Pages

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

‘Lạm phát giáng vào cả chục triệu người’

Tiến Sỹ Nguyễn Quang A


“Các doanh nghiệp nhà nước rất kém trong cái họ gọi là nhiệm vụ chính trị của mình. Những nhà lãnh đạo ở Việt Nam từ ông Thủ tướng trở xuống, cho tới ông thứ trưởng hay cán bộ vụ…cho đến các doanh nghiệp nhà nước đều nhận họ là công cụ để thực hiện chính sách vĩ mô của nhà nước, có các nhiệm vụ xã hội, nhiệm vụ chính trị”.
Tiến Sỹ Nguyễn Quang A nói sự phát triển kinh tế sẽ không có ý nghĩa nếu chính phủ Việt Nam không giải quyết được thực trạng lạm phát quá cao và bất ổn kinh tế vĩ mô.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC tiếng Việt nhìn lại một số vấn đề trong kinh tế Việt Nam năm 2011, ông Nguyễn Quang A nói lãnh đạo Việt Nam đã nhận ra được những vấn đề lớn dẫn tới bất ổn kinh tế.

Choáng vì lạm phát
Ông Nguyễn Quang A nói:
“Lạm phát ở mức 18.58% đã giáng xuống hàng chục triệu người ở Việt Nam, không chỉ người nghèo mà tầng lớp thu nhập trung bình cũng bị ảnh hưởng rất nhiều”.
Truyền thông Việt Nam vào những ngày cuối năm nhìn lại một số điều được mô tả là “Bấm những con số và sự kiện gây sốc” tác động mạnh tới người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Tổng kết một năm nền kinh tế Việt Nam, tờ VietnamNet bình luận, “như nhận định của lãnh đạo Chính phủ lạm phát Việt Nam không chỉ cao nhất châu Á mà còn thuộc hàng quán quân thế giới”.
Bài của báo này mô tả “Nguyên nhân của lạm phát được cho là bắt nguồn từ những bất ổn của chính sách tiền tệ” và rằng “đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bất ổn kinh tế vĩ mô”.
Chính phủ Việt Nam phá giá tiền đồng ở mức 9,3% trong năm 2011 và đây là là mức phá giá được Chính phủ gọi là “điều chỉnh tỷ giá”, mạnh nhất trong lịch sử qua một lần điều chỉnh.
“Các doanh nghiệp nhà nước rất kém trong cái họ gọi là nhiệm vụ chính trị của mình”
Tiến sỹ Nguyễn Quang A
Thực trạng lạm phát và bất ổn về chính sách tiền tệ đã có hệ lụy tới một loạt biến động khác trong đó có việc các ngân hàng thương mại đua nhau đẩy lãi suất lên cao thập chí tới 24-25% khiến doanh nghiệp gặp khó khăn.
VietnamNet dẫn số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói “tính đến tháng 9, có gần 49.000 doanh nghiệp đã dừng hoạt động, dừng nộp thuế, hoặc đã giải thể, phá sản, đóng cửa trong khi bình quân trước đây, mỗi năm có khoảng 5.000-7.000 doanh nghiệp phá sản, giải thể”.
Tiến Sỹ Nguyễn Quang A tỏ ra hoài nghi về con số này và nói điều ông gọi là “số doanh nghiệp đã chết mà chưa chôn có thể còn nhiều hơn”.
Ông Quang A cũng tỏ ra ngoài nghi về việc Bấm truyền thông trong nước đưa tin 20 trong số 21 tổng công ty/tập đoàn nhà nước kinh doanh có lãi, trừ Vinashin.
“Khi mà nghe người ta báo cáo thì cũng cần phải kiểm tra chéo năm lần bảy lượt”.
“Báo cáo trong hội nghị này hội nghị kia nhiều khi là được tô hồng hay bóp méo để phục vụ cho một mục đích gì đó”.
‘Rất kém về chính trị’
Mới đây ông Nguyễn Quang A có bài viết bàn về điều ông gọi là “Bấm nhiệm vụ chính trị” của doanh nghiệp nhà nước.
Trả lời BBC ngày 30/12 ông nói “Việt Nam người ta hay nói về cái gọi là nhiệm vụ chính trị”.
“Những nhà lãnh đạo ở Việt Nam từ ông Thủ tướng trở xuống, cho tới ông thứ trưởng hay cán bộ vụ…cho đến các doanh nghiệp nhà nước đều nhận họ là công cụ để thực hiện chính sách vĩ mô của nhà nước, có các nhiệm vụ xã hội, nhiệm vụ chính trị”.
“Nhiệm vụ quan trọng nhất của một doanh nghiệp là làm ăn có hiệu quả, tạo công ăn việc làm, đóng nhiều thuế cho nhà nước”
“Nếu xét về ý nghĩa như thế thì các doanh nghiệp nhà nước là rất kém trong cái họ gọi là nhiệm vụ chính trị của mình”
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một trong các nhân vật có tiếng nói phản biện được dư luận chú ý nhiều cũng cảnh báo về điều ông mô tả là những bất ổn xã hội không thể kiểm soát được từ hệ quả của thực trạng bất ổn kinh tế và lạm phát cao.
“Tại Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Tổng Bí thư phải nói rằng nếu đảng này không tự thay đổi thì có nguy cơ đến sự tồn tại của chính nó”.
“Chính sách là ai đưa ra vẫn là các vị ấy, vậy thì cần phải thay đổi chính sách”.
“Nhìn nhận được ra những vấn đề đó là quan trọng, nhưng điều quan trọng nhất là phải thay đổi cách nghĩ”,
“Nếu cứ gắn tư duy vào những chính sách, chủ trương tính bằng 5 năm…và không dám thay đổi thì tương lai sẽ rất mờ mịt” Tiến Sỹ Nguyễn Quang A khuyến cáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét