Pages

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Niềm tin sau những chấn song



Cảnh dân chúng tập trung biểu tình với băng-rôn, khẩu hiệu đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trước các phiên tòa xử những nhà bất đồng chính kiến.
Photo courtesy of nuvuongcongly.net
Thắp nến hiệp thông cầu nguyện cho các thanh niên công giáo trước phiên xử hôm 26/9/2012.
Hơn thế nữa, các hình ảnh, thông tin về các phiên tòa đã được cập nhật và phổ biến rộng rãi và nhanh chóng. Điều này đã ảnh hưởng thế nào đến những người đang bị tòa án Việt Nam buộc tội, điển hình qua phiên tòa xử 3 thanh niên công giáo Vinh vừa qua?
Những phiên tòa liên tiếp diễn ra để buộc tội những người bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền Việt Nam, cho tới nay không còn là một sự kiện bất bình thường. Bất chấp sự đàn áp của công an, bên ngoài các phiên tòa  xử các nhà bất đồng chính kiến vẫn đông đảo dân chúng biểu tình.

Mạnh mẽ và tự tin hơn

Ông Trần Đức Trường, bố sinh viên Trần Hữu Đức, 1 trong 3 thanh niên công giáo trong phiên tòa phúc thẩm ngày 26/9 vừa qua nói như sau:
“Lần đầu tiên tiếp xúc với phiên tòa thành ra là tinh thần chưa được thoải mái cho nên là lần này con cái xác định hành động của nó không có gì là sai. Và nó nhận thức đó là việc làm đúng, nó nằm trong điều luật của nước CHXHCNVN. Tự do bảo vệ công lý, bảo vệ hoà bình, đó là trách nhiệm của mọi người, đó là quyền lợi của con người .”
Bà Lan, Mẹ của sinh viên Đậu văn Dương, vừa đi thăm con ngày 4/10 tại nhà tù ở Nghi Kim, huyện Nghi Lộc, Nghệ An cũng cho thấy sự thay đổi ở con mình, từ thái độ bi quan, nhận tội lúc đầu sang một tinh thần thoải mái, tự tin vì biết rằng điều mình làm là hoàn toàn đúng, có tội chăng là tội đối với một nhóm cầm quyền không muốn có bất cứ thay đổi nào làm lung lay quyền lực đang có. Nhưng những thanh niên này tin rằng mình không có tội với công lý, với nhân dân, với thế giới tự do. Nhận thức đó đã làm họ vững tin hơn. Bà Lan nói:
“Ngay từ khi bị bắt thì gia đình cũng thấy việc các em làm không đáng tội. Thì đợt ni thì tinh thần các em cũng thấy ra được điều đó ạ. Sau lần này thì tinh thần các em cũng phấn chấn hơn nhiều, cảm thấy cũng vui vẻ.”
Nguyên nhân do đâu ? chắc chắn không phải từ sự giáo dục tốt trong các trại tù giữa hai phiên tòa sơ và phúc thẩm. Chắc hẳn không ai quên hình ảnh trước phiên toà phúc thẩm ngày 26/9: hơn 700 người già, trẻ, gái, trai ròng rã đứng dưới mưa, tay giương biểu ngữ, miệng hô khẩu hiệu, mắt nhoà mưa và lệ nhưng vẫn rực lửa nhìn hàng rào công an đang thẳng tay đàn áp. Họ đến đó để nói rằng:  em tôi, bạn tôi, con tôi không có tội.
“Một lý do để các em mạnh mẽ hơn là vì thấy tinh thần ủng hộ mạnh mẽ của mọi người, việc làm của các em là đúng, không có gì là sai trái mà đó là việc cần phải làm. Các em thấy phiên tòa được  mọi người ủng hộ, từ chỗ đó mà tinh thần các em mạnh mẽ hơn so với lần trước.”
Sự tương trợ  đó như một cơn lũ không những đã kéo tan đi nỗi sợ hãi của những người biểu tình bên ngoài  mà nó còn thổi bùng lên cơn bão niềm tin của những người đang đứng trước vành móng ngựa để có thể dõng dạc nói rằng “Tôi không có tội” như Đỗ thị Minh Hạnh trong phiên tòa ngày 18/3/2011. Phiên toà phúc thẩm vừa qua của các thanh niên công giáo là một bằng chứng rõ rệt cho thấy sự yểm trợ từ bên ngoài, dù bất cứ hình thức nào đều cần thiết. Một sinh viên có mặt trong cả hai cuộc biểu tình trước phiên tòa sơ và phúc thẩm nhận xét:
Gia đình nói thật rất tự hào về việc làm của con mình, hành động con cái là hoàn toàn đúng. Hành động con cái đã nói lên được tiếng nói từ lương tâm, tức là đã làm được những việc có ích cho xã hội.
Ông Trần Đức Trường
“Là người đã chứng kiến hai phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm, là một người trẻ, tôi thấy sự yểm trợ từ bên ngoài rất quan trọng. Thứ nhất, đối với những người đang bị giam cầm và xét xử, họ thấy được sự hậu thuẫn của mọi người, từ đó họ càng vững tin hơn về những việc mà mình đã làm. Ví dụ cụ thể nhất là trường hợp của 3 sinh viên trong vụ phúc thẩm hôm 26 tháng 9 vừa qua. Hôm xử sơ thẩm, các bạn có vẻ mất tự tin nhưng khi ra khỏi tòa, các bạn đã thấy sự hiện diện đông đảo của mọi người, cùng với các băng-rôn khẩu hiệu, những lời hô vang, con tôi vô tội, bạn tôi vô tội, em tôi vô tội .v.v..
Và kết quả là tại phiên phúc thẩm, nhận thức của các bạn đã thay đổi hẳn, các bạn đã khẳng khái tuyên bố là mình đã rải truyền đơn để kêu gọi tẩy chay bầu cử, một việc làm mà mấy chục năm qua nhà cầm quyền đã lừa đảo người dân và cương quyết không công nhận đó là tội và còn nói rằng đó là quyền đã được Hiến pháp và pháp luật qui định.
Hơn nữa là trong lần thăm nuôi hôm mồng 4 tháng 10 vừa qua của gia đình, các bạn đã chia sẻ với gia đình và nhờ chuyển lời cám ơn đến tất cả mọi người vì mọi người đã làm cho các bạn vững tin hơn, thay đổi nhận thức, không thấy cô đơn, không còn sợ hãi nữa.
Thứ hai, đối với những người đang cổ võ cho công lý và sự thật. Đặc biệt những người trẻ như chúng tôi, là những sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường. Chúng tôi thấy được sự bao bọc, bênh vực và quan tâm của mọi người nên chúng tôi đã thay đổi nhận thức hoàn toàn, hiên ngang đến tham dự phiên tòa, mặc dù trước đây chúng tôi rất chi là sợ bởi vì đó là bạo quyền, cụ thể là đã có rất đông các bạn trẻ đến tham dự hai phiên tòa vừa qua.»

Sự ủng hộ tinh thần

000_Hkg5181968-250.jpg
Thân nhân và những người ủng hộ TS Cù Huy Hà Vũ trước phiên xử phúc thẩm hôm 02/8/2011. AFP photo
Một tấm biểu ngữ, một tiếng hô vang, một bài hát, một ngọn nến thắp lên, những đồng tiền góp lại để thuê xe đi cho kịp phiên toà là những việc rất nhỏ từ bên ngoài nhưng đã gây nên những ảnh hưởng tinh thần rất mạnh mẽ cho những người phía sau song sắt. Biến họ từ những người cúi đầu nhận tội thành kẻ ngẩng cao đầu ung dung chấp nhận bản án. Hiên ngang khẳng định việc mình làm là không có tội của các thanh niên công giáo hay hình ảnh ngẩng cao đầu của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong phiên tòa phúc thẩm ngày 2/8/2011 là câu trả lời cho bạo quyền, là niềm tin được xây dựng bằng sức mạnh đến từ bên ngoài:
«Từ cái truyền thông, thì những người trẻ và tất cả các thành phần đón nhận cái truyền thông đó, qua những bài phân tích, qua những thông tin thắp nến cầu nguyện thì họ đọc được và họ thấy rằng những việc làm của các bạn trẻ là không sai. Việc làm xuất phát hoàn toàn từ lương tâm, do đó họ đã đến và dự phiên toà. Và cái tác dụng tiếp theo là họ họ đến đông như thế thì làm cho những người bị xét xử vững tin hơn. Như trong trường hợp này, các em đã nói rằng: Nhờ sự có mặt của mọi người, nhờ những tiếng hô vang, thấy những tấm băng-rôn, khẩu hiệu mà các em đã khẳng khái quả quyết là chúng tôi đã rải truyền đơn để tẩy chay bầu cử giả dối.
Tóm lại, tiếng nói bênh vực kịp thời của các cá nhân, tổ chức, sự chia sẻ cách này hay cách khác, nó có tác động rất quan trọng đối với công cuộc đấu tranh Dân chủ này. Đối với những người trẻ, những người sinh viên như chúng tôi thì qua 2 lần xét xử các bạn Đức, Dương, Sơn hầu như là chúng tôi thay đổi nhận thức hoàn toàn. Chúng tôi cảm thấy sự sợ hãi trong chúng tôi đã giảm bớt, giảm rất chi là rõ ràng. Đến thời điểm bây giờ, qua tấm gương khẳng khái như thế của các bạn thì chúng tôi sẵn sàng. Có điều kiện thì chúng tôi sẵn sàng tham gia trong công cuộc đấu tranh này. »
Là người đã chứng kiến hai phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm, là một người trẻ, tôi thấy sự yểm trợ từ bên ngoài rất quan trọng.
Một sinh viên
Họ không cô đơn, bên cạnh họ còn có bạn bè, gia đình, người thân và cả sự đồng cảm của những  người không quen biết bên kia bờ đại dương. Bố anh Đức nói :
«Gia đình nói thật rất tự hào về việc làm của con mình, hành động con cái là hoàn toàn đúng. Hành động con cái đã nói lên được tiếng nói từ lương tâm, tức là đã làm được những việc có ích cho xã hội.»
Hiến pháp XHCNVN, điều 69 quy định «Công dân có quyền Tự do Ngôn luận, Tự do Báo chí, có quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của Pháp luật » Với ngần ấy quyền Tự do, nhưng cụm từ mơ hồ «theo quy định của Pháp luật» kèm theo sau vẫn là chiếc còng số 8 vô hình khoá chặt mọi Tự do.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét