Pages

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Cạnh tranh khốc liệt thị trường gạo



Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 8 triệu tấn gạo trong năm 2013
Philippines đã chọn đơn thầu của Việt Nam, cung ứng 187.000 tấn gạo nhằm tăng dự trữ và đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hàng năm trước mùa mưa bão quý ba năm nay, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) nói hôm thứ Ba.

“Chúng tôi đã đồng ý mua loại gạo có lẫn 25% tấm và số lượng này sẽ là một phần trong kho dự trữ của chúng tôi cho thời gian từ tháng Bảy đến tháng Chín,” giám đốc NFA Orlan Calayag nói với các phóng viên.
Theo hãng tin Reuters, nhu cầu năm nay từ Philippines, quốc gia mua lúa gạo lớn nhất thế giới trong năm 2010, chỉ chiếm một phần nhỏ trong lượng 8 triệu tấn Việt Nam muốn xuất đi trong năm 2013.

Philippines đang nhắm tăng 11% sản lượng lúa lên 20 triệu tấn trong năm nay, so với vụ bội thu 18 triệu tấn hồi năm ngoái.
Tổng công ty Lương thực Miền Nam của Việt Nam (Vinafood II) đã chào giá 459,75 đô la một tấn tính theo giá CIF, thấp hơn giá 568 đô la một tấn của Thái Lan, ông Calayag nói.
Giá của Vinafood II, nếu tính theo giá FOB tương đương sẽ là 367,62 đô la một tấn, ông nói.

Cạnh tranh khốc liệt

Giá gạo lẫn 25% tấm của Việt Nam được ra giá 360-370 đô la một tấn FOB hồi tuần trước.
Giá gạo tại Việt Nam, nhà xuất khẩu lúa gạo lớn thứ nhì thế giới, trong tuần trước đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần qua, và mức giá có thể sẽ còn xuống nữa do nhu cầu tiêu thụ không mạnh trong lúc các nguồn cung ứng lại tăng.
Thái Lan, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong hàng chục năm qua, đã bị Ấn Độ soán ngôi hồi năm ngoái.

10 nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới

  1. Trung Quốc
  2. Ấn Độ
  3. Indonesia
  4. Bangladesh
  5. Việt Nam
  6. Thái Lan
  7. Miến Điện
  8. Philippines
  9. Brazil
  10. Campuchia
Trong tháng Ba vừa qua, mức xuất khẩu của Thái Lan giảm 18% so với một năm trước đó, xuống 493.457 tấn, BấmWall Street Journal dẫn nguồn Hiệp hội Xuất khẩu Lúa gạo Thái Lan.
Bên cạnh các nguồn cung ứng nội địa, các nhà xuất khẩu lúa gạo của Thái thường nhập hàng từ Campuchia, Việt Nam và Pakistan để gia công, với mức mua – bán ít nhất 300.000 ngàn tấn mỗi tháng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, các quan chức hàng đầu ngành lúa gạo Thái nói hôm 23/4.
Với việc gia công để có thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao hơn, các nhà buôn Thái kiếm lời bằng cách xuất hàng ra thị trường với giá cao hơn.
Chẳng hạn gạo lẫn 5% tấm của Thái trong tháng Tư được chào bán với giá khoảng 545 đô la một tấn FOB, trong lúc gạo Việt Nam được rao giá 385 đô la một tấn, còn sản phẩm từ Ấn Độ và Pakistan được đặt giá 436 đô la và 422 đô la một tấn.
Tuy nhiên, nay các nhà buôn Thái Lan đang lo ngại là khách hàng sẽ tìm mua trực tiếp để có mức giá rẻ hơn.
Ngay cả Việt Nam cũng có chung mối lo bị cạnh tranh khốc liệt.
“Cách đây một năm, Ấn Độ và Pakistan là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành xuất khẩu gạo Việt Nam. Giờ mọi chuyện đã khác. Miến Điện mới là đối thủ đáng gờm với sự tăng trưởng mạnh về sản lượng xuất khẩu và mức giá thấp nhất thế giới,” trang tin Bấmvnexpress.net dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Trương Thanh Phong.
Miến Điện từng là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong nửa đầu thế kỷ 20, trước khi bị sa sút sau cuộc đảo chính quân sự năm 1962.
Theo thống kê của Bấmspotonlists.com, trong số 10 quốc gia sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới năm 2013 chỉ duy nhất Brazil, đứng thứ chín, là không phải một nước châu Á.
Đứng đầu danh sách này là Trung Quốc, tiếp theo là Ấn Độ và Indonesia.
Còn về bản xếp hạng các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, theo số liệu năm 2012, Việt Nam đứng thứ nhì, sau Ấn Độ và trên Thái Lan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét