Pages

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Tiên Lãng và Nhóm Lợi Ích

Tác giả : Trần Khải

Cưỡng chế đất tại Việt Nam, trong đó kể cả tình hình cưỡng chế đất mới đây tại Tiên Lãng nơi anh Đoàn Văn Vương chống lại công an, là để phục vụ cho nhóm lợi ích kinh doanh nào? Bởi vì, tuy chính sách chính phủ nêu ra luôn luôn là cưỡng chế đất là để phục vụ kinh doanh địa phương, câu hỏi kế tiếp cần nêu ra đó là những kinh doanh nào, phục vụ quyền lợi cho nhóm tư bản đỏ nào?
Có phải cưỡng chế đất ruộng, khai phá đất rừng… có lợi cho các nhóm kinh doanh sân golf, nhóm kinh doanh bất động sản, hay nhóm tư bản kinh doanh ngân hàng chuyên về cho vay như trường hợp cô Nguyễn Thanh Phượng, người con gái duy nhất của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và mới đây lên nắm chức chủ tịch 4 đại công ty tài chánh?
Những gì nhìn thấy trong cách giaỉ quyết hồ sơ Tiên Lãng đã cho chúng ta thấy có sự tranh chấp nội bộ trong các cấp cao nhất của nhà nước CSVN.

Mười ngày sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố cách giảỉ quyết sự việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng, lại xảy ra một chuyện bất ngờ: ông Nguyễn Văn Thành, Bí Thư TP.Hải Phòng, trong một Hội nghị trước mấy trăm đảng viên lão thành CSVN, ông Bí Thư phát biểu nguyên văn:
“Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngợi công an – bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ, có bậc lão thành nói không chuẩn. Ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch, trốn nợ thuế, không có tý công tích gì. Trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi thuận lợi cho anh Vươn. Đã gây dư luận phủ nhận công lao quá khứ của huyện Tiên Lãng, nhân dân cả nước chỉ tập trung vào vụ việc này để ngưng trệ sản xuất!”
Nói chuyện xây nhà ngoài quy hoạch mà qua mặt được công an, để lên được 2 tầng lầu? Thêm nữa, xã Vinh Quang do em ruột ông Chủ tịch huyện Lê Văn Hiền là Lê Thanh Liêm quản lý, nên từ xà tới huyện tất là biết rõ. Không lót tiền thì đừng hòng mà xây.
Nhưng tại sao lại cưỡng chế trong khi chưa hết hạn sử dụng đất? Nhóm lợi ích nào thèm khát mảnh đất này để cho các quan chức xã, huyện mời cả giám đốc công an tỉnh về đứng đầu liên quân công an, bộ đội, và chó gồm cả trăm người, thuê xe ủi mỗi giờ 500.000 đồng trong liên tục 3 giờ để ủi sập căn nhà của hai gia đình anh em họ Đoàn?
Chắc chắn là họ có gốc trong trung ương Đảng, bởi vì Thành Ủy là đương nhiên có chức ủy viên bộ chính trị trung ương.
Bản tin BBC ghi nhận một hiện tượng lý thú:
“Một số bài có ý chỉ trích Thành ủy Hải Phòng đã được đăng trên báo chí chính thống, nhưng đến hôm nay không còn thấy trên mạng của các báo này.
VietNamNet có bài “Bí thư Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng”, đăng lại từ trang danviet.vn, nhưng khi độc giả bấm vào dòng địa chỉ, đã không còn thấy nội dung.
Có điều là tại trang gốc Bấm danviet.vn (Báo điện tử Nông thôn Ngày nay), bài này vẫn đọc được bình thường.
Nội dung bài viết xoay quanh việc một số đảng viên lão thành viết thư kiến nghị cáo buộc Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành có những tuyên bố “trái với kết luận của Thủ tướng về việc cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng”.
Báo điện tử Bấm Giáo Dục Việt Nam cũng đăng tin này, nhưng nay độc giả chỉ bắt gặp dòng báo lỗi “The page cannot be found” khi truy cập…”(hết trích)
Như thế, Thành Ủy Hải Phòng dám kình với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, và ai đỡ đầu cho Thành Ủy này? Hay có phảỉ, Thành Ủy Hải Phòng và ông Dũng là thuộc 2 nhóm lợi ích khác nhau, một nhóm chuyên vơ vét đất trên khắp nước để tìm dự án cho các tay tư bản xây cất và một bên là thuộc nhóm lợi ích về ngần hàng tài chánh, nơi chuyên cho vay kiếm lợi nhuận mà con gái ông Dũng là quyền lực mới, nắm tới 4 công ty tài chánh? Bởi vì, không thể hình dung được một ông Thành Ủy Hải Phòng dám kình với ông Thủ Tướng trong chế độ toàn trị này.
Bản tin BBC cho biết, bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) theo thông tin vừa được ngân hàng này công bố hôm 19/2.
BBC viết: “Trên trang web chính thức của ngân hàng, ở mục ‘Cơ cấu tổ chức’, tên bà Phượng được đặt ở vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng. Như vậy là chỉ sau hơn ba tháng kể từ khi bà Phượng bước chân vào Hội đồng quản trị của ngân hàng Bản Việt, bà đã trở thành lãnh đạo cao nhất của ngân hàng hiện có số vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng này. Người tiền nhiệm ở vị trí chủ tịch, ông Đỗ Duy Hưng, hiện giữ vị trí tổng giám đốc ngân hàng. Như vậy với cương vị mới này, người phụ nữ vừa qua tuổi 30 đã nắm giữ vị trí cao nhất ở cả bốn công ty trong các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán và đầu tư tài chính – tất cả đều mang thương hiệu Bản Việt (Viet Capital)…”(hết trích)
Bản tin còn cho biết, “anh trai bà, ông Nguyễn Thanh Nghị, 36 tuổi, có bằng tiến sỹ ở Mỹ. Ông Nghị được bầu làm ủy viên trung ương Đảng dự khuyết và được cha bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Xây dựng vào cuối năm ngoái. Em út của bà, ông Nguyễn Minh Triết, theo học kỹ thuật hàng không ở Đại học Queen Mary ở Anh. Sau khi về nước, ông Triết đang làm cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Phu quân của bà Phượng cũng là một nhân vật tiếng tăm trong giới tài chính Việt Nam: ông Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc IDG Ventures Việt Nam – một quỹ chuyên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin – kể từ năm 2003. Hai vợ chồng ông bà kết hôn vào năm 2008.”
Trang web Viet-Studies ngày 19-3-2009 kể về lai lịch dòng tộc này (http://viet-studies.info/kinhte/GiaDinhPhoMa_ChangeChangeBlog.htm), dựa theo Change change’s blog, cho biết kinh doanh của dòng họ thực ra còn liên hệ tới Tổng Cục 2, nghĩa là tình báo. Trích:
“Indochina Telecom được thành lập dưới danh nghĩa của Tổng cục II Bộ Quốc Phòng nhưng nguồn vốn và chi phối thực tế từ ông sui của anh 3 Thủ Tướng – ông Nguyễn Bang (cha của Nguyễn Bảo Hoàng hay Henry) và con rễ của ông ấy (Thomas O’Cornor, tức anh rễ của Hoàng), có sự tham gia của ông Đỗ Trung Tá – nguyên Bộ trưởng Bộ BCVT. Ngoài ưu tiên được dành mã số đẹp, công ty viễn thông này còn có một đặc tính khác lạ hơn so với các công ty di động khác hiện nay, đó là nó sẽ phải bỏ ra hàng trăm triệu Đô-La để đầu tư nhà trạm phát sóng, máy móc thiết bị đắt tiền tốn kém, mà tất cả các công ty di động của Tập Đoàn Bưu chính Viễn Thông VNPT bao gồm Vinaphone, Mobifone và một phần của Viettel Mobile sẽ phải “phát sóng thay” cho nó. Mà nó cũng chẳng phải bỏ tiền ra mua các sóng này, thay vào đó nó chơi rất “cha” bằng cách khi nào nó bán được dịch vụ, tức là khách hàng 099 mà có gọi và phát sinh doanh thu thì nó ăn chia phần trăm lại cho các công ty di động này. Đúng là một hợp trong trong mơ cũng không thể có được. Chẳng phải bỏ tiền ra đầu tư ban đầu tốn kém, cũng chẳng phải chịu rủi ro nếu mua sóng theo dung lượng nào đó mà chưa biết bán tới đó hay không. Ấy vậy mà một công ty di dộng có mã đẹp như thế chỉ cần vài chục triệu Đô-La Mỹ là hoạt động được rồi. Dự kiến là siêu lợi nhuận vì di động bình thường (phải đầu tư lớn) đã lời rất nhiều, còn cái này thì chẳng phải đầu tư gì đáng kể….” (hết trích)
Như thế, nhóm lợi ích này đã không chỉ bám chặt kinh doanh ngân hàng, mà có bắt rễ trong kinh doanh viễn thông.
Bài viết trên còn tiết lộ về ông Nguyễn Bang, ông xui của ông Dũng:
“Nguyễn Bang khi mới sang VN móc nối được với Đỗ Trung Tá và mua chuộc tay quan tham này cho một kế hoạch mà nhiều người tin là được toan tính từ đó đến nay. VITC do con rễ của ông Bang là Thomas O’Cornor thành lập, đang buôn linh tinh đủ thứ từ xử lý môi trường, PVC, xuất khẩu ở VN thì đột ngột nhảy vào lĩnh vực viễn thông và có ngay hợp đồng với công ty Viễn thông Quốc tế VTI (trực thuộc VNPT) để chuyển lưu lượng điện thoại từ nước ngoài về VN với trị giá cả triệu Đô-La Mỹ một tháng. Điều kỳ lạ là nếu như các công ty khác làm ăn tương tự với VTI (như AT&T, France Telecom, …) đều phải thanh toán trước thì VITC luôn được thanh toán sau với trị giá có thời điểm lên đến gần 50 triệu Đô. Việc làm ăn này bắt đầu từ 2002 và lúc đó Henry đang làm Giám đốc kinh doanh cho VITC, anh rễ Thomas làm Tổng Giám Đốc, ông bố Nguyễn Bang làm Chủ Tịch. Ai cũng thắc mắc tại sao những tay Việt kiều này lại có thể chiếm dụng một số lượng vốn hàng chục triệu Đô thường xuyên và lâu dài như vậy. Có một số quan chức VNPT muốn đưa vấn đề này ra nhưng đều thất bại vì lúc đó ông Đỗ Trung Tá đã trở thành Bộ Trưởng Bộ BCVT từ cái ghế Chủ Tịch HĐQT VNPT.
Số vốn chiếm dụng này gia đình Nguyễn Bang dùng đầu tư vào chứng khoán, bất động sản và mở một nhà hàng tên Vine ở số 1 Xuân Diệu. Đến tháng 3/2008 VITC tuyên bố đóng cửa VPĐD tại VN với số nợ VTI lúc đó lên tới 23 triệu Đô-La Mỹ, và giải tán toàn bộ nhân viên đang làm việc ở đây. Tuy nhiên sau đó, theo đề nghị của ông Tá và lãnh đạo VTI nên VITC duy trì một văn phòng giả, lẳng lặng chuyển hết máy móc về số 1 Xuân Diệu, cho thiết bị chạy không tải, không có lưu lượng để qua mắt các nhà chức trách để duy trì cái hợp đồng với VTI nhằm chiếm dụng 23 triệu lâu dài….”(hết trích)
Kinh doanh ngân hàng tại VN nếu không có quyền lực, sẽ có thể thua lỗ, nhưng nếu có quyền lực quan chức hỗ trợ, luôn luôn là có lời.
Một bản tin vào tháng 7-2011 từ báo Dân Trí, nhan đề “Doanh Nghiệp Cầu Cứu Tín Dụng Đen…” cho thấy kinh doanh nhiều ngành thê thảm vì bị xiết với lãi suất vay lên tới 108% mỗi năm… Giơi kinh doanh Việt Nam báo nguy về hiện tượng ngân hàng xiết tín dụng, và các doanh nghiệp kẹt vốn phải đi vay với lãi suất cao — có khi tới 108%/năm. Hiện tượng có thể làm nhiều doanh nghiệp vỡ nợ, và cơ nguy “lạm phát dẫn tới thêm lạm phát,” theo lời các doanh nghiệp.
Bản tin báo Dân Trí nêu lên một hiện tượng đe dọa kinh doanh tại VN:
“Tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, các hợp đồng xuất khẩu lớn, làm ăn có lãi nhưng không vay nổi một nghìn của ngân hàng , giám đốc một công ty phải chấp nhận vay nóng “chợ đen” với lãi suất 9%/tháng (108%/năm).”
Bản tin nóí, thông tin trên đưa ra khi đại diện Hội Doanh nhân trẻ ở các tỉnh thành khắp cả nước đã gặp mặt tại Hội thảo giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và hướng đi cho doanh nghiệp trong suy giảm kinh tế vừa diễn ra tại TP Sài Gòn do Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức.
Báo Dân Trí kể:
“Chứng minh hùng hồn tác động việc ngân hàng siết chặt vốn cho vay, ông Trần Xuân Mai, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Nam Định cho hay, công ty ông sản xuất về thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người nhưng không vay nổi 1 nghìn đồng của ngân hàng, gõ cửa đến đâu người ta cũng nói không có tiền.
“Trước một hợp đồng xuất khẩu hàng triệu USD đã ký kết nhưng thiếu vốn, buộc chúng tôi phải chấp nhận bám vào tín dụng đen với lãi suất 9%/tháng”, ông Mai nói.”
Lời báo nguy khác được đưa lên từ một doanh nhân trẻ tỉnh Kon Tum, “bà Nguyễn Thị Huệ Lý nhấn mạnh tình trạng doanh nghiệp thiếu tiền đầu tư, buộc phải vay tín dụng đen để cầm cự nếu không sớm được giải quyết sẽ hết sức nguy hiểm đến nền kinh tế khi doanh nghiệp vị vỡ hàng loạt.”
Hay như đại biểu của Đắc Lắc bày tỏ lo ngại việc siết chặt tiền tệ là để giảm lạm phát thế nhưng khi thiếu tiền sẽ dẫn đến việc thiếu hàng thì e rằng lạm phát sẽ nối tiếp lạm phát.
Bản tin nói về gánh nặng lãi suất:
“…Trước tình trạng một số doanh nghiệp “mở mắt ra là lãi đổ lên đầu” và chỉ chờ để… chết, ông Huỳnh Công Thích (Bạc Liêu) phân tích theo quy định lãi suất chênh lệch cho vay của ngân hàng chỉ 0,3% so với lãi suất huy động thì lãi suất cho vay cao nhất chỉ 17 – 18%, nhưng thực tế doanh nghiệp phải vay vốn với lãi rất nặng”…”
Trong khi đó, các nhóm lợi ích luôn luôn chơi đằng trên, vì nhờ quan chức mà làm gì cũng có lợi nhuận khủng.
Báo Tầm Nhìn (tamnhin.net) trong bài viết hôm Thứ tư, 01/2/2012, nhan đề “Nhận dạng các “nhóm lợi ích” về đất đai” đã báo động, trích từ BBC như sau:
“Một chuyên gia về chiến lược phát triển của Việt Nam cho rằng một số “nhóm lợi ích” về đất đai đang gây các tác động nghiêm trọng về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường đối với nông nghiệp và nông thôn trong nước.
Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (IPSARD) thuộc Bộ Nông nghiệp khẳng định các nhóm đặc quyền đặc lợi này đang lợi dụng các dự án, chương trình và ưu tiên đầu tư để làm giàu mà không đem lại hiệu quả công cộng.
Nói với BBC ngày 31/1/2012, Tiến sỹ Đặng Kim Sơn nhận dạng hai nhóm đặc quyền đang làm cho việc sử dụng đất đai ở Việt Nam trở nên kém hiệu quả:
“Thứ nhất, đó là các nhóm xây dựng các dự án, chương trình, khu vực ưu tiên đầu tư, mà họ lợi dụng ưu tiên đó vào các mục đích không đem lại hiệu quả công cộng. Chẳng hạn như là mang tiếng làm dự án sản xuất, thật ra lại làm dự án chia lô bán nền. Mang tiếng làm dự án vui chơi công cộng, thực ra lại là những khu đầu tư để đầu cơ đất”.
“Loại thứ hai là các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao đất, tiếng là đất công, đất của nhà nước, nhưng một đơn vị, một cá nhân, một tập thể khi được giao, sử dụng nó để cho thuê, đầu tư, thậm chí sử dụng vào mục đích đem lại lợi ích cho nhóm, đơn vị, bộ phận hay địa phương đó.”
Ông Sơn nói các đối tượng đặc lợi, đặc quyền hay nhóm lợi ích này “không đóng góp vào cái chi tiêu chung cho đất nước, không nộp thuế lại cho toàn dân”.
Xử lý thế nào?
Vụ tranh chấp đất đầu năm 2012 giữa chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đặt ra nhiều câu hỏi về luật pháp, “nhóm lợi ích” và hành xử giữa chính quyền với dân chúng…”(hết trích)
Như thế, khi Thành Ủy Hải Phòng ra mặt công khai kình với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, có nghĩa là 2 nhóm lợi ích có vẻ như kình nhau…
Nhưng có phải trước giờ các nhóm lợi ích đang thỏa thuận chia phần cho nhau để băm xẻ tài nguyên đất nước hay không?
Và thực tế là công khai cướp đất, cướp ruộng, vơ vét đất rừng của cả nước để làm tài sản riêng…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét