Pages

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Đảng muốn xử 'các vụ án tham nhũng lớn'



Ông Nguyễn Phú Trọng (đứng) và ông Nguyễn Bá Thanh tại phiên họp hôm 26/3
Ông Trọng thúc đẩy thành lập chân rết tại các tỉnh cho ông Thanh và đẩy nhanh xử lý các vụ tham nhũng lớn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thúc đẩy việc thành lập chân rết của Ban Nội chính ở các địa phương và xử các vụ tham nhũng lớn nội trong năm nay. 
Trong cuộc họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng mà nòng cốt là Ban Nội chính do ông Nguyễn Bá Thanh đứng đầu, ông Trọng nói về các mục tiêu của ban trong những tháng tới:

"Rồi tập trung vào tăng cường đôn đốc xử lý những vụ án còn đang chậm để cố gắng bảo đảm hiệu quả.
"Căn cứ chương trình làm việc, yêu cầu thực tế, rà soát lại [và] xây dựng nội dung công việc từ giờ tới cuối năm trên các lĩnh vực như xây dựng luật pháp, thể chế, tuyên truyền.
"Hay là thành lập các ban nội chính địa phương, Bộ Chính trị quyết rồi, đồng ý cho lập rồi.

"Ở dưới địa phương thì không thành lập ban chỉ đạo nhưng mà có lập ban nội chính để giúp việc, thì phải khẩn trương lập ban nội chính đi."

Tham nhũng 'nghiêm trọng'

"[H]iện nay có bao nhiêu vụ lớn, nghiêm trọng đã để lâu rồi, cần phải tập trung giải quyết trong năm nay, hay là trong quý II, hay trong quý III hay trong quý IV, cần cụ thể đi."
Ông Trọng thúc giục Ban Nội chính
Trong cuộc họp, vốn cũng có mặt cả Thường trực Ban Bí thư và cựu Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh bên cạnh ông Thanh và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Trọng thúc giục xử lý các "vụ án tham những lớn đã để lâu rồi".
"Bây giờ tôi đề nghị cụ thể như thế này.
"Ban Nội chính các đồng chí hệ thống hóa lại để bàn, xin ý kiến các cơ quan hữu quan, hiện nay có bao nhiêu vụ lớn, nghiêm trọng đã để lâu rồi, cần phải tập trung giải quyết trong năm nay, hay là trong quý II, hay trong quý III hay trong quý IV, cần cụ thể đi."
Ông Trọng được Truyền hình Việt Nam đã lời nói Ban chỉ đạo chống tham nhũng cũng cần thúc đẩy việc "công khai, minh bạch và kê khai tài sản cá nhân của các đảng viên".
Việc chuyển quyền quản lý chống tham nhũng từ tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng cánh tay phải Nguyễn Bá Thanh được xem như cố gắng để ngăn chặn tình trạng màBấmông Trọng nói "tham nhũng, hư hỏng, nhìn vào đâu cũng có".
Động thái này cũng diễn ra sau khi ông Dũng bị cho là đã bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật nhưng Ông Trọng và Chủ tịch Trương Tấn Sang đã không thể vận động đa số thành viên của Ban Chấp hành trung ương ủng hộ việc kỷ luật ủy viên Bộ Chính trị mà ông Sang gọi là "đồng chí X".
Tin về cuộc họp lần thứ hai của Ban chống tham nhũng được Bấmtrang tincủa Đảng Cộng sản đăng chi tiết.
Trong khi đó trang của Chính phủ Bấmđăng lại bản tin thời sự của Truyền hình Việt Nam về cuộc họp.

Các vụ tồn đọng

Việt Nam đã tiến hành khởi tố hàng loạt quan chức cao cấp trong ngành ngân hàng trong nửa cuối năm 2012.
Trong số những người bị Bấmkhởi tố có cả một cựu Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư, ông Trần Xuân Giá.
Ông Giá, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng ACB, cùng các ông Lê Vũ Kỳ, nguyên phó chủ tịch Ngân hàng ACB, Trịnh Kim Quang, một nguyên phó chủ tịch khác và Phạm Trung Cang, nguyên phó chủ tịch Eximbank đều bị khởi tố về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ Luật Hình sự.
Trước bốn người này, tài phiệt Nguyễn Đức Kiên, hay được gọi là 'Bầu' Kiên, cũng bị Bấmkhởi tố về cùng hành vi.
Thời báo Kinh tế Việt Nam cũng dẫn ra những bằng chứng cho thấy rằng ngành ngân hàng sẽ bị nhắm tới trước tiên trong cố gắng chống tham nhũng.
BấmBáo này dẫn lời Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh từng nói "ngân hàng không biết sợ là gì, có những vụ 'làm' một cái 4.000 - 5.000 tỉ đồng mà... tỉnh queo".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét