Pages

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Trại tạm giam Bộ công an vi phạm tự do tôn giáo?

Sài Gòn – Paul Trần Minh Nhật được cho phép nhận đồ gởi của gia đình. Đây là thông tin gia đình Paul Trần Minh Nhật cho VRNs biết, ngày 11.10.2011, sau nhiều lần vất vả lặn lội từ Lâm Đồng xuống Sài Gòn. Trưa ngày 10.10.2011, cơ quan công an an ninh điều tra thuộc Cục chống khủng bố, phản động trong nước A.67, đã đồng ý cho gia đình có quyền gửi tiền vào trại tạm giam Paul Trần Minh Nhật vào các ngày 10 hàng tháng theo quy định của trại giam.
Trong lần đầu thăm nuôi này gia đình đã chuẩn bị gửi năm trăm ngàn, một ít quần áo, đồ dùng cá nhân và cuốn sách Kinh Thánh. Nhưng khi đến nơi thì cán bộ công an an ninh chỉ cho gửi tiền và quần áo còn cuốn sách Kinh Thánh lại bị cấm không cho gửi với lời giải thích: Đây là quy định của trại giam không cho gửi sách vở gì cho dù sách Phật Giáo, Công Giáo cũng bị Cấm.

Xét về tính hợp pháp của cuốn sách Kinh Thánh là một ấn phẩm văn hoá được nhà xuất bản Tôn Giáo phát hành hơn 100 ngàn bản, với nhiều kích cỡ, đã được nộp lưu chiếu đúng Luật xuất bản hẳn hoi, được lưu hành rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam, được tuân thủ đúng quy định luật xuất bản của nhà nước Việt Nam. Một ấn phẩm hợp pháp không bị cấm lưu hành, cấm đọc dưới mọi hình thức, vậy tại sao, một công dân (Trần Minh Nhật còn đầy đủ quyền công dân) lại không được đọc? Đây có phải là chủ trương đàn áp tôn giáo hay không? Hay đây chỉ là sự tuỳ tiện vi phạm pháp luật của công an quản giáo thuộc Bộ công an tại Sài Gòn? Ai đã bao che cho họ làm việc sai quấy này đến mức họ có thể nâng điều sai trái này thành nguyên tắc bất thành văn để nói với thân nhân những người đang bị tạm giam?
Xét về tầm quan trọng của cuốn sách Kinh Thánh đối với người Công Giáo. Người Công giáo luôn xem cuốn sách Kinh Thánh là kim chỉ nam dạy họ yêu thương tha nhân đồng loại, tránh điều xấu làm điều thiện, dạy họ nói chân lý, sống chân lý để từ đó họ áp dụng vào đời sống hàng ngày. Vậy cuốn sách Kinh Thánh là cuốn sách dạy mọi người sống hướng thiện hơn, tốt hơn, thì tại sao lại bị cơ quan an ninh bộ ra lệnh Cấm?
Vậy việc cơ quan công an an ninh cấm ở đây chứa ẩn điều gì?
Sáng ngày 27.08.2011, tại Trường Đại Học Ngoại Ngữ- Tin Học TP. HCM, Paul Trần Minh

Paul Minh Nhật bị bẻ cổ khi bị bắt lên xe công giữa trưa tại Sài Gòn
Nhật sau khi thi học kỳ xong thì bị hai cán bộ tên Nguyễn Thành Đăng, và Lê Mạnh Tùng cán bộ công an cục an ninh phòng chống khủng bố, phản động trong nước A67 bắt đi và không để lại một thông tin gì cho phía nhà trường cũng như gia đình, cho đến năm ngày sau khi Paul Trần Minh Nhật bị bắt, gia đình đến hỏi nhà trường thì chính một vị lãnh đạo nhà trường mới biết họ cũng bị lừa vì họ được báo là “cơ quan an ninh mời lên để hỏi một số thông tin rồi cho về”.
Được biết ngày 05.06.2011, người dân Sài Gòn xuống đường biểu tình chống Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, thì Paul Trần Minh Nhật là một trong hai người bị công an Sài Gòn bắt khi đang tham gia đoàn biểu tình.
Trước khi bị bắt Paul Trần Minh Nhật cũng bị một cán bộ an ninh gọi điện thoại khủng bố tinh thần liên tục, có lúc thì hăm dọa, có lúc thì dụ dỗ ngon ngọt.
Paul Trần Minh Nhật là một trong số 15 thanh niên Công giáo và Tin lành bị bắt trong những ngày gần đây. Việc bắt 15 thanh niên công giáo trong đó nhiều người là bloggers với nhiều bài viết uy tín và là chủ nhân của các blog có nhiều người vào đọc. Việc bắt người tùy tiện của công an an ninh Việt Nam đang bị dư luận trong cũng như ngoài nước lên án, phản đối.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở ở New York kêu gọi ViệtNam trả tự do cho 15 người bị bắt giữ trong những tháng gần đây. Ông Robertson, Phó giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức này nói: “Cần nhận định công khai rằng Việt Nam thẳng tay đàn áp những người bất đồng chính kiến về tôn giáo, và đề nghị Hoa Kỳ gây áp lực yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích tất cả những người bị giam giữ vì đã ôn hòa bày tỏ tiếng gọi của lương tâm mình chứ không phải đường lối của đảng”.
Bên ngoài trại giam ờ 237 Nguyễn Văn Cừ, quận 1, Sài Gòn, nơi Minh Nhật đang bị tạm giam
Tổ chức Bảo vệ các nhà báo (CPJ), trụ sở ở New York, mới ra thông cáo bày tỏ quan ngại về điều mà họ gọi là ‘đợt trấn áp tự do ngôn luận’ mới đây ở Việt Nam. “Trong thời gian gần đây, một số cây viết và blogger khác như Paulus Lê Sơn, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, và Nguyễn Văn Duyệt, cũng đã bị bắt với cáo buộc lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ luật hình sự. Những người này đều theo Công giáo, và thường có các bài viết đưa ra các thông tin vốn bị cấm đoán ở trong nước.”
Tổ chức bảo vệ nhà báo cho biết các vụ nói trên cho thấy cuộc trấn áp bất đồng chính kiến vẫn còn đang tiếp diễn ở Việt Nam, sau khi hàng chục nhà hoạt động xã hội và chính trị đã bị bắt.
PV.VRNs

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét