Pages

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Nhật Bản đòi Trung Quốc sử dụng sức mạnh biển một cách hòa bình, dựa trên luật quốc tế



BienDong.Net: Vài giờ sau khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tuyên bố Trước Đại hội 18 ĐCS rằng Trung Quốc cần phải trở thành một cường quốc biển, ngày 8.11, Tokyo đã lên tiếng đòi Bắc Kinh sử dụng sức mạnh biển của mình “một cách hòa bình”.

Tokyo nói Trung Quốc cần hành động như một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế- một lời kêu gọi mang tính thách đố Trung Quốc mà Nhật liên tục đưa ra trong thời gian gần đây trong bối cảnh cuộc tranh chấp chủ quyền đang nóng lên liên quan đến quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Phát biểu với các nhà báo tại Tokyo, bà Naoko Saiki, Vụ phó vụ báo chí Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói: "Không có gì ngạc nhiên khi nghe các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về dự định tham gia các hoạt động trên biển của họ”.

Tuy nhiên, bà nói, các hành động đó “cần phải được thực hiện một cách hòa bình dựa trên luật quốc tế”.

alt
Ông Hồ Cẩm Đào (Ảnh: Internet)

Lời bình luận này được đưa ra ngay sau khi chủ tịch Hồ Cẩm Đào lên tiếng trước Đại hội Đảng toàn quốc rằng Bắc Kinh cần “ kiên quyết bảo vệ các quyền và quyền lợi biển của mình, và xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc biển”.

Theo bà Saiki, Trung Quốc và Nhật Bản, hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, với quan hệ mậu dịch lên tới 300 tỉ USD mỗi năm- có nghĩa vụ duy trì sự ổn định và phồn vinh của khu vực.

alt

Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Ảnh: Internet.


“Tôi nghĩ rằng Trung Quốc cần phải là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”- bà nói. 

Bắc Kinh và Tokyo đang gia tăng hoạt động tranh chấp đối với một quần đảo không người ở tại Hoa Đông. Từ vài tháng nay, tàu chiến và tàu hải giám Trung quốc liên tục áp sát khu vực quần đảo Senkaku/ Điều Ngư, làm cho bầu không khí ngoại giao nóng lên, khiến Washington phải kêu gọi hai bên kiềm chế.

 Quần đảo Senkaku/ Điều Ngư nằm trên một vùng biển nhiều hải sản và được coi là nơi có thể tiếp cận những nguồn năng lượng tiềm tàng dưới đáy biển.
Không những thế, quần đảo này còn có ý nghĩa chiến lược bởi một số nhà quan sát cho rằng chúng có thể cung cấp cho Bắc Kinh một đầu cầu để triển khai sức mạnh quân sự ra bên ngoài.
Theo hãng tin AFP, trong thập kỉ qua, Nhật Bản đã theo dõi việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự với tâm trạng lo ngại. Tuy nhiên, các nhà bình luận cũng cho rằng lực lượng vũ trang hùng mạnh của Tokyo là yếu tố không được coi thường, bất kể lập trường chính thức của Nhật Bản được tuyên bố là hòa bình.
 alt

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc ( Ảnh Reuter)


Một người phát ngôn Cục phòng vệ Nhật Bản nói họ “ hết sức quan tâm đến hoạt động biển của Trung quốc” và cam kết nỗ lực hết mình nhằm bảo đảm an toàn vùng trời và vùng biển của Nhật Bản. Người phát ngôn này cũng nói thêm rằng vấn đề sử dụng biển một cách ổn định có liên quan trực tiếp đến nền hòa bình và ổn định của khu vực châu Á- Thái Bình dương.
Cho rằng các cuộc tranh chấp liên quan đến biển đảo còn lâu mới kết thúc, Takashi Terada, Giáo sư khoa chính trị quốc tế Đại học Doshisha ở Kyoto nói : Ông Hồ Cẩm Đào, người sẽ được thay thế bởi ông Tập Cận Bình, đã sử dụng bài diễn văn tại Đại hội đảng như lời kêu gọi xung trận đối với những người kế tục ông ta.
“ Thông điệp của ông Hồ Cẩm Đào gửi tới các nhà lãnh đạo tiếp theo đó là (tranh chấp biển đảo) là vấn đề lâu dài, và Trung Quốc không được từ bỏ”, ông Takashi nói.
Hoa Biển Xanh ( theo AFP )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét