Pages

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Sacombank hưởng "đặc ân" hàng nghìn tỷ từ đâu?


Theo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn thương Tín (Sacombank), sau soát xét, lãi của Sacombank đã giảm hơn 122,7 tỷ đồng. Hiện Sacombank đang vay các tổ chức quốc tế hàng nghìn tỷ đồng, với lãi suất khá rẻ.

Sau soát xét: Lãi chuyển thành lỗ

Báo cáo tài chính sau soát xét của Ngân hàng Sacombank cho thấy, hạng mục lãi lỗ từ hoạt động mua, bán chứng khoán đầu tư đã thay đổi từ mức 77,97 tỷ đồng lãi thuần sang lỗ 40,1 tỷ đồng sau soát xét.

Khoản lỗ này đã khiến lãi sau soát xét 6 tháng đầu năm 2012 của ngân hàng mẹ giảm 122,77 tỷ đồng so với trước soát xét.

Tại thời điểm kết thúc quý II, số dư các khoản đầu tư dài hạn khác của ngân hàng đạt 499,36 tỷ đồng (sau trích lập dự phòng). Trong đó, STB đầu tư 167,35 tỷ đồng vào Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).

Sacombank vẫn đang hưởng "đặc ân" hàng nghìn tỷ từ nước ngoài

Cũng theo báo cáo tài chính của Sacombank, ngân hàng đang được khá nhiều các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác cho vay với lãi suất ưu đãi và kỳ đáo hạn khá dài.

Tính đến 30/6/2012 Sacombank đã vay từ các tổ chức quốc tế khoảng hơn 4.426 tỷ đồng. Trong đó, vay từ Quỹ Phát triển Nông thôn (RDF) được Ngân hàng Thế giới tài trợ nhằm cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm với lãi suất hiện tại là 0,5% đối với khoản vay bằng đồng đô la Mỹ và từ 10,08%/năm đến 10,3%/năm đối với khoản vay bằng đồng Việt Nam.

Theo thuyết minh của Sacombank, Quỹ được dùng để cho vay những đối tượng quy định trong Quyết định số 25/QĐ-NH21 ngày 31/1/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khoản vay này sẽ đáo hạn vào năm 2014.

Saocombank cũng vay một khoản lớn lên tới hơn 2.263 tỷ đồng từ FMO (Financienrings - Maatschappij Voor ontwikkelingslanden), một ngân hàng tại Hà Lan, bao gồm hai khoản vay: khoản vay thứ nhất được sử dụng để cho các khách hàng không phải là doanh nghiệp ở Việt Nam mua nhà khi các khách hàng này đáp ứng các yêu cầu do FMO đưa ra. Tiền lãi được trả nửa năm một lần theo lãi suất trung bình của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Á Châu (ACB) và Ngân hàng HSBC. Khoản vay này sẽ đáo hạn vào năm 2016.

Khoản vay thứ hai khoảng 105 triệu đô la Mỹ vốn cấp 2 có thời hạn 10 năm , với lãi suất được xác định là lãi suất của USD- ISDA (Hiệp hội Quốc tế về hoán đổi và phái sinh) cộng với mức lãi suất biên 5,5%/năm trong 5 năm đầu tiên và 7,7%/năm trong 5 năm còn lại. Vốn được hoàn trả khi đáo hạn và tiền lãi được trả định kỳ nửa năm.

Khoản vay khác, Sacombank vay hơn 7 tỷ từ SMEDF – Quỹ Phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, được Ủy ban châu Âu tài trợ. Nguồn vốn được sử dụng để tài trợ các doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ khi các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện của dự án. Lãi suất cố định được tính bằng mức lãi suất do Chính phủ trả cho trái phiếu có kỳ hạn năm năm gần đây nhất trừ một tỷ lệ chiết khấu. Lãi suất thả nổi được tính bằng lãi suất tham chiếu trừ một tỷ lệ chiết khấu và được xác định sau mỗi sáu tháng. Lãi suất tham chiếu là mức lãi suất trung bình tiền gửi tiền đồng 6 tháng của các Vietcombank, BIDV và ngân hàng Agribank.

Tỷ lệ chiết khấu được áp dụng cho mỗi loại lãi suất và được ngân hàng cho vay cố định hàng năm. Tỷ lệ chiết khấu cho năm đầu tiên là 0,5% cho lãi suất cố định và 1% cho lãi suất thả nổi. Khoản vay này sẽ đáo  hạn vào năm 2013.

SMEFP (Quỹ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ được sử dụng để tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ) cũng cho Sacombank vay  khoảng 110 tỷ. Lãi suất cố định được tính bằng mức lãi suất Chính phủ trả cho trái phiếu có kỳ hạn 364 ngày và được xác định theo lần đấu giá gần nhất. Số dư 2 khoản vay từ quỹ SMEDF II đáo hạn vào năm 2017 và từ quỹ SMEFDF III đáo hạn vào năm 2020.

Một khoản vay nữa được Sacombank vay từ Công ty tài chính quốc tế - IFC (hơn 312 tỷ). Đây là khoản vay nhằm cho các cá nhân tại Việt Nam vay vốn với mục đích là mua sắm và sửa chữa nhà cửa. Thời gian cho vay tối đa là 10 năm, bằng VND. Lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cơ bản cố định cộng với mức lãi suất biên (1,5%/năm). Định kỳ trả vốn là 6 tháng 1 lần, bắt đầu lịch trả nợ từ năm 2010. Khoản vay này sẽ đáo hạn vào năm 2017.

Ngân hàng Phát triển Châu Á -ADB “ưu ái” cho Sacombank vay hơn 320 tỷ, khoản này được sử dụng để tài trợ các khách hàng vay là doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Hợp đồng này có hạn mức tín dụng không vượt quá 25 triệu đô la Mỹ và thời hạn tối đa là 6 năm. Lãi suất dựa trên lãi suất LIBOR (lãi suất liên ngân hàng London). Tiền lãi khoản vay này được trả định kỳ hàng năm vào ngày 30/6 và 31/12. Khoản vay này sẽ đáo hạn vào năm 2015.

Societe De Promotion Et De Particcipation Pour La Cooperation Economique S.A – PROPARCO, thuộc Cơ quan Phát triển Pháp  cũng cho Sacombank vay hơn 727 tỷ để tài trợ các khách hàng vay trung và dài hạn bằng USD hoạt động tại Việt Nam. Hợp đồng này có hạn mức tín dụng không vượt quá 20 triệu USD và thời hạn tối đa là 7 năm. Lãi suất cố định hoặc thả nội được xác định vào ngày vay. Tiền lãi được trả định kỳ hàng năm vào ngày 30/4 và 31/10. Khoản vay này sẽ đáo hạn vào năm 2016.

Một quỹ khác là quỹ Cho vay Vi mô – MLFIII là một phần của quỹ Phát triển Nông thôn do Ngân hàng Thế giới tài trợ cũng cho Sacombank vay hơn 53 tỷ đồng. Khoản vay này có mục đích cho vay tiểu thương vào đáo hạn vào năm 2031.

Đinh Bách

(VnMedia)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét