Pages

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Cúm gia cầm lan tràn đáng ngại tại Việt Nam


AFP
Chích ngừa cúm H5N1 trên gia cầm.
Gia Minh, biên tập viên

Dịch cúm gia cầm tiếp tục lan nhanh tại Việt Nam khiến thủ tướng chính phủ hôm qua 20/2 phải ra công điện khẩn cấp ngăn chặn dịch lây lan và dập dịch.
Trong tình hình đó cần phải có những biện pháp tự bảo vệ, phòng ngừa cho bản thân cũng như cộng đồng ra sao?.

Gia Minh ghi nhận những lời khuyên từ giới chuyên gia và cập nhật một số thông tin liên quan dịch cúm gia cầm hiện nay tại Việt Nam.

Chưa có loại thuốc đặc hiệu nào điều trị cho cúm


Thông tin từ Cục Thú Y Việt Nam cho biết đến ngày hôm đầu tuần này 20 tháng 2 dịch cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện tại 11 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đó là các địa phương Thanh Hóa, Quảng Trị, Sóc Trăng, Hà Nam, Hải Dương, Thái Nguyên, Kiên GIang, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Phòng và Quảng Nam.


Có những nơi như thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ kiên quyết không để dịch bệnh lây lan gây hại cho gia cầm và con người như hai trường hợp chết vì virus H5N1 tại Kiên Giang và Sóc Trăng trong tháng giêng vừa qua.

Trước tình hình dịch cúm gia cầm và những bệnh liên quan diễn biến được cho là phức tạp như thế, một số chuyên gia trong ngành có đưa ra những biện pháp để mọi người thực hiện nhằm phòng ngừa lây nhiễm.
đến nay chúng ta chắc chắn không có loại thuốc đặc hiệu nào điều trịcho cúm cả. Trên thông tin đại chúng và một số nhà chuyên môn cho rằng Taniflu là thuốc đặc trị; nhưng theo tôi câu chỉ một câu trả lời nhưthế tương đối không chính xác. Chính vì không có phương pháp điều trị đặc hiệu nên cúm năm nào cũng xảy ra
TS. y khoa Nguyễn Đình Nguyên
Cơ quan y tế đang kiểm tra gia súc. AFP
Cơ quan y tế đang kiểm tra gia súc. AFP

Tiến sĩ y khoa Nguyễn Đình Nguyên từ Australia nói về những biện pháp cần áp dụng nơi con người:

Việc phòng chống cúm A H5N1 nói riêng và phòng chống cúm nói chung do đặc điểm không có khả năng điều trị dòng cúm: đến nay chúng ta chắc chắn không có loại thuốc đặc hiệu nào điều trị cho cúm cả. Trên thông tin đại chúng và một số nhà chuyên môn cho rằng Taniflu là thuốc đặc trị; nhưng theo tôi câu chỉ một câu trả lời như thế tương đối không chính xác. Chính vì không có phương pháp điều trị đặc hiệu nên cúm năm nào cũng xảy ra.

Điểm thứ hai là năm nào cũng có tiêm vắc xin phòng chống cúm mà vẫn có cúm. Lý do con virus cúm A thay đổi liên tục Vắc xin mà áp dụng cho năm nay được sản xuất từ một hai năm trước, nên phải có dự đoán, mà thực tế có thể không xảy ra như kỳ vọng, mong muốn. Năm nào cúm cũng xãy ra, và nặng hay nhẹ tùy theo chu kỳ con virus cúm quay trở lại, và điều kiện khí hậu, môi sinh, điều kiện con người nào tác động khiến cho nó thay đổi, đến nay chúng ta cũng không thể biết được.

năm nào cũng có tiêm vắc xin phòng chống cúm mà vẫn có cúm. Lý do con virus cúm A thay đổi liên tục Vắc xin mà áp dụng cho năm nay được sản xuất từ một hai năm trước, nên phải có dự đoán, mà thực tế có thểkhông xảy ra như kỳ vọng, mong muốn.
TS. y khoa Nguyễn Đình Nguyên

Vì chúng ta không có phương pháp điều trị đặc hiệu nên phải điều trị một cách rất thụ động, tuy nhiên căn bản: thứ nhất phải gìn giữ vệ sinh, đặc biệt là rửa tay vì lây nhiễm của virus qua đường hô hấp là chủ yếu. Thứ hai phải giữ thể trạng tốt, với thể trạng tốt có thể giúp phòng chống không chỉ cúm mà các loại bệnh khác nữa.

Biện pháp phòng vệ cộng đồng: do cúm gia cầm lây lan từ loài lông vũ. HIện nay chúng ta tập trung vào gia cầm mà chưa kiểm soát được chim trời. Nên khi phát hiện được vùng có gia cầm bị bệnh, thì nên tránh đến những nơi có dịch.

Chiến dịch phòng chống cúm gia cầm


Ông Văn Đăng Kỳ, trưởng phòng Dịch Tễ, Cục Thú y Việt Nam thì vừa qua cho biết về các biện pháp mà cơ quan này triển khai:

Sử dụng biện pháp tối ưu, tăng cường công tác giám sát mà cụ thể qua bốn nội dung đang triển khai: thứ nhất là công điện của Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn quyết liệt chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh; thứ hai cử bảy đoàn đi tham gia công tác điều tra, giám sát chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh. Tiếp theo phát động tiêu độc, khử trùng tại các điểm nóng, nhất là những nơi có nguy cơ cao. Thứ tư tăng
Gà bệnh được mang đi thiêu hủy. AFP
Gà bệnh được mang đi thiêu hủy. AFP
cường hệ thống giám sát hoạt động theo công điện triển khai công tác phòng chống dịch bệnh.

Đến ngày 25, chúng tôi sẽ có báo cáo tổng hợp toàn bộ diễn biến,đánh giá, nhận định các tỉnh chưa thực hiện là những tỉnh nào, tỉnh nào thực hiện tốt rồi. Sau đó chúng tôi những người trong Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống cúm gia cầm sẽ có những bước tiếp theo.
Ông Văn Đăng Kỳ

Đến ngày 25, chúng tôi sẽ có báo cáo tổng hợp toàn bộ diễn biến, đánh giá, nhận định các tỉnh chưa thực hiện là những tỉnh nào, tỉnh nào thực hiện tốt rồi. Sau đó chúng tôi những người trong Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống cúm gia cầm sẽ có những bước tiếp theo.


Từ hôm 14 cho đến ngày 16 tháng 2 này, Cục Thú Y và đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như Y tế Thế giới WHO, Lương Nông FAO, Thú Y Thế giới OIE tiến hành hội thảo mang tên ‘Liên kết bốn bên trong phòng chống dịch cúm gia cầm’.

Đến ngày 18 tháng 2 vừa qua, Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống cúm gia cầm họp khẩn bàn về biện pháp đối phó. Một trong những biện pháp được đưa ra là Bộ NN-PTNT gửi văn bản cho thủ tướng đề nghị cấp 13 tỷ đồng để mua 50 triệu liều vắc xin H5N1, chủng Re-5 tiêm phòng đợt 1 năm nay.

Theo dự báo được đưa ra thì trong năm 2012 sẽ cần có 327 triệu liều vắc xin để tiêm phòng cho gia cầm. Trước mắt nhập 50 triệu liều vắc xin từ Trung Quốc để tiêm phòng cho gia cầm tại khu vực phía nam nơi virus H5N1 chưa có biến đổi.

Thông tin từ Cục Thú Y Việt Nam cho biết trước đây Việt Nam phát hiện ba nhánh virus H5N1 : nhánh 1 ở phía nam, nhánh 2.3.4 ở phía bắc và nhánh 7 có khả năng lây bệnh cho người rất cao. Gần đây tại phía bắc phát hiện nhánh virus mới là 2.3.2; tuy nhiên nhánh này lại phân ra hai nhóm và vắc xin hiện nay không còn hữu hiệu với nhánh này.

Kể từ năm 2003 đến nay, virus cúm gia cầm H5N1 đã làm chết 345 người trên thế giới. Trong đó Việt Nam là nơi có số tử vong cao nhất khu vực Đông Nam Á vì virus H5N1, với 60 nạn nhân được thông báo chính thức tính đến nay.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng có một số lời khuyên đối với người sử dụng gia cầm trong giai đoạn hiện nay:

Thực hành vệ sinh cá nhân và tuân thủ những hướng dẫn của cơ quan chức năng về y tế và thú y trong lúc này là cần thiết giúp tránh lây nhiễm và truyền bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét