028025355539CA34/du-phong-usd-cho-nhap-khau-vang-cau-ao-ngoai-te-da-tang-dot-ngot.chn
Moore, James. “James Moore: The PIIGS could derail plans to solve eurozone crisis.” Independent. Independent, 27 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://www.independent.co.uk/news/business/comment/james-moore-the-piigs-could-derail-plans-to-solve-eurozone-crisis-2376384.html
Nawaat. In an interview with Rob Prince. “Deconstructing TuniLeaks: Part Two: Economic Consequences.” Nawaat.org. 22 Dec. 2010, Web. 28 Oct. 2011. http://nawaat.org/portail/2010/12/22/deconstructing-tunileaks-part-two-economic-consequences/
P.Thảo. “Gửi vàng, ngoại tệ không được bảo hiểm.” Dân Trí, 11 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://dantri.com.vn/c76/s76-526566/gui-vang-ngoai-te-khong-duoc-bao-hiem.htm
Saleh, Basel. “Tunisia: IMF ‘Economic Medicine’ has resulted in Mass Poverty and Unemployment.” GlobalResearch.ca, 31 Dec. 2010. Web. 28 Oct. 2011. http://www.globalresearch.ca/index.php?context=va&aid=22587
Thành, Tuấn. “Năm 2010, 8 tỉ USD kiều hối chuyển về VN” Lao Động, 12 Jan. 2011 Web. 28 Oct. 2011. http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Nam-2010-8-ti-USD-kieu-hoi-chuyen-ve-VN/28798
Thu, Hương. “Dự án lớn nhất từ trước tới nay của Vinpearl.” An Ninh Thủ Đô. An Ninh Thủ Đô, 19 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://www.anninhthudo.vn/Kinh-doanh/Du-an-lon-nhat-tu-truoc-toi-nay-cua-Vinpearl/419964.antd
Tô, Hà. “Lỗ và nợ, EVN đòi tăng giá điện.” Người Lao Động. Người Lao Động, 19 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://nld.com.vn/20111019110553177p0c1014/lo-va-no-evn-doi-tang-gia-dien.htm
Tư, Hoàng. “Không tính nợ của DNNN vào nợ công.” Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 17 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/63567/Khong-tinh-no-cua-DNNN-vao-no-cong.html
Từ, Nguyên. “Nhận diện những “thủ phạm” gây bất ổn kinh tế.” Dân Trí, 28 Oct. 2011. Web. 28 Oct. 2011. http://dantri.com.vn/c76/s76-532037/nhan-dien-nhung-thu-pham-gay-bat-on-kinh-te.htm
Số liệu gói kích thích kinh tế của chính phủ Ai Cập:
IBTimes, Egypt eyes new stimulus package: agency, 19/10/2010, http://www.ibtimes.com/articles/73526/20101019/egypt-eyes-new-stimulus-package-agency.htm
Ahram Online, The new stimulus package is worth LE20 billion, says Finance Minister, 24/11/2010, http://english.ahram.org.eg/NewsContent/3/12/434/Business/Economy/The-new-stimulus-package-is-worth-LE-billion,-says.aspx
Số liệu gói kích thích kinh tế của chính phủ Việt Nam:
VnEconomy, Công bố chi tiết về gói kích cầu 8 tỷ USD, 13/05/2009, http://vneconomy.vn/20090513094255575P0C6/cong-bo-chi-tiet-ve-goi-kich-cau-8-ty-usd.htm
Thanh Niên, Công bố gói kích cầu thứ hai, 31/10/2009, http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200944/20091031002951.aspx
Dân Trí, Quốc hội chưa rõ nguồn tiền gói kích thích kinh tế thứ 2, 4/11/2009, http://dantri.com.vn/c76/s76-360031/quoc-hoi-chua-ro-nguon-tien-goi-kich-thich-kinh-te-thu-2.htm
Bình luận: 4 ngày sau khi công bố gói kích cầu thứ 2, Quốc Hội Việt Nam vẫn không biết Chính phủ lấy nguồn tiền từ đâu ra để kích cầu, đặc biệt là KHÔNG BIẾT TRỊ GIÁ gói kích cầu thứ 2 là bao nhiêu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét