Pages

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

TRUNG QUỐC ĐÃ RÚT RA ĐƯỢC BÀI HỌC TỪ SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ?

TTXVN (Niu Đêli 19/2)

Dưới đu đ trên, tờ “The Indian Express ” số ra gần đây đăng bài của giáo sư Minxin Pei, trường Đại học Clamont McKenna (Mỹ), cho rằng là sai lầm nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc tin rằng bài học quan trọng nhất h rút ra được từ sự sụp đổ của Liên Xô: một chế độ cộng sản sẽ sụp đổ nếu tìm cách thực hiện các cải cách dân chủ. Nội dung bài viết như sau:

Hầu hết thế giới đều vui mừng trước sự sụp đổ của Liên Xô cách đây 2 thập kỷ. Tuy nhiên, không khí ở Bắc Kinh khi đó khá u ám. Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) cầm quyền vừa mới vượt qua cuộc khủng hoảng Thiên An Môn vào Mùa Xuân 1989, rõ ràng bị chấn động mạnh. Đó không phải là do các nhà lãnh đạo Trung Quốc đồng cảm với những người đồng chí Liên Xô. Trung Quốc và Liên Xô từng là kẻ thù của nhau trong suốt gần 3 thập kỷ (từ 1960 đến 1980). Lý do chính khiến Bắc Kinh thương tiếc sự sụp đổ của nhà nước Liên Xô là vì lợi ích của chính họ. Ngoài việc mất đi lợi thế địa chính trị như một nước giữ vai trò cân bằng của phương Tây chống Mátxcơva, Bắc Kinh lo sợ rằng tới một thời điểm nào đó họ cũng sẽ gặp phải số phận tương tự.


Nỗi lo sợ về sự tồn tại đó đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo Trung Quốc, như hiện nay được tiết lộ, khi đó đã triệu tập ngay lập tức một cuộc thảo luận kéo dài 10 ngày rưỡi về các nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của Liên Xô. Các học giả, nhà báo và các nhà ngoại giao kỳ cựu đã được triệu tập để báo cáo cho các nhà lãnh đạo cấp cao nhất. Chính phủ Trung Quốc cũng tiến hành hàng loạt các dự án nghiên cứu rất tốn kém về sự sụp đổ của chế độ Xôviết.

Mặc dù các kết luận tron các nghiên cứu này chưa được chính thức công bố, song dựa vào thông tin của bộ máy truyên truyền chính thức và những điều chỉnh chính sách của Đảng cộng sản Trung Quốc, không khó khăn gì trong việc nhận ra rằng Bắc Kinh dường như đã rút ra các bài học về sự tan rã của Liên Xô như sau:

Bài học quan trọng nhất mà ban lãnh đạo Trung Quốc rút ra là: chế độ cộng sản sẽ tự gây ra sự sụp đổ của mình nếu cố gắng thực hiện các cải cách dân chủ. Một chế độ do đảng Lêninnít cầm quyền có thể không bị tổn thương khi dựa vào lực lượng cảnh sát bí mật và những công cụ đàn áp khác, song tuyệt nhiên không thể hy vọng trở thành một tổ chức chính trị giành được sự ủng hộ chính trị thực sự của cử tri trong một xã hội được dân chủ hoá. Hơn nữa, quá khứ tội lỗi của một chế độ như vậy được che đậy bằng những sự giả dối và và kiểm duyệt, những sự mạo hiểm bị phơi bày một cách liên tục như trong thời gian tiến hành chính sách glasnost (công khai) ở Liên Xô những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước đã phá huỷ tức thời tính hợp pháp của chế độ này. Kết quả tất nhiên của cách nhìn nhận như vậy dẫn tới kết luận: Trung Quốc phải chống lại bất kỳ nỗ lực dân chủ nào và kiên quyết trấn áp những ai dám thách thức sự độc quyền chính trị của CCP.

Kết luận thứ hai các nhà lãnh đạo Trung Quốc rút ra là Liên Xô sụp đổ vì quản lý kinh tế yếu kém. Vì thế để tồn tại, CCP phải giành được sự ủng hộ của dân chúng bằng cách nâng cao đời sống cho họ. Bởi thế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là vấn đề có tính chất sống còn đối với Đảng cộng sản Trung Quốc. Điều này giải thích tại sao nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố cách đây hai thập kỷ trong chuyến đi nổi tiếng thị sát miền Nam khởi đầu các cuộc cải cách ở Trung Quốc rằng “phát triển là chân lý cốt yếu”.

Nhận rõ vai trò của tầng lớp tinh hoa trong xã hội trong việc lật đổ chế độ Xôviết (và nhớ lại cuộc đấu tranh cay đắng của mình chống tầng lớp trí thức tự do trong những năm 1980), lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng họ không thể cho phép tầng lớp tinh hoa nổi lên trong xã hội tham gia lực lượng đối lập tiềm tàng. Từ bài học này, từ sau năm 1992, Bắc Kinh đã thực hiện chiến lược kết nạp tầng lớp trí thức và các doanh nhân giàu có vào hàng ngũ của mình. Tiền lương, các điều kiện vật chất và quy chế chính trị của các giáo sư Đại học được nâng cao. CCP tích cực kết nạp họ củng với hàng triệu sinh viên Đại học vào đảng. Các chủ doanh nghiệp tư nhân một thời từng bị quy kết là những phần tử tư bản không đáng tin cậy cũng được phép gia nhập CCP.

Ba bài học trên đã giúp CCP định hình chiến lược của đảng này sau cuộc khủng hoảng Thiên An Môn. Điều đó giải thích tại sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhiệt thành thực hiện chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, song rất quyết liệt trong việc chống lại tiến trình dân chủ hoá trong hai thập kỷ qua. Dựa vào thành tựu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hai con số và bám chắc quyền lực, đảng này tin tưởng rằng đã rút ra được các bài học đúng đắn từ thất bại của Liên Xô.

Nhìn lại quá khứ, một số các bài học Trung Quốc rút ra được từ sự tan rã của Liên Xô là không sai. Không nghi ngờ gì rằng thất bại trong lĩnh vực kinh tế chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự sụp đổ của chế độ cộng sản Xôviết. Việc Mátxcơva đã cố gắng quá sức và chạy đua vũ trang với Mỹ là một nhân tố khác (điều mà lãnh đạo Trung Quốc cực kỳ thận trọng và khôn khéo trong chính sách đối ngoại của họ – cho tới nay) cũng góp phần dẫn tới sự tan rã của Liên Xô:

Tuy nhiên, bài học mà CCP cho là quan trọng nhất – cải cách dân chủ đã gây ra sự sụp đổ của Liên Xô – thì sai lầm. Điều xảy ra tại Liên Xô trước đây không phải do chính sách glasnost và perestroika (cải tổ), mà chính là hai thập kỷ trì trệ về chính trị trước khi Gorbachev lên nắm quyền tối cao vào năm 1985. Chế độ Xôviết đã trở nên cực kỳ ốm yếu trong hai thập kỷ đó bởi nạn tham nhũng và suy sụp kinh tế. Bởi thế, khi Gorbachev tìm cách làm sống lại chế độ đã chết đó thì quá muộn.

Nếu Liên Xô sụp đổ theo cách hiểu như vậy, chúng ta chắc hẳn phải lo ngại về tương lai của CCP bởi Trung Quốc hiện nay bất chấp những thành tựu kinh tế ngoạn mục và sự phát triển năng động, có chung những đặc điểm nổi bật tương tự như ở Liên Xô trong hai thập kỷ trước Gorbachev. Tầng lớp chính trị tinh hoa hoài nghi sâu sắc, tham nhũng và cảm thấy bất an. Giống như Đảng cộng sản Liên Xô trước đây, Đảng cộng sản Trung Quốc đã thoái hoá trở thành một bộ máy bảo trợ khổng lồ và chế độ có một nhóm ít người ích kỷ nắm mọi quyền hành có mối liên hệ hời hợt với phần còn lại của xã hội. Hệ tư tưởng chính thống không thay đổi, song đã bị phá sản và, điều tồi tệ nhất là những bộ óc sáng láng nhất của CCP tỏ ra không thể đưa ra được một tầm nhìn mới mẻ khả dĩ có thể tập hợp được nhân dân Trung Quốc phấn đấu vì một mục tiêu mới của dân tộc. Bị tước mất tính pháp lý dân chủ và không dám mở ra tiến trình chính trị mới, đảng này ngày càng dựa vào bộ máy an ninh đế trấn áp những người bất đồng chính kiến và bám giữ quyền lực.

Câu hỏi trong mỗi người hiện nay là: liệu có thể cải cách một chế độ như vậy? Cho đến nay, người phương Tây vẫn nghĩ rằng sự kỳ diệu về phát triển kinh tế sẽ giúp cho việc thực hiện tiến trình tiến dần tới dân chủ ở Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, họ quên mất một yếu tố cực kỳ quan trọng: tin rằng tiến trình dân chủ hoá là nguy hiểm, CCP luôn kiên quyết ngăn chặn một tiến trình như vậy. Kết quả là hệ thống chính trị của Trung Quốc rất khó thay đổi, khiến bất kỳ một cuộc cải cách thực sự nào trong tương lai đều trở nên khỏ khăn và nguy hiểm hơn.

Nếu vào một thời điểm nào đó trong tương lai, Đảng cộng sản Trung Quốc lặp lại số phận tương tự của Đảng cộng sản Liên Xô, chúng ta cần phải quy sự thất bại về chính trị của đảng này cho sự thất bại về trí tuệ của họ – học chưa đúng những bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét