Pages

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Câu Chuyện về Ôn Gia Bảo của New York Times : Độc lập, hay Bị Lợi dụng bởi Phe Phái Bắc Kinh ?


Tác giả: Stephen Gregory  – Đại kỷ nguyên
Chinese Premier Wen Jiabao at the National People's Congress's (NPC) annual session at the Great Hall of the People in Beijing on March 8, 2012. On Oct. 25, The New York Times published a 4,700-word report that describes the incredible wealth amassed by members of Premier Wen Jiabao’s family. (Liu Jin/AFP/Getty Images)
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh ngày 8 tháng Ba, 2012. Ngày 25 tháng Mười, một bài báo trên New York Times đăng tin thành viên gia đình ông Ôn thu gom được lượng của cải khổng lồ.. (Liu Jin/AFP/Getty Images)
Một bài báo dài dòng đăng bởi Thời báo New York (The New York Times) mô tả chi tiết các của cải của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã khơi lên sự tranh cãi về nguồn gốc của bài báo, tính chính xác và các mục đích sử dụng mà nó có thể bị áp đặt. Vấn đề là có hay không việc câu chuyện này được thiết lập để làm tăng thêm lợi ích chính trị của phe nhóm của chính trị gia thất thế Bạc Hy Lai, hoặc có hay không việc câu chuyện là sản phẩm nghiên cứu của riêng  NY Times, được thực hiện không cần lưu tâm đến các hậu quả chính trị bên trong Trung Quốc.

Vào ngày 25 tháng Mười, NY Times đã đăng một bài báo dài 4700 chữ mô tả một lượng của cải khổng lồ được vơ vét bởi các thành viên gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo – lên đến 2.7 tỉ đô la – và bằng cách nào các thành viên gia đình Ôn giao dịch dựa trên danh tiếng và sự ảnh hưởng của Thủ tướng để kiếm được số của cải đó.
Boxun, một website tiếng Hoa ở nước ngoài, đã dự đoán trước bài báo của NY Times trong một bài viết đăng ngày 23 tháng Mười, theo giờ Bắc Kinh, mô tả các thông tin nghe có vẻ rất giống với điều sau đó xuất hiện ngay trên NY Times ,được phân phát rộng rãi cho truyền thông tiếng Hoa và cả tiếng Anh bởi một “phe nhóm bảo thủ”.
Boxun viết “một số truyền thông chủ đạo của Mỹ bằng tiếng Anh cũng đã nhận được nhiều tài liệu chi tiết” về Ôn Gia Bảo. Thông tin đó là một phần của nỗ lực đang được tiến hành bởi “phe nhóm bảo thủ” nhằm tấn công các đối thủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo Boxun.
Trong một buổi phát thanh ngày 26 tháng Mười, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (Voice of America) đã dẫn lời một phóng viên ở Bắc Kinh tên Dong Fang nói rằng tất cả hãng truyền thông đều đã nhận được thông tin tương tự về Ôn như NY Times đã đăng. Thông tin kèm theo cả các tài liệu được kiểm toán, theo Dong cho biết.
Một chủ bút của một trang tin tiếng Hoa độc lập, trả lời ẩn danh qua một phỏng vấn điện thoại rằng bất cứ khi nào truyền thông Hàn Quốc, Nhật Bản hay phương Tây đăng tải các bài báo chi tiết về các bí mật của quan chức ĐCSTQ, “Các bài báo đều được cung cấp cho họ. Các hãng truyền thông này tự họ không bao giờ có thể xúc tiến được các loại thông tin kiểu này.”
Khoảng 10:30pm, giờ phía đông ngày 26 tháng Mười, NY Times đăng một bài báo do David Barboza, tác giả viết về vụ việc của cải gia đình Ôn, giải thích việc bằng cách nào ông ta có được thông tin.
Theo Barboza, hầu hết các báo cáo tài chính và báo cáo hợp nhất được công khai trên các tổ chức tin tức ở Trung Quốc, và “bắt đầu từ cuối năm ngoái, NY Times đã duyệt lại các tư liệu nhận được ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân , Thâm Quyến và nhiều thành phố khác.”
“Các báo cáo cho phép NY Times theo dấu một magj lưới bè bạn và thân quyến của Thủ tướng khi mà họ đã xây dựng một đế chế kinh doanh nhiều tỉ đô la một thập kỷ qua, thường là cùng với trợ giúp của các doanh nhân giàu có.”

Mâu Thuẫn 2.2 Tỉ Đô La

Từ lúc bài báo của NY Times về Ôn Gia Bảo được đăng, hai bài báo khác gợi lên nghi vấn về con số của cải mà gia đình Ôn bị cho rằng đã vơ vét được.
Website tiếng Hoa tại New York Minh Kính (Mingjing) đã phỏng vấn bà Duan Weihong, người được chú ý nổi bật trong bài báo của NY Times. Duan được xác định là người môi giới cho gia đình Ôn thu mua cổ phiếu của công ty Bảo hiểm Ping An, lượng cổ phiếu sẽ tăng trưởng giá trị 2.2 tỉ đô la.
Bài báo của Ming Kính xác nhận NY Times đã có sự nghiên cứu cho bài báo về gia đình Ôn – Duan đã nói với Minh Kính  về việc đã được phỏng vấn bởi NY Times. Trong phỏng vấn với Minh Kính, Duan nhấn mạnh rằng bà đã nói với NY Times rằng các cổ phiếu nhân danh thành viên gia đình ông Ôn thực ra là được sở hữu của bà ta, như NY Times đã đưa tin.
Con số của NY Times và Minh Kính không thống nhất về lượng sở hữu cổ phiếu. NY Times đưa tin rằng các báo cáo của công ty đã không được công khai từ năm 2008, nhưng đưa ra giả định rằng gia đình Ôn hưởng lợi 2.2 tỉ đô la nhờ tài sản từ cổ phiếu.
Duan đã nói với Minh Kính rằng sau năm 2008, tất cả cổ đông đã rời khỏi công ty, và tất cả cổ phần đều đứng tên bà ta. “Nhưng mà phóng viên NY Times đã không ghi chép lại bất kỳ lời nào của tôi”, bà nói với Minh Kính.
Minh Kính đã bình luận, “Nếu đây là thật, không hề có một xu nào từ khoản 2.2 tỉ đô la cổ phiếu chạy về tài khoản của thân quyến ông Ôn”
Trong một bài báo đăng ngày 27 tháng Mười giờ Bắc Kinh, Boxun cũng đã xem xét về mối liên hệ bà Duan và ông Ôn.
Theo phóng viên Boxun ở Bắc Kinh, các thành viên gia đình Ôn giữ cổ phiếu của Ping An trong khoảng năm 2004 và 2005, khi Duan sử dụng thẻ căn cước của bà ta để mua các cổ phần.
Theo Boxun, Ping An trở thành một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trong năm 2008, và thân quyến Ôn đã tất cả rút khỏi công ty vào lúc đó. Ping An bắt đầu có lợi nhuận từ năm 2009. Duan có giữ các báo cáo để chứng minh cho tài khoản của bà ta, theo Boxun.
Boxun khẳng định rằng NY Times không thể chứng minh rằng thân quyến Ôn kiếm được 2.2 tỉ đô la lợi nhuận từ cổ phiếu của Ping An. Boxun đặt câu hỏi, nếu gia đình Ôn đã thực sự kiếm được 2.2 tỉ đô la như NY Times công bố, vậy nói thế nào về khoản 0.5 tỉ đô la còn lại của 2.7 tỉ đô la mà gia đình Ôn được cho là đã vơ vét ?

‘Các Động Cơ Đằng Sau’

Bài báo của NY Times về gia đình Ôn đã đụng chạm đến đầu não ở Bắc Kinh – website của tờ báo này đã bị chặn ngay lập tức ở Trung Quốc.
Vào thứ sáu tại Bắc Kinh, theo Phát Thanh Hoa Kỳ (VOA), phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hồng Lỗi đã lên án bài báo NY Times trong một buổi nghị sự, ông nói với các phóng viên rằng điều đó có ý đồ “bôi nhọ Trung Quốc” và có “các động cơ đằng sau”.
Phát ngôn viên của NY Times, Eileen Murphy, đã phản hồi lại chỉ trích này bằng phát biểu rằng tờ báo từ chối thỏa hiệp dựa trên các tiêu chuẩn báo chí của họ và sẽ không hiệu chỉnh bài báo “theo các đòi hỏi của chính phủ Trung Quốc”, theo tin từ VOA.
Một cựu đồng nghiệp ẩn danh của ông Ôn đã được dẫn lời nói rằng “Những kẻ thù của ông ta [Ôn Gia Bảo] ra sức cố tình để bôi nhọ ông bằng cách làm rò rỉ điều này ra”.
NY times cũng đưa tin rằng tin tức về của cải của gia đình Ôn có thể làm suy yếu về chính trị với Ôn trước thềm đại hội Đảng lần thứ 18. Tại đại hội,  dự định bắt đầu ngày 8 tháng Mười Một, một thế hệ lãnh đạo mới của ĐCSTQ sẽ được xướng tên.
Cựu lãnh đạo của Bộ sự vụ Trung Quốc của đảng DDP ại Đài Loan không nắm quyền, Dong Li-wen, được dẫn lời bởi Radio France Internationale (RFI) nói về bài báo NY Times “được trực tiếp can hệ đến cuộc đấu đá quyền lực trước đại hội đảng 18. Ôn Gia Bảo từ lâu đã có quan điểm chính trị cứng rắn, và bài báo bày có thể nhằm trả đũa cho sự ủng hộ hoặc đối kháng với các thành viên Bộ Chính Trị nào đó. Các đối thủ của ông ta có thể đã rò rỉ thông tin này ra với truyền thông hải ngoại.”

‘Phe Nhóm Bảo Thủ’

Boxun đã viết “thông tin nặng ký” về gia đình Ôn phân phát bởi một phe nhóm bảo thủ đã sử dụng “kế hoạch chuẩn bị cẩn thận và lâu dài cùng với các tài liệu bao hàm toàn diện được soạn bởi các ban bộ trong chính phủ” cho các công kích được dàn xếp lên các đối thủ.
Boxun đã đề cập đến một ví dụ tương tự về một bài báo đăng tháng Sáu trên Bloomberg nói về của cải gia đình của lãnh đạo kế tiếp Tập Cận Bình, người được coi là kẻ thù của phe nhóm bảo thủ.
Bài báo của Bloomberg dựa trên một lượng tài liệu khổng lồ, bao gồm 1000 trang về gia đình Tập và các công ty, tất cả được đối chiếu, bao gồm thậm chí các bản sao thẻ căn cước của những người này và ảnh chụp về các nơi cư trú – theo Boxun.
Các tài liệu lan truyền về Ôn Gia Bảo được cho rằng cũng được làm hoàn bị tương tự. Theo tin Boxun, thông tin này “thấu đáo” và rất chi tiết, bao gồm “thông tin về các thương vụ của con trai ông Ôn là Ôn Vân Thông (Wen Yunsong) ,thậm chí kèm cả báo cáo hàng tháng”.
“Từ điều này có thể thấy rằng nếu không có người trong các cơ quan nhà nước giúp đỡ thu thập tài liệu, sẽ là không thể để có được các thông tin kiểu tối mật này”, Boxun viết.
Boxun cho rằng phe nhóm bảo thủ mưu đồ nhắm đạt được “tác động từ một cuộc tấn công đa chiều hướng”. Trong trường hợp công kích vào Tập Cận Bình và Ôn Gia Bảo hiện nay, thông tin được lưu chuyển trên cả truyền thông tiếng Anh và truyền thông tiếng Hoa nhằm hy vọng có được sự bao phủ đồng thời ở cả hai.

Cuộc Chiến Tranh Thông tin Đang Diễn ra

Boxun đặt thông tin lan tràn về gia đình Ôn Gia Bảo trong một ngữ cảnh về các nỗ lực đang tiến hành bởi cựu ứng cử viên Đảng đã thất thế Bạc Hy Lai cùng những kẻ khác nhằm sử dụng “lượng lớn các nguồn lực và nhân lực để khời phát các đợt tấn công liên tục trên truyền thông vào Ôn Gia Bảo và thành viên gia đình ông trong mấy năm gần đây”.
Một cuộc chiến tranh thông tin đang được tiến hành như là một phần của tranh giành quyền lực đang diễn ra tại Trung Quốc, vốn đã được đưa tin bởi nhiều bên khác, bao gồm cả Đại Kỷ Nguyên.
Theo một bài báo đăng bởi Tạp chí Open tại Hong Kong vào tháng Năm, khi cựu trưởng cảnh sát Trùng Khánh là Vương Lập Quân cố gắng đào tẩu vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô trong tháng Hai, trong số các thứ mà ông ta đem theo là các tài liệu mô tả chi tiết các mệnh lệnh mà Bạc Hy Lai ban ra để tấn công vào các lãnh đạo hàng đầu, bao gồm thủ tướng Ôn Gia Bảo, qua việc phát tán tin tức trên mạng.
Đại Kỷ Nguyên đã đăng một bài báo độc quyền vào tháng Tư mô tả việc Bạc Hy Lai và trùm an ninh quốc nội Chu Vĩnh Khang làm thế nào để cùng với cỗ máy tìm kiếm tiếng Hoa Baidu trong năm 2009 và 2010 đẩy Google ra khỏi Trung Quốc.
Dựa trên thông tin cung cấp bởi một quan chức cấp cao tại Bắc Kinh, bài báo mô tả làm cách nào Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh KHang thực hiện được việc này nhằm sử dụng Baidu để tấn công các đối thủ.
Theo các báo cáo điều tra bởi Ủy ban Kiểm tra Kỉ luật Trung Ương, Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang đã tiến gần đến một “kế hoạch rất chi tiết nhằm hoàn thiện một chiến dịch trên mạng mạnh mẽ chống lại Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo và Tập Cận Bình”
Các bài báo đăng năm 2010 trên Baidu là kết quả của các nỗ lực của Bạc và Chu đặt tựa như là “Con trai Hồ Cẩm Đào tham nhũng tệ hại, Giang Trạch Dân muốn truy đến cùng việc này”, và “Tập Cận Bình là một kẻ dâm đãng, chơi bời với nhiều phụ nữ tại Chiết Giang sau lưng người vợ thứ hai”
Một ví dụ gần đây hơn về kiểu mánh khóe truyền thông này diễn ra vào tháng Tám, khi truyền thông tiếng Hoa và truyền thông phương Tây đăng tải các câu chuyện khẳng định Hồ Cẩm Đào đã có kế hoạch từ chức khỏi Quân ủy Trung Ương. Theo một nguồn tin của Đại Kỷ Nguyên, những câu chuyện này được thiết lập bởi trùm an ninh quốc nội Chu Vĩnh Khang, một thành viên của phe nhóm gây dựng bởi cực chủ tịch Giang Trạch Dân.
Các tin đồn về Hồ Cẩm Đào “từ chức hoàn toàn” có thể làm suy giảm quyền lực của ông trong nội bộ ĐCSTQ, và ông đã bị buộc phải bảo cựu trưởng điều hành Hong Kong là Đổng Kiến Hoa chối bỏ chúng trong một phỏng vấn ông ta trả lời CNN ngày 19 tháng Chín.
Boxun đã nhấn mạnh via trò của Bạc Hy Lai và một “phe nhóm bảo thủ” chưa được cụ thể trong việc sắp đặt phân phát cho truyền thông thông tin về của cải gia đình Ôn Gia Bảo. Việc Bạc có thể có bất kỳ sự dính líu trực tiếp gần đây ra sao thì chưa rõ. Y hiện tại ở trong nhà tù Tần Thành tại Bắc Kinh.
Bạc Hy Lai gắn bó vô cùng chặt chẽ với phe nhóm của Giang Trạch Dân. Khi Giang bắt đầu chiến dịch nhằm nhổ tận gốc môn tập tinh thần Pháp Luân Công vào tháng Bảy 1999, Bạc đã hang hái triển khai cuộc bức hại.
Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin trước đây việc phe nhóm Giang đã bị mất quyền lực như thế nào, và giờ đang đeo đuổi việc trốn tránh bị chịu trách nhiệm cho các tội ác tàn bạo gây ra trong suốt cuộc bức hại vẫn còn đang tiếp diễn lên Pháp Luân Công, dẫn đến một cuộc xung đột quyền lực nội bộ Đảng.
Theo Boxun, “đằng sau bức màn, có một phe nhóm bảo thủ đang thao túng các thứ”
Cùng với nghiên cứu bởi Jane Lin và Mathew Robertson.
Ghi chú của Ban Biên tập  : Khi mà cựu trưởng công an Trùng Khánh, Vương Lập Quân (Wang Lijun), đào ngũ đến với Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô ngày 6 tháng Hai để tự cứu mạng mình, y đã khuấy động một cơn bão chính trị mà vẫn chưa hề lắng dịu. Một cuộc chiến đằng sau bức màn làm bật ra quan điểm các quan chức dành cho cuộc bức hại Pháp Luân Công. Phe phái với bàn tay đẫm máu – gồm các quan chức do cựu chủ tịch Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) vận động để tiến hành cuộc bức hại – đang tìm kiếm việc trốn tránh trách nhiệm cho các tội ác họ phạm phải và tìm cách tiếp tục duy trì chiến dịch này. Các quan chức khác đang chối bỏ bất kỳ việc tham gia nào vào cuộc bức hại. Các sự kiện cho thấy một sự chọn lựa rõ ràng cho các quan chức và công dân Trung Quốc, và cả người dân Thế giới : ủng hộ hoặc là phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công. Lịch sử sẽ ghi chép lại sự chọn lựa của mỗi người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét