VietBao.com
BIỂN ĐÔNG — Một chiến dịch mới đầy hung hiểm: tàù lạ đâm chìm tàu cá Việt Nam rồi bỏ chạy.
Chỉ trong vòng vài ngày, 2 tàu cá Việt Nam đã bị tàu lạ đụng chìm. Một ở biển Vũng Tàu, một ở biển Hà Tĩnh.
Báo Tiền Phong kể, rằng ‘Tàu lạ’ đã đâm chìm tàu cá, bảy ngư dân mất tích.
Bản tin viết:
“Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn cho biết, 5h sáng 6-8, tàu cá BV 95134 TS của Bà Rịa-Vũng Tàu bị tàu lạ đâm chìm (cách Vũng Tàu khoảng 238 hải lý về phía Nam), khiến bảy ngư dân mất tích.
Khi có thông tin trên, Văn phòng Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đề nghị Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) thông báo cho Indonesia biết để chỉ đạo các cơ quan chức năng sở tại khẩn trương tiến hành những biện pháp tìm kiếm nạn nhân mất tích…
Theo thông tin ban đầu, đến 14 giờ hôm nay 6-8, cơ quan tìm kiếm cứu nạn của Indonesia (Indonesia MRCC) thông báo sẽ điều máy bay đi tìm kiếm cứu nạn, nhưng do thời tiết xấu, máy bay chưa cất cánh được.”
Trong khi đó, báo Dân Việt ghi nhận về tình hình chiếc tàu QNa 02351 bị tàu lạ đụng chìm ngày 4/8/2012.
Hung thủ là một chiếc tàu đánh cá màu xám chở hàng. Lúc tai nạn xảy ra, chiếc tàu đã đâm vào tàu QNa 02351 làm tàu chìm và 4 thuyền viên rơi xuống biển, hiện một người đã mất tích.
Cho tới hôm 6/8, Thuyền trưởng tàu QNa 02351 vẫn còn mất tích.
Bản tin Dân Việt viết:
“Ngày 6.8, Đồn trưởng Đồn Biên phòng 164 Hà Tĩnh Nguyễn Văn Cảnh cho biết Đồn 164 đã huy động lực lượng dùng 6 thuyền cùng với các ngư dân đang triển khai tìm kiếm thi thể anh Nguyễn Cư – Thuyền trưởng tàu QNa 02351 mất tích trong vụ chìm tàu ngày 4.8, đồng thời liên hệ với các địa phương truy tìm chiếc tàu lạ gây tai nạn với tàu này.”
Trong khi đó, bản tin Reuters cho biết, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã mời Phó ĐS Robert Wang tới để phản đối lời tuyên bố của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ về sự thành lập cơ sở hành chính và căn cứ quân sự tại đảo Sansha như là phá hoại nỗ lực ngoại giao để giải quyết các tranh chấp về Biển Đông.
Theo tin Reuters, Washington nói: sự thiết lập trại lính tại Sansha (Tam Sa, tênd o TQ đặt ra) đi ngược lại các nỗ lực giải quyết các bất đồng và làm tăng căng thẳng trong vùng.
Philippines cũng nhận chủ quyền kinh tế tại vùng đuợc tin là có trữ lượng dầu 17.7 tỉ tấn. Trung Quốc thành lập đơn vị hành chính Sansha 5 ngày trước phản đối của Hoa Kỳ – Sansha cách bờ cực nam Trung Quốc 220 dặm.
Manila nói hành động của Bắc Kinh là không thể chấp nhận. Tranh chấp bắt đầu hồi Tháng 4, khi tàu đánh cá của Trung Quốc bị tàu chiến của Philippines ngăn chận tại bãi đá cạn Scaborough.
Bắc Kinh lên án Washington là cô lập họ với các lân bang đông nam Á.
Đặc biệt, một bài phân tích trên báo Phụ Nữ Today ghi nhận, “Trung Quốc cho rằng “thời cơ” chiếm Trường Sa đã đến?”
Bài viết này là một trong những bài đầu tiên trên báo nhà nước xác minh rằng, TQ đang công khai chiếm Trường Sa của VN, và sắp sử dụng binh lực.
Bài phân tích ký tên lê Ngọc thống trên báo Phụ Nuũ Today viết, trích:
“…Nguy hiểm càng gia tăng khi Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Rồi, ngày 21/7, phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Không cần úp mở gì nữa, rõ ràng là Trung Quốc đã chiếm Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính. Họ đã biến Trường Sa Việt Nam trở thành quận huyện của họ với đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền…trong khi Trường Sa là một huyện của Khánh Hòa-Việt Nam mà dân cư đang sinh sống từ lâu đời.
Vấn đề là khi nào Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh để đánh chiếm?
Giới hiếu chiến quân sự và còn có những học giả “ăn theo” của Trung Quốc đã nắm bắt 4 vấn đề trong dự báo thời cơ, coi đó là thời cơ để lợi dụng.
Trước hết là về thời cơ bên ngoài:
Một là: ASEAN đã rệu rã, khả năng đoàn kết để chống Trung Quốc không còn, họ có thể “bẻ từng chiếc một” dễ dàng.
Hai là: Mối quan hệ Việt-Mỹ phát triển nhanh không tưởng tượng nổi trên nhiều mặt, trong đó có an ninh quốc phòng. Hiện tại mối quan hệ này đang “lòng trong tuy đã, nhưng ngoài còn e”.
Nếu để thêm thời gian, khi Việt-Mỹ không còn e ngại gì nhau nữa, “tay trong tay” thì khó khăn sẽ gấp bội cho mục đích bành trướng.
Ba là: Mỹ vừa mới trở lại châu Á-TBD, các mối quan hệ gây dựng đang còn mới mẻ. Mỹ chỉ quan tâm đến “diện”, chưa quan tâm đến “điểm” trên biển Đông, nên can thiệp của Mỹ là chưa sẵn sàng nếu như làm gì đó mà không ảnh hưởng đến “an toàn hàng hải” của Mỹ.
Vụ Scarborough, thông qua đó và với ngay Philipines, một đồng minh của Mỹ, càng chứng tỏ nhận định trên là đúng.
Đây là thời cơ được xác định là quan trọng nhất.
Bốn là: Thế và lực Việt Nam bây giờ đang còn hạn chế, chưa đủ khă năng bắt Trung Quốc phải trả giá đắt. Nếu để đến hết năm 2014, lúc đó Việt Nam có thời gian hiện đại hóa Không quân, Hải quân như hoàn chỉnh Hạm đội tàu ngầm, tàu chiến hiện đại khác thì Trung Quốc không có khả năng trên cơ Việt Nam. Đụng vào Việt Nam thì Trung Quốc phải trả giá đắt và chắc chắn đắt không chịu đựng nổi. Bởi vậy, bây giờ hoặc không bao giờ…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét