Diễn dàn Kinh tế Thế giới ở Davos qui tụ hàng ngàn doanh nhân và chính trị gia. |
“Cách nhìn dập khuôn về Trung Quốc có thể là đúng cho quá khứ, thậm chí có thể là đúng vào lúc này, nhưng nó sẽ thay đổi. Nếu không, uy tín của Trung Quốc sẽ kết cục như những gì xảy ra trong mậu dịch toàn cầu, tức là kết quả “là rất lớn, nhưng trong chính trị [thì bị coi] là tồi tệ”. – Michael Wong, Coonh ty TouchPal
Nào hãy xem ai sợ sức mạnh kinh tế Trung Quốc?
Đề cập đến chủ đề này khi trao đổi lịch sự thì khả năng là quí vị sẽ nghe thấy những lời phàn nàn về việc Trung Quốc bán phá giá hàng rẻ tiền, lấy đi công ăn việc làm và các nguồn tài nguyên.
Nếu quý vị nói chuyện với các chính trị gia và các kinh tế gia thì sẽ nghe thấy lời phàn nàn rằng Trung Quốc giữ đồng tiền của mình dưới giá trị thực.
Rồi cũng có quan ngại về kích cỡ kho dự trữ ngoại hối của Bắc Kinh – hiện đang gần tới ngưỡng 4 ngàn tỷ đôla.
Vì vậy, sức mạnh kinh tế thực ra gây sợ hãi và cả sự thù địch, đặc biệt là ở các nước như Hoa Kỳ hiện đang trong năm bầu cử tổng thống, Richard Levin, Chủ tịch Đại học Yale cảnh báo.
Và những lo lắng này sẽ có xu hướng tăng.
Nước giàu hay nước nghèo?
Nền kinh tế của Trung Quốc, với 1,3 tỷ dân, vẫn tiếp tục phát triển nhanh, với tốc độ khoảng 10% một năm.
“Thế giới bên ngoài Trung Quốc vẫn đang tự hỏi liệu Trung Quốc là một nước nghèo với rất nhiều người giàu, hay một nước giàu với rất nhiều người nghèo”
Pascal Lamy, Giám đốc Tổ chức Mậu dịch Thế giới
Kinh tế Trung Quốc đã đứng hàng thứ hai thế giới về kích cỡ. Một số người tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos tự hỏi liệu ta nên vẫn gọi Trung Quốc là một nền kinh tế đang phát triển hay không.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, ông Pascal Lamy, Giám đốc Tổ chức Mậu dịch Thế giới, nói “sẽ bị vướng vào vấn đề nhận thức từ công chúng”.
“Người ta quan niệm rằng luôn có một quan chức Trung Quốc đứng sau mỗi doanh nhân Trung Quốc. Là Trung Quốc vơ vét tài nguyên. Đó là Trung quốc là cái gì đó kiểu “thực dân mới”. Đó là Trung Quốc rượt đuổi, trộm cắp, và chuyển giao tất cả công nghệ có được, tất cả những điều tiêu cực đó tô nền cho quan điểm rằng Trung Quốc là một quốc gia không tôn trọng luật”.
Ông Lamy không đồng ý với nhãn quan này.
Tuy nhiên, ông nói rằng Trung Quốc cần có “một cách giải trình tốt hơn”, và cần nói với thế giới những gì thực sự đang diễn ra.
“Thế giới bên ngoài Trung Quốc vẫn đang tự hỏi liệu Trung Quốc là một nước nghèo với rất nhiều người giàu, hay một nước giàu với rất nhiều người nghèo”, ông Lamy nói.
Sai sót bước đầu
Trung Quốc đang thay đổi quá nhanh và cũng khó tự biết được chuyện gì đang xảy ra.
John Zhao, giám đốc điều hành của công ty đầu tư tư nhân lớn nhất Trung Quốc, Hony Capital, nhắc nhở giới có ảnh hưởng lớn tại Davos rằng cách đây không lâu, chính phủ Trung Quốc còn nói với người dân Trung Quốc đi ra nước ngoài rằng “chúng ta sẽ may được cho người dân của chúng ta bộ vét đẹp để khỏi bị coi là người nghèo “.
Thành công kinh tế của Trung Quốc đôi khi bị xem là có hại cho nước khác.
Còn ngày nay, ông cho biết, phương Tây chỉ thấy toàn người Trung Quốc rất giàu đi du lịch ở nước ngoài.
“Điều đó cũng gây ấn tượng sai lệch là Trung Quốc toàn người giàu có. Họ chỉ là thiểu số mà thôi. Hầu hết người Trung Quốc vẫn còn nghèo.”
Nhưng còn uy tín thiếu rõ ràng của Trung Quốc khi kinh doanh ở nước ngoài thì sao? Ông Zhao đổ lỗi cho những sai lầm của những bước đi ban đầu.
Chính phủ Trung Quốc không biết phải làm gì với tất cả dự trữ ngoại hối của mình, ông nói, vì vậy họ đã làm những gì nước khác đã làm: mua trái phiếu chính phủ Mỹ.
Và đúng, đúng là trong khi “có vài công ty xấu của Trung Quốc cố ý gian lận,” thì hầu hết đều cố gắng học hỏi và tôn trọng luật pháp.
“Chúng tôi không có lịch sử cả trăm năm trong quản trị doanh nghiệp,” ông Zhao nói.
Robert Greifeld, giám đốc điều hành của thị trường chứng khoán Nasdaq, lưu ý mọi người rằng phương Tây cũng có “lịch sử phong phú về các sai phạm của giới công ty – từ Parmalat tới Enron,” và rằng các công ty Trung Quốc “có nhu cầu lớn tìm hiểu chuẩn mực báo cáo của giới công ty phương Tây”.
Mất cân đối lớn
Tuy nhiên, những rắc rối đối với Trung Quốc không chỉ là vấn đề về báo cáo của công ty hoặc nhận thức chung về Trung Quốc, Stephen Roach, cựu Chủ tịch Morgan Stanley châu Á và nay làm việc cho Đại học Yale, lập luận.
Đó là do có sự mất cân bằng kinh tế thực sự khi người tiêu dùng Trung Quốc và các công ty Trung Quốc tiết kiệm được quá nhiều, trong khi phương Tây lại tiết kiệm quá ít.
Ông Levin tin rằng nay là lúc chính phủ Trung Quốc nên sử dụng một phần nào đó trong kho dự trữ ngoại hối của mình để đầu tư cho chính người dân nước này, ví dụ bằng cách tạo dựng hệ thống an sinh xã hội, đầu tư cho hệ thống lương hưu trong bối cảnh có áp lực vì một bộ phận dân đang đến tuổi già ngày càng nhanh.
Một trong chủ đề được coi là “nhạy cảm” và phía Trung Quốc không muốn nói tới là tỷ giá nhân dân tệ với đôla.
Quan điểm của Trung Quốc là không thể thả nổi tỷ giá và vấn đề là công chúng Trung Quốc sẽ nghĩ sao nếu kho dự trữ đôla đột nhiên bị mất giá do vấn đề thay đổi tỷ giá.
‘Vơ vét tài nguyên’
Một số người tham dự diễn đàn từ Trung Quốc không hoàn toàn đồng ý với lập luận cho rằng Trung Quốc có cách hành xử bất thường.
“Trung Quốc đâu có vơ vét tài nguyên, đó là việc đầu tư vào các nguồn tài nguyên mà nếu không thì sẽ không được khai thác, cho dù ở Brazil hoặc Úc hoặc Châu Phi”, một người tham dự diễn đàn Davos lập luận
“Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều ư? Không, ít chứ đâu có nhiều. Nếu xem Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thì Trung Quốc đầu tư như vậy đâu có đủ.”
Trung Quốc đang đầu tư sang nhiều quốc gia giàu có và phát triển.
Một nhân vật khác nhắc nhở đại biểu tham dự Davos rằng “thành kiến” ngày nay đối với Trung Quốc tựa như “cách đây 50 năm, khi người Mỹ đã cho hàng hóa của mình ngập lụt thị trường Châu Âu”.
Cũng như tất cả chúng ta đã bị một chút “Mỹ hóa, có lẽ tất cả chúng ta sẽ như vậy với Trung Quốc, nhưng điều đó không khiến tôi thấy phiền lòng,” ông nói.
‘Cặp trước khi cưới’
Và điều gì sẽ xảy khi các công ty Trung Quốc mua lại các công ty phương Tây?
“Ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc đang nhòm ngó các công ty như Coca-Cola và General Electric và xem thành công của họ, để học hỏi từ họ … và muốn trở thành công ty đa quốc gia.”
Nhưng làm như vậy không phải là lúc nào cũng thành công.
“Trước khi kết hôn, bạn nên đi lại hẹn hò. Vì vậy tôi hy vọng các công ty Trung Quốc sẽ mở văn phòng trên khắp thế giới, để họ tìm hiểu về văn hóa nước khác.”
John Zhao, Hony Capital
Ông Zhao kể về câu chuyện của một công ty của Đức đã quyết định bỏ thỏa thuận mà một công ty Trung Quốc mời chào với điều kiện tốt hơn để rồi bán công ty này cho một chủ sở hữu Pháp.
“Họ đã quyết định đúng,” ông Zhao nói.
“Nếu họ cảm thấy họ không thể hoạt động trong các công ty Trung Quốc, thỏa thuận đó kể như là một thảm họa. Vì vậy, đó là lý do tại sao chúng tôi đang nói với công ty Trung Quốc: hãy hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của các bạn”
Một giám đốc điều hành Trung Quốc đã so sánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp Trung Quốc với phương Tây như kiểu tán tỉnh của đôi trai gái: “Trước khi kết hôn, bạn nên đi lại hẹn hò. Vì vậy tôi hy vọng các công ty Trung Quốc sẽ mở văn phòng trên khắp thế giới, để họ tìm hiểu về văn hóa”.
Đôi bên cùng có lợi
“Hãy sẵn sàng để có thêm đầu tư của Trung Quốc, điều đó sẽ xảy ra”, ông Pascal Lamy nói với các chính khách và ông chủ doanh nghiệp phương Tây tại hội trường ở Davos. Và quay sang khán giả khu có nhiều người Trung Quốc, ông cảnh báo rằng “để đôi bên cùng có lợi thì Trung Quốc phải giải quyết vấn đề nhận thức trên cả hai phương diện, ở phương Tây và ngay tại Trung Quốc.
“Cách nhìn dập khuôn về Trung Quốc có thể là đúng cho quá khứ, thậm chí có thể là đúng vào lúc này, nhưng nó sẽ thay đổi”
Michael Wong, Coonh ty TouchPal
Nếu không, uy tín của Trung Quốc sẽ kết cục như những gì xảy ra trong mậu dịch toàn cầu, tức là kết quả “là rất lớn, nhưng trong chính trị [thì bị coi] là tồi tệ”.
Thế giới bên ngoài nên hiểu rằng Trung Quốc đang thay đổi, là lời thỉnh cầu đầy nhiệt huyết của Michael Wong, một doanh nhân trẻ, có công ty, TouchPal, làm phần mềm ứng dụng điện thoại đa tính năng hiện đang có sự hiện diện trên 20% tổng số máy dùng hệ điều hành Android của Google.
Các hãng như công ty của ông đang vận động để có sự thay đổi, ví dụ như nỗ lực nhiều nhằm tuân thủ qui định bảo vệ sở hữu trí tuệ.
“Cách nhìn dập khuôn về Trung Quốc có thể là đúng cho quá khứ, thậm chí có thể là đúng vào lúc này, nhưng nó sẽ thay đổi, nhanh hơn nhiều so hơn bạn nghĩ, trong 3-5 năm tới,” ông Wong nói.
“Chúng tôi là tương lai của Trung Quốc.”
Và có thể là tương lai của thế giới, ông Wong đáng ra có thể nói thêm câu này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét