Pages

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Cuộc chiến vẫn còn đó!

Ngày 30-4 lại về với bao ý nghĩa riêng biệt của nó, cái ngày đã hàm chứa vô vàn hình ảnh và ý niệm… Nó đã khắc ghi trong tiềm thức và có dịp lại hiển hiện mỗi khi ngày oan khiên này trở lại với đất nước cùng dân tộc.
Cái ngày của sự hỗn loạn bao trùm miền Nam dưới sự cưỡng hiếp bằng uy vũ của miền Bắc được bao bọc bởi lớp vỏ mỹ miều “giải phóng”.
Cái ngày mà thân phận nhược tiểu Việt Nam đã bị định đoạt bởi các thế lực trên bàn cờ quốc tế để chấm dứt một giai đoạn chiến tranh lạnh có nguy cơ toàn cầu sẽ bị nhuộm đỏ. Cuộc trao đổi nào cũng có cái giá của nó, số phận hẩm hiu của VN đã được định đoạt trước đó và kết thúc vào ngày 30-4 với bao thảm cảnh… để nhường lại sự ổn định cho toàn cầu trong toàn bộ chương trình trật tự thế giới mới.

Cái ngày của ông Dương Văn Minh thay mặt cho chế độ miền Nam tuyên bố đầu hàng, của cựu đại tá Bùi Tín phải miễn cưởng thay mặt cho miền Bắc tiếp thu sự bỏ cuộc ấy cùng bao nỗi niềm đi theo sự lưu vong của ông ta, cũng như người cựu chiến binh kiêm nhà văn nữ Dương Thu Hương đã phải ngồi bệt xuống những con đường sầm uất của miền Nam mà bật lên tiếng khóc và giờ đây những tiếng nấc ấy vẫn còn đang vang vọng từ những góc trời xa.
Cái ngày mà người nhạc sĩ trứ danh họ Trịnh đã phụ họa với đoàn quân vào đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố lời kêu gọi với “Nối Vòng Tay Lớn”.
Link nghe âm thanh Dương Văn Minh và Trịnh Công Sơn:
http://www.youtube.com/watch?v=USatl2KL … re=youtube
Cái ngày mà ngay như chính cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng phải đặt lại vấn đề là “Liệu chúng ta có nên ăn mừng ngày chiến thắng 30-4?. Bởi lẽ ngày ấy có hàng triệu người vui và cũng có hàng triệu người buồn…”.
Ngày mà hằng triệu người tỵ nạn đã bỏ nước chốn chạy cộng sản, luôn khắc khoải về những mảnh đời kém may mắn chìm sâu dưới lòng đại dương hay trên rừng rú, luôn đau đáo với bao tang thương và uất hận trong lòng.
Hơn 60 năm cho miền Bắc và 37 năm cho cả nước, ngày 30-4-1975 đã đánh dấu cho cái sự bắt đầu thực hiện một chủ nghĩa ngoại lai hoang tưởng với sự triền miên thất bại nặng nề của nó. Một độc đảng chuyên quyền, không cạnh tranh, không lắng nghe góp ý đã thực thi những kế sách sai lầm và mụ mị, một nhà nước thật sự bất tài khi liều lĩnh cùng bản chất vô tâm xem dân chúng như những con vật lấy ra làm thí nghiệm, từ thí nghiệm sai lầm này sang sửa sai rồi thí nghiệm hạ sách sai lầm khác. Đảng cộng sản đã hoang phí bao sức người, sức của mà vẫn không thức tỉnh, luôn tự cao trong niềm hãnh tiến u mê, để rồi đưa cả nước vào vòng tăm tối và nô lệ.
Đảng cộng sản đã tự dồn mình vào một con đường độc đạo mà điểm đến của cuối con đường là ngõ cụt. Nếu trình bày vấn đề một cách không cực đoan võ đoán thì cho dẫu có một số nhân tố đảng viên sáng suốt với cả tâm nguyện từ trung ương đảng, bộ chính trị, thật sự nhìn nhận ra sự bế tắc, không lối thoát nên đã có những biểu hiện phản tỉnh và mong muốn thay đổi cái cơ chế lụn bại này, nhưng tất cả đã bị cột chặt theo nhiều khoản điều lệ của một thứ chủ nghĩa toàn trị độc tài và chuyên chế.
Song hành bên cạnh những quốc gia có nền chính trị đa nguyên với sự phát triển đi lên của họ thì Việt Nam đã luôn lẹt đẹt mò mẫm theo sau, sự lạc hậu mà phải cần đến 30 năm, 50 năm và thậm chí cả hàng trăm năm mới có thể theo kịp!.
Theo nhận xét một cách khách quan từ trong nước cũng như trên trường quốc tế, xã hội Việt Nam được xem là một xã hội bất ổn về nhiều mặt… Kinh tế què quặc, môi trường ô nhiễm, thực phẩn nhiễm chất độc một cách vô tư, chảy máu tài năng chất xám, tài nguyên và công nghệ thô sơ lạc hậu, pháp luật nhiêu khê bao che nhũng nhiễu, ngân hàng, tiền tệ không vững, bất minh, mất giá…
Rồi đây, chúng ta sẽ còn phải đối diện với nhiều nguy ngập về khủng hoảng kinh tế, tham nhũng còn mãi bất trị, những tham quan sẽ hung hăng vơ vét và đàn áp nhân dân hơn thế nữa.
Sau ngày của cái gọi là “Thống nhất đất nước”, biết rằng máu không đổ, thịt không rơi nhưng mấy ai hiểu rằng biết bao nước mắt tuôn chảy từ những mảnh đời lầm than khốn khó, từ những dân oan mất đất mất nhà, từ những người mẹ người vợ mất chồng trên biển cả do “tàu lạ” bắt bớ tông chém, từ những hình ảnh đau đớn cực hình của nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ, từ những lời ai oán của những cơ sở kinh doanh đã bị nhũng nhiễu trắng trợn của công an thuế vụ, thị trường, từ những lao nô nhọc nhằn và thân phận làm dâu xứ người, từ những nét kinh hoàng của trẻ thơ vị thành niên bị bán sang biên giới…
Một quốc gia mà nền chính trị rất độc tài võ đoán và toàn trị đã khóa mồm bịt miệng tất cả những lời lẽ đối kháng với người cầm quyền, điều đó đã tạo dựng nên nhiều chống đối tuy ngấm ngầm nhưng hàm chứa những sức bật khủng khiếp hơn đại sóng thần. Không ít người đã thiển cận cho rằng Việt Nam có một cơ chế chính trị ổn định!. Ôi tầm nhìn của những cặp mắt qua đôi kiến cận, của những hình ảnh phần nổi của tảng băng mà quên đi phần chìm của nó.
Một tập đoàn lãnh đạo ươn hèn, ác với dân, cúi đầu với giặc đã khéo dùng bạo lực chuyên chế để dập tắt những tấm lòng yêu nước hầu thuận ý thiên triều. Một bè lũ phản bội tổ tông cùng những chiến sĩ của hai miền đất nước đã nằm xuống, đành bán rẻ lương tâm để được làm Thái thú cho ngoại bang phương Bắc. Bộ chính trị đcsVN là những kẻ đốn mạt, xơ cứng về cảm nhận của một nỗi nhục quốc thể.
Một xã hội mà sự oán hận bức xúc luôn ngấm ngầm trỗi dậy như Thái Hà, Đồng Nai, Tiên Lãng, Văn Giang, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hòa Hảo… Sẽ hàng loạt đảng viên bất mãn đốt thẻ đảng, bom mìn tự chế sẽ nổ khắp quê hương để trừ khử ác ôn côn đồ. Sinh viên học sinh sẽ rải truyền đơn phản đối khắp nơi… Rồi đây, những phong trào đấu tranh sẽ vùng dậy từ mọi thành phần trong xã hội hầu kết thúc dứt điểm một chế độ tồi tệ, phản lại ý dân ý trời.
Những khuất tất và bi hệ lụy của 30-4, dĩ nhiên còn rất nhiều mà phạm vi bài viết không cho phép quá dài, mong rằng những ý kiến sẽ bổ sung thêm trong phần ý kiến cho ngày “đau thương” này thêm nhiều ý nghĩa.
Sẵn tiện, tác giả xin được phép gởi gắm đôi điều qua bài thơ sau đây:
Tiếng gọi non sông
(Toàn dân vùng dậy )
Tiếng non sông
Rực hồng lửa hận
Áo chiến bào thế trận xông pha
Rền vang nhạc khúc quân ca
Quê Hương réo gọi
Nước Nhà lâm nguy.
Chí hùng anh
Sá chi gian khổ
Hãy vùng lên
Bứng nhổ cùm gông
Gái trai già trẻ một lòng
Phá tan xiềng xích
Ách tròng ngoại bang.
Trùng vây bởi sài lang hổ đói
Cướp dân lành vẫn nói vì dân
Giấc mơ xây Thiện Mỹ Chân
Rồng Tiên khí phách
Một lần phơi thây.
Lời Tổ quốc
Hồn đang réo gọi
Xót đồng bào tôi mọi lũ gian
Nhân quyền
Thánh thót tiếng vang
Nguyện cho dân bớt oán ngàn khổ đau.
Tuổi thanh xuân
Đời qua mấy ải
Chốn ngục tù dẫu phải liều thân
Tự do
Nhân bản
Dân cần
Đấu tranh cho xứng chữ vần trung can.
Sống giữa đời nhiễu nhương ngang trái
Oán lũ người ma quái tà tâm
Toàn dân
Quyết chẳng lặng câm
Dân chủ cất tiếng giam cầm nề chi.
Hận Bắc phương
Dọn đường Nam tiến
Khinh lũ hèn
Chưa chiến đã dâng
Nam Quan
Bản Giốc
Vịnh thân
Cha ông từng đổ vô ngần máu xương.
Chọn con đường gian truân quyết tử
Thề một lòng
Gìn giữ Quê Hương.
Đất trời xin rọi lòng thương
Việt Nam một dãi biên cương vẹn toàn.
Triệu thanh niên hăng say vùng vẫy
Tổ Quốc cần ta hãy đứng lên
Sá gì mũi đạn lằn tên
Làm con dân phải đáp đền núi sông.
Chí hiên ngang, màn chi thân xác
Bọn cường hào dẫm nát non sông
Toàn dân
Vùng dậy chung lòng
Dựng nên ngày hội
Diên Hồng cờ bay.
Hơn 37 năm trôi qua ! Đất Nước đã chấm dứt chiến tranh nhưng điều đó không có nghĩa là hòa bình và hạnh phúc khi đại đa số đồng bào vẫn còn quằn quại trong đau khổ, trong bất công, trong sợ hãi và lầm lủi cúi mặt… Điều đó lại càng không đồng nghĩa với độc lập, tự do khi mà hệ thống cầm quyền là một tập thể ô hợp, thiển cận và nông cạn, vô tâm để mất đất dâng biển cùng sự ngô nghê hèn hạ đan tâm làm Thái thú. Một nhà cầm quyền mà chỉ biết bè cánh tham nhũng, hung tàn, cướp giật cho bản thân của gia đình, phe đảng mình cùng với sự độc tài toàn trị của nó thì sự phát triển hưng thịnh cho đất nước là những chuyện hoang tưởng.
Hệ lụy của cái gọi là ngày 30-4- 1975 với vô vàn oán hận tăm tối ngập tràn… sẽ còn kéo mãi đến tận bao giờ?.
http://youtu.be/CX2D6U2Chzw
http://youtu.be/KSkQqgGs5aw
http://youtu.be/5lP3tC4gUNw
Nguyên Thạch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét