Dù bị “đánh hội đồng” đến nhập viện nhưng anh Tình cho biết, điều anh mong muốn nhất hiện nay là muốn lấy lại chiếc xe vì nó là “cần câu cơm” giúp anh nuôi sống gia đình.
Bị đánh “thừa sống thiếu chết” vì tội… bán hàng rong
Sau khi vụ việc anh Trịnh Xuân Tình bị lực lượng dân phòng đánh đến ngất xỉu, phải nhập viện vì “tội”… bán hàng rong, PV Báo Infonet đã tìm đến nhà anh Tình tại khu nhà trọ ấp Đông Chiêu, P. Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương vào chiều tối ngày 7/12 để tìm hiểu rõ thực hư sự việc.
Tiếp chúng tôi trong căn phòng trọ chưa đầy 15m2, anh Tình vẫn chưa thể ngồi dậy được cũng chưa nói được nhiều vì “dư chấn” sau trận đòn thừa sống thiếu chết ngày 6/12. Anh Tình vẫn còn bàng hoàng khi nhớ lại sự việc này, lúc đó vào khoảng 18h30 ngày 6/12 khi anh cùng với người bạn trong nhóm bán hàng rong tên Trịnh Văn Đông vừa rời chân khỏi khu chợ Đo Đạc, Q.2 về ngang qua khu cư xá 30/4, đường D1, Q. Bình Thạnh với ý định chỉ dừng lại mua một ít gạo về nấu bữa tối cho vợ con.
Tuy nhiên, chưa kịp mua gì thì anh Tình nghe thấy tiếng hô “Dân phòng đến! Dân phòng đến!” khiến anh cùng người bạn hoảng loạn cho xe bỏ chạy. Người bạn nhanh chân chạy thoát, còn anh Tình không may chạy chậm hơn vì xe không đề được, phải dùng chân đạp nên bị dân phòng “tóm gọn”.
Lúc này, anh chỉ biết van xin đội trật tự đừng thu hàng hóa và xe của mình để kiếm sống, song họ không nghe và còng tay anh lại. Đồng thời đưa chiếc xe máy của anh lên xe nhưng anh Tình vẫn cố van xin, đáp trả lại anh chỉ là những cú đấm, cú đá liên hồi.
“Lúc ấy đông người quá, tôi hoảng loạn cực độ chỉ nghe thấy những tiếng đẹt, đẹt như tiếng điện nên ra sức van xin. Sau đó bất tỉnh lúc nào không hay”, anh Tình nói.
Còn về phía anh Đông, sau khi thấy bạn gặp nạn đã quay trở lại và kêu lớn: “Anh ấy bị bệnh tim, đừng đánh anh ấy” nhưng lực lượng dân phòng vẫn bóp cổ, còng tay, đánh vào mặt, túm tóc, dùng chích điện nhiều lần đến khi anh Tình nằm bất động mới thôi.
Thế nhưng khi thấy anh Tình bất tỉnh, lực lượng này vẫn để anh nằm lê lết trên lề đường với chiếc còng trên tay. Phải đến 30 phút sau, anh Võ Văn Dũng, bạn cùng bán trái cây với anh Tình từ Q.2 chạy sang cùng với sự la ó, bức xúc của người dân khu vực xung quanh, anh Tình mới được gọi xe taxi đưa đến bệnh viện Nhân dân Gia Định cấp cứu.
Khi người nhà có mặt tại bệnh viện vào buổi tối cùng ngày thì chỉ nhận được câu trả lời của bảo vệ Bệnh viện rằng: Mấy anh dân phòng nói thấy anh này nằm bất động ngoài đường, thương tình nên đưa vào bệnh viện. Rồi họ bỏ đi.
Điều trị trong bệnh viện chưa đầy vài tiếng đồng hồ, anh Tình nằng nặc đòi về trong đêm vì không có tiền đóng viện phí. Đến sáng ngày 7/12, khi thấy người đau nhức, anh phải vay mượn bạn bè 200.000 đồng để có tiền mua thuốc uống. Hiện tại trên người anh Tình vẫn còn nhiều những vết bầm tím ở cổ tay, dưới cằm và sau lưng khiến anh chưa thể đi lại được.
“Tôi chỉ muốn lấy lại cái xe kiếm cơm mà thôi”
Dù bị “đánh hội đồng” đến nhập viện nhưng anh Tình cho biết, điều anh mong muốn nhất hiện nay là muốn lấy lại chiếc xe vì nó là “cần câu cơm” giúp anh nuôi sống gia đình. Theo anh Tình, số hàng hóa bị dân phòng thu giữ gồm vú sữa và quýt, trị giá khoảng 1 triệu đồng.
Anh cho hay, anh rời vùng quê nghèo ở xã Định Tăng, huyện Yên Định, Thanh Hóa vào Nam lập nghiệp từ năm 2005. Tuy nhiên cuộc sống khó khăn nên hơn 8 năm lập nghiệp ở xứ người, anh mới chỉ một lần duy nhất được ra thăm bố mẹ ở quê. Ban đầu anh chạy xe ba gác, sau khi loại xe này bị cấm anh bắt đầu chuyển sang bán hàng rong vào cuối năm 2011.
Mỗi ngày anh phải dậy sớm từ 4h sáng để lấy hàng tại chợ đầu mối rồi chạy xe hơn mấy chục cây số lên Sài Gòn bán dạo. “Hôm nào đắt hàng thì cũng lời được 150.000 – 200.000 đồng. Nhưng những hôm gặp trật tự đô thị thì chỉ có âm vốn. Khổ nhất là khi đã phải đóng tiền thuê 20.000 đồng khi muốn đứng trước cửa một nhà nào đó hoặc trong chợ nhưng vẫn bị trật tự đô thị bắt. Thế là lại trắng tay”, anh Tình thở dài.
Vợ anh, chị Lê Thị Hoài Thương, sinh năm 1978, cùng quê Thanh Hóa đi làm công cho người ta nên dù chồng bị đánh cũng không dám nghỉ việc vì sợ không có tiền nuôi con. Hai vợ chồng chị cũng phải gửi con cho người dì đưa đón và chăm sóc trong những ngày này.
Chị Thương nói: “Từ sau khi đưa chồng tôi đến bệnh viện, đội trật tự đó cũng… biến mất luôn. Giờ chúng tôi chỉ muốn lấy lại cái xe để kiếm sống qua ngày. Tết nhất đến nơi rồi, không có xe lấy gì mà sống”. Chị cũng mong muốn lấy lại công bằng cho chồng cả về sức khỏe lẫn tinh thần.
Trong khi dó, chiều 7/12, chính quyền UBND phường 25, Q.Bình Thạnh vẫn chưa đưa ra câu trả lời chính thức về việc lực lượng dân phòng, trật tự đô thị, bảo vệ dân phố… của địa phương này về vụ việc trên.
Ông Nguyễn Văn Quý, Chủ tịch UBND phường 25, quận Bình Thanh, TPHCM đã xác nhận có trường hợp trên. Tuy nhiên, do đang trong quá trình chờ các lực lượng liên quan làm tường trình, ông Quý không thể cung cấp được gì thêm cho báo chí./Thúy Ngà (Info)
Hiện anh Tình vẫn chưa thể ngồi dậy được |
Bị đánh “thừa sống thiếu chết” vì tội… bán hàng rong
Sau khi vụ việc anh Trịnh Xuân Tình bị lực lượng dân phòng đánh đến ngất xỉu, phải nhập viện vì “tội”… bán hàng rong, PV Báo Infonet đã tìm đến nhà anh Tình tại khu nhà trọ ấp Đông Chiêu, P. Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương vào chiều tối ngày 7/12 để tìm hiểu rõ thực hư sự việc.
Tiếp chúng tôi trong căn phòng trọ chưa đầy 15m2, anh Tình vẫn chưa thể ngồi dậy được cũng chưa nói được nhiều vì “dư chấn” sau trận đòn thừa sống thiếu chết ngày 6/12. Anh Tình vẫn còn bàng hoàng khi nhớ lại sự việc này, lúc đó vào khoảng 18h30 ngày 6/12 khi anh cùng với người bạn trong nhóm bán hàng rong tên Trịnh Văn Đông vừa rời chân khỏi khu chợ Đo Đạc, Q.2 về ngang qua khu cư xá 30/4, đường D1, Q. Bình Thạnh với ý định chỉ dừng lại mua một ít gạo về nấu bữa tối cho vợ con.
Những vết bầm tím trên người anh Tình vẫn còn sau khi bị đánh |
Tuy nhiên, chưa kịp mua gì thì anh Tình nghe thấy tiếng hô “Dân phòng đến! Dân phòng đến!” khiến anh cùng người bạn hoảng loạn cho xe bỏ chạy. Người bạn nhanh chân chạy thoát, còn anh Tình không may chạy chậm hơn vì xe không đề được, phải dùng chân đạp nên bị dân phòng “tóm gọn”.
Lúc này, anh chỉ biết van xin đội trật tự đừng thu hàng hóa và xe của mình để kiếm sống, song họ không nghe và còng tay anh lại. Đồng thời đưa chiếc xe máy của anh lên xe nhưng anh Tình vẫn cố van xin, đáp trả lại anh chỉ là những cú đấm, cú đá liên hồi.
“Lúc ấy đông người quá, tôi hoảng loạn cực độ chỉ nghe thấy những tiếng đẹt, đẹt như tiếng điện nên ra sức van xin. Sau đó bất tỉnh lúc nào không hay”, anh Tình nói.
Còn về phía anh Đông, sau khi thấy bạn gặp nạn đã quay trở lại và kêu lớn: “Anh ấy bị bệnh tim, đừng đánh anh ấy” nhưng lực lượng dân phòng vẫn bóp cổ, còng tay, đánh vào mặt, túm tóc, dùng chích điện nhiều lần đến khi anh Tình nằm bất động mới thôi.
Thế nhưng khi thấy anh Tình bất tỉnh, lực lượng này vẫn để anh nằm lê lết trên lề đường với chiếc còng trên tay. Phải đến 30 phút sau, anh Võ Văn Dũng, bạn cùng bán trái cây với anh Tình từ Q.2 chạy sang cùng với sự la ó, bức xúc của người dân khu vực xung quanh, anh Tình mới được gọi xe taxi đưa đến bệnh viện Nhân dân Gia Định cấp cứu.
Khi người nhà có mặt tại bệnh viện vào buổi tối cùng ngày thì chỉ nhận được câu trả lời của bảo vệ Bệnh viện rằng: Mấy anh dân phòng nói thấy anh này nằm bất động ngoài đường, thương tình nên đưa vào bệnh viện. Rồi họ bỏ đi.
Điều trị trong bệnh viện chưa đầy vài tiếng đồng hồ, anh Tình nằng nặc đòi về trong đêm vì không có tiền đóng viện phí. Đến sáng ngày 7/12, khi thấy người đau nhức, anh phải vay mượn bạn bè 200.000 đồng để có tiền mua thuốc uống. Hiện tại trên người anh Tình vẫn còn nhiều những vết bầm tím ở cổ tay, dưới cằm và sau lưng khiến anh chưa thể đi lại được.
“Tôi chỉ muốn lấy lại cái xe kiếm cơm mà thôi”
Dù bị “đánh hội đồng” đến nhập viện nhưng anh Tình cho biết, điều anh mong muốn nhất hiện nay là muốn lấy lại chiếc xe vì nó là “cần câu cơm” giúp anh nuôi sống gia đình. Theo anh Tình, số hàng hóa bị dân phòng thu giữ gồm vú sữa và quýt, trị giá khoảng 1 triệu đồng.
Những người bạn bán hàng rong cùng chứng kiến sự việc trần tình với PV |
Anh cho hay, anh rời vùng quê nghèo ở xã Định Tăng, huyện Yên Định, Thanh Hóa vào Nam lập nghiệp từ năm 2005. Tuy nhiên cuộc sống khó khăn nên hơn 8 năm lập nghiệp ở xứ người, anh mới chỉ một lần duy nhất được ra thăm bố mẹ ở quê. Ban đầu anh chạy xe ba gác, sau khi loại xe này bị cấm anh bắt đầu chuyển sang bán hàng rong vào cuối năm 2011.
Mỗi ngày anh phải dậy sớm từ 4h sáng để lấy hàng tại chợ đầu mối rồi chạy xe hơn mấy chục cây số lên Sài Gòn bán dạo. “Hôm nào đắt hàng thì cũng lời được 150.000 – 200.000 đồng. Nhưng những hôm gặp trật tự đô thị thì chỉ có âm vốn. Khổ nhất là khi đã phải đóng tiền thuê 20.000 đồng khi muốn đứng trước cửa một nhà nào đó hoặc trong chợ nhưng vẫn bị trật tự đô thị bắt. Thế là lại trắng tay”, anh Tình thở dài.
Vợ anh, chị Lê Thị Hoài Thương, sinh năm 1978, cùng quê Thanh Hóa đi làm công cho người ta nên dù chồng bị đánh cũng không dám nghỉ việc vì sợ không có tiền nuôi con. Hai vợ chồng chị cũng phải gửi con cho người dì đưa đón và chăm sóc trong những ngày này.
Chị Thương nói: “Từ sau khi đưa chồng tôi đến bệnh viện, đội trật tự đó cũng… biến mất luôn. Giờ chúng tôi chỉ muốn lấy lại cái xe để kiếm sống qua ngày. Tết nhất đến nơi rồi, không có xe lấy gì mà sống”. Chị cũng mong muốn lấy lại công bằng cho chồng cả về sức khỏe lẫn tinh thần.
Trong khi dó, chiều 7/12, chính quyền UBND phường 25, Q.Bình Thạnh vẫn chưa đưa ra câu trả lời chính thức về việc lực lượng dân phòng, trật tự đô thị, bảo vệ dân phố… của địa phương này về vụ việc trên.
Ông Nguyễn Văn Quý, Chủ tịch UBND phường 25, quận Bình Thanh, TPHCM đã xác nhận có trường hợp trên. Tuy nhiên, do đang trong quá trình chờ các lực lượng liên quan làm tường trình, ông Quý không thể cung cấp được gì thêm cho báo chí./Thúy Ngà (Info)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét