Pages

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Pháp đặt chương trình kế hoạch trở lại Á châu/ Thái Bình Dương đóng góp vào nổ lự c chung của Mỷ và Liên minh nhằm củng cố ổn định và an ninh vùng BĐ/ĐNA


http://saohomsaomai.wordpress.com/2012/10/30/phap-dat-chuong-trinh-ke-hoach-tro-lai-a-chau-thai-binh-duong-dong-gop-vao-no-lu-c-chung-cua-my-va-lien-minh-nham-cung-co-on-dinh-va-an-ninh-vung-bddna-tq-coi-chung-khong-con-mua-gay-vuon-hoa/
. TQ coi chừng ! không còn múa gậy vườn hoang doạ nạt các nước nh ỏ được nữa !
Thuộc địa Pháp trên thế giới ( bên phải là Ấn Đô thái bình dương)
Pháp đang chuẩn bị chiến lược tăng cường ảnh hưởng ở Châu Á/Thái Bình Dương và ĐNA/BD vì quyến lợi kinh tế và chiến lược. Là một quốc gia ” thái bình dương ” với nhiều thuộc địa trải dài từ Ấn độ dương (Đảo Réunion,Mayotte…) sang Nam Thái Bình Dương (Nouvelle calédonie, Tahiti, Bora Bora, Les Iles Marquises…) xuống Nam cực ( Terre d’Adélie) và Hạm đội Thái Bình Dương, Pháp không muốn vắng mặt ở vùng trọng tâm của thế giới vào thế kỷ 21.
Là cường quốc bực trung,Pháp sẽ tân dụng quyền lực mềm ( soft power) của mình (Cộng đồng Pháp ngữ 77 quốc gia,quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc,kinh nghiệm ngoại giao,công pháp quốc tế, luật biển, luậ hàng hải..) kỷ nghệ quốc phòng,không gian,hải dương…) và các liên minh ( Mỹ, Nato, Liên Âu) các đối tác quan trọng (Nhật,Ấn độ,Tân gia ba) để nhân sức mạnh của mình.

Trước mắt, Pháp vừa nâng bang giao với Tân gia ba lên cấp chiến lược (10 ngày trước) kế đó đặt ưu tiên với đối tác Nhật bản ,theo yêu cầu của nước nầy và Ấn độ, kế đến là khối ĐNA với cái nhìn đặc biệt cho Đông Dương VML ( Tổng Thống Pháp đặc biệt tham dự ASEM (Cuộc gặp Liên Âu- ĐNA) tại Vientiane, Lào ngày 05/11/2012 và sẽ có tuyên bố quan trọng về ổn định,hoà bình và phát triển cho vùng ĐNA cũng như về tương lai bang giao L.A và ĐNA, theo quan điểm của Paris.)
Tổng thống François Hollande từng được báo chí trích dẩn là có thái độ dè dặt và thận trọng đối với TQ :” Người TQ không thẳng thắn và ít biết thượng tôn pháp luật,họ hay gian dối ” Les chinois trichent sur tout ! Pháp sẽ thận trọng với TQ và sẽ tìm cách trói buộc lãnh đạo nước nầy trong một hệ thống công pháp quốc tế về luật biển LHQ, luật lệ tự do hàng hải và sữ dụng võ lực và điều này sẽ có lợi cho khối ĐNA và VN.
Sau khi François Hollande lên Tổng thống tháng 5/2012, Pháp đã cho phép tổ chức Hội thảo Liên Âu về Biển Đông tại Paris cách đây 3 tuần và Hội nghị đã kết luận là đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên BĐ dựa trên ” quyền lịch sử ” cũng như đòi hỏi đường 9 đoạn “lưởi bò ” trên 80% BD là vu vơ và không có cơ sở pháp lý.
Nói chung và rút gon thì T.T Pháp vừa theo đường lối Tự lập dân tộc của Cố T.T De Gaulle vừa noi gương Cố T.T. François Miterrand thân thiện và ủng hộ các nước thế giới thứ 3 đang phát triển. Chỉ có một khác biệt quan trọng là từ hơn 5 năm nay,Pháp là một thành viên cột trụ của NATO/OTAN (Liên Minh Bắc Đại Tây Dương) bên cạnh siêu cường Mỹ và Anh quốc cho nên mọi chiến lược của Pháp ở CA/TBD,căn bản là độc lập nhưng đều có phối hợp với Liên Âu và Mỹ, Nhật, Ấn độ và Tân gia ba, đầu cầu của Paris tại ĐNA/BĐ.
TS phân tích sơ lược đóng góp.
Pháp muốn trở lại Châu Á

Tổng thống Pháp François Hollande sẽ đến dự hội nghị ASEM. Ảnh chụp 17/10/2012 (REUTERS)
Tổng thống Pháp François Hollande sẽ đến dự hội nghị ASEM. Ảnh chụp 17/10/2012 (REUTERS) Tổng thống Pháp François Hollande sẽ đến dự hội nghị ASEM. Ảnh chụp 17/10/2012 (REUTERS)
Lê Phước http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121029-phap-muon-tro-lai-chau-a
Vùng Châu Á Thái Bình Dương đóng vai trò quan trọng về kinh tế lẫn an ninh trong thế kỷ 21. Mỹ đã có chiến lược trở lại khu vực này, còn Pháp thì sao, vì dù sao Pháp cũng từng đến khai thác thuộc địa ở vùng này trước cả Mỹ ? Nhật báo Le Monde đăng bài phân tích đề tựa : «Pháp rẽ bước thận trọng về Châu Á ».
Ngày 5 tháng 11 tới đây, tổng thống Pháp sẽ đến thủ đô Viêng Chăn của Lào để tham dự hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM). Đây là chuyến công du châu Á đầu tiên của tổng thống Hollande kể từ khi đắc cử hồi tháng 5 rồi.
Trong thượng đỉnh ASEM lần này, ông Hollande là nguyên thủ của một nước Châu Âu duy nhất đến tham dự, tức sẽ không có mặt cả thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ tướng Anh David Cameron. Đây là động thái biểu thị chính sách hướng về Châu Á của tổng thống Hollande.
Chính sách này cơ bản như thế nào ?
Tờ báo cho biết, tổng thống Hollande lấy nước Nhật làm ưu tiên số 1. Trước kia, tổng thống Jacques Chirac cũng đặc biệt coi trọng phát triển quan hệ với các nước Á Châu, nhất là với Nhật Bản và Trung Quốc. Sau đó, khi tiếp quản Điện Elysée, ông Nicolas Sarkozy đã có chính sách ngược lại là không mặn mà trong quan hệ với Nhật và gây sóng gió với Trung Quốc trên hồ sơ Tây Tạng.
Trong khi đó, trong diễn văn về chính sách đối ngoại đầu nhiệm kỳ, đương kim tổng thống Pháp François Hollande đã tuyên bố : Nhật sẽ là ưu tiên số 1 của Pháp ở Châu Á. Năm tới, ông Hollande sẽ công du Nhật Bản, và đó sẽ là chuyến công du Châu Á đầu tiên của tổng thống Hollande nếu xét về quan hệ song phương.
Đối với Trung Quốc, nước Pháp dưới thời tổng thống Hollande sẽ tái thúc đẩy quan hệ song phương với trọng tâm là thiết lập sự ổn định trong quan hệ giữa hai nước dựa trên ba nguyên tắc sau đây : Tôn trọng lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm và nguyên tắc có qua có lại trong quan hệ kinh tế.
Ngoài hai nước trên, Pháp cũng muốn tận dụng những tranh chấp lãnh thổ và cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Đông Nam Á để tìm kiếm những hợp đồng bán vũ khí. Malaysia đã mua tàu ngầm của Pháp. Ấn Độ cũng đang định mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp. Hiện tại, Miến Điện cũng đang dần trở thành thị trường béo bở cho các nước bán vũ khí trong đó có Pháp.
Như vậy, Pháp đã thật sự muốn trở lại Châu Á, nhưng Le Monde nhận định chính sách này chỉ mới trong giai đoạn hình thành. Cũng như hồi tháng 6 rồi, tại diễn đàn an ninh Châu Á tổ chức ở Singapore, bộ trưởng Quốc phòng Pháp ông Jean-Yves Le Drian đã tuyên bố : Châu Á-Thái Bình Dương là một khu vực có lợi ích to lớn, Pháp muốn bày tỏ sự quan tâm của mình trên những vấn đề chiến lược trong khu vực.
Tuy nhiên, ý định này của Pháp sẽ gặp nhiều thử thách. Pháp lấy Nhật làm ưu tiên nhưng cũng muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc trong khi vấn đề lãnh hải đang rất nhạy cảm trong quan hệ Nhật-Trung. Tranh chấp lãnh thổ trong vùng đang rất phức tạp, Pháp phải ngã về Asean hay Trung Quốc là một chuyện rất khó.
Le Monde cho biết, Pháp không đủ phương tiện cũng không có ý định công khai cạnh tranh với Mỹ trong việc trở thành chỗ dựa cho các nước trong khu vực đang có tranh chấp và đang lo ngại sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Thêm vào đó, Pháp nói riêng và Châu Âu nói chung cần phải có thời gian để xây dựng vị trí của mình trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bởi vì từ sau khi hệ thống thuộc địa sụp đổ, chỉ có các doanh nhân Châu Âu là quan tâm đến Châu Á, còn nhà cầm quyền Châu Âu thì hầu như đã không còn để mắt đến khu vực này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét