Việc Philippines kêu gọi đưa ra trọng tài giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông gần đây đã được thúc đẩy thêm, với việc Nghị viện Âu châu ra nghị quyết ủng hộ sáng kiến của Manila.
Nghị viện Âu châu đã ra nghị quyết hôm 14/3 theo đó thông qua mộtBấmbản phúc trình có nội dung ủng hộ sáng kiến trọng tài của Philippines theo Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc 1982 (UNCLOS), nhằm làm rõ các quyền trên biển của nước này tại Biển Đông.
Bộ Ngoại giao của Philippines trong một tuyên bố đã hoan nghênh nghị quyết này là một "cột mốc" trong các nỗ lực của Philippines trong việc thu hút chú ý tới chuyện xử lý bất đồng về chủ quyền ở các vùng đang có tranh cãi trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình như đưa ra trọng tài.Bản phúc trình cũng kêu gọi Trung Quốc "tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế trong việc theo đuổi các mục tiêu ở nước ngoài".
Trang tin BấmGulfnews.com dẫn lời Ngoại trưởng Albert del Rosario nói: "Nghị quyết của Nghị viện Âu châu là một cột mốc cho các nỗ lực của đất nước chúng ta trong việc tạo ra sự nhận thức chung và sự ủng hộ cho các nỗ lực tìm kiếm giải pháp bằng con đường trọng tài."
Năm ngoái, Thượng viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua một nghị quyết về việc giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình.
Biển Đông, mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa, còn Philippines gọi là Biển Tây Phi, là nơi giàu nguồn cá và trữ lượng tài nguyên.
Đây hiện đang là nơi tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia như Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Brunei, Philippines, Trung Quốc và các nước khác.
Biển Đông cũng là nơi có tuyến hải hành quan trọng cho việc giao thông ở châu Á, Thái Bình Dương và cho việc thương mại toàn cầu.
ASEAN kiềm chế
Tuy nhiên, các lãnh đạo ASEAN, hiện đang tham dự hội nghị thượng đỉnh thường niên, năm nay được tổ chức tại Brunei, đã giảm bớt những ngôn từ hùng hồn trong việc cáo buộc thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, bài blog trên BấmWall Street Journal viết.
Mục tiêu, theo lời các quan chức, là nhằm tránh đổ vỡ như đã xảy ra hồi hè năm ngoái, khi các ngoại trưởng khối ASEAN đã không ra được tuyên bố bế mạc hội nghị, điều hiếm xảy ra, do có những khác biệt về việc nên dùng ngôn từ găng ở mức nào trong vấn đề Biển Đông.
Năm nay, Brunei, nước giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN, đã có chiến lược rõ ràng. Đó là để các nước tuyên bố chủ quyền biển như Việt Nam và Philippines được quyền lên tiếng từ sớm, và làm rõ rằng tranh chấp biển sẽ nằm trong nghị trình họp và sẽ được đề cập trong các cuộc thảo luận chính thức.
Năm trước, tại hội nghị thượng đỉnh 2012, chủ tịch ASEAN khi đó là Campuchia đã khai mạc với việc đề nghị đặt các vấn đề Biển Đông ra ngoài nghị trình họp.
Trung Quốc phớt lờ
Tuy nhiên, các nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp trên Biển Đông vẫn đang trong thế bế tắc.
Các lãnh đạo ASEAN tới dự họp ở Brunei đã hy vọng là Trung Quốc sẽ sớm đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán về một thỏa thuận kiềm chế nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra đụng độ lớn tại các vùng lãnh thổ có tranh chấp, điều có thể gây tổn hại cho các nền kinh tế trong khu vực.
Thế nhưng Trung Quốc đến nay vẫn không hề ra một chỉ dấu rõ rệt về việc khi nào Bắc Kinh sẽ đồng ý thương thuyết về Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông này.
"Mọi người đều quan tâm một giải pháp hòa bình và cũng đều lên tiếng quan ngại về tình trạng gia tăng tranh chấp trên biển," AP trích lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino III nói với các phóng viên sau khi ông và các vị lãnh đạo quốc gia khác có bữa ăn tối truyền thống hôm thứ Tư.
Cuộc chiến giành chủ quyền ở vùng biển này từng gây ra cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam hồi 1988, khiến hơn 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng.
Các vụ đụng độ lại nổ ra trong vòng hai năm qua, và căng thẳng đặc biệt dâng cao khi Trung Quốc triển khai tàu tuần tra tới kiểm soát khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và thành lập thành phố Tam Sa ở khu đảo Hải Nam nhằm quản lý hành chính khu vực.
Cuộc va chạm giữa tàu của Trung Quốc và Philippines ở bãi đá cạn Scarborough hồi năm ngoái vẫn chưa được giải quyết, khiến Manila đệ đơn lên cơ quan giải quyết tranh chấp theo UNCLOS.
Bắc Kinh đã Bấmphớt lờ bước đi pháp lý này của Philippines.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét