Luật sư nhân quyền Cheng Hai (ngoài cùng bên trái) và những người bảo vệ nhân quyền khác giữ một biểu ngữ yêu cầu các quan chức tiết lộ tài sản của họ, tại phiên tòa xét xử một một nhà hoạt động nhân quyền Xu Zhihong tại Bắc Kinh vào ngày 22 Tháng Một 2014 . (Boxun.com)
Carol Wickenkamp, Epoch Times
Chỉ xét từ năm 2008 trở lại đây, thì năm 2013 là năm tồi tệ nhất đối với quyền con người, theo phúc trình thường niên từ Hiệp Hội Những Người Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc (Chinese Human Rights Defenders-CHRD). Khẩu hiệu “Giấc mơ Trung Hoa” của thế hệ lãnh đạo mới nay đã trở thành một “cơn ác mộng”, họ nói.
“Việc chính phủ Trung Quốc tấn công vào các nhà hoạt động trong năm ngoái chỉ ra rằng chính quyền Tập Cận Bình sẵn sàng ngăn chặn một xã hội dân sự năng động và quyết tâm hơn”, theo lời của Renee Xia, giám đốc quốc tế của CHRD.
Việc định hướng phát triển trong năm 2013, thời điểm mà Tập Cân Bình lên nắm chính quyền, cũng như các quan ngại về nhân quyền hiện thời, CHRD đề cập đến cuộc đàn áp chủ yếu tập trung vào quyền công dân và quyền con người tác động lên tất cả các thành phần trong xã hội.
Cuộc tấn công nhằm vào Phong trào Công Dân Mới và những người ủng hộ việc công khai tài sản biểu tình ôn hòa; những bộ luật mới liên quan đến “tin đồn” nhắm vào các blogger và những phát biểu buộc tội ngày càng tăng trên phương tiện thông tin đại chúng; tình trạng bạo lực hành hung đối với các luật sư nhân quyền bị khước từ tư vấn pháp lý cho những người ủng hộ nhân quyền, bài báo truyền tải.
Hàng chục nhà hoạt động nhân quyền được phỏng vấn cho báo cáo chỉ ra rằng năm 2013 là năm tồi tệ nhất cho nhân quyền kể từ cuộc đàn áp xung quanh Thế vận hội năm 2008. Cụ thể, báo cáo khẳng định:
Số lượng các nhà hoạt động bị bắt giữ năm ngoái nhiều hơn bất kỳ năm nào kể từ vụ đàn áp năm 1999, số vụ bắt giữ tội phạm là người bảo vệ nhân quyền và các “vụ mất tích” do cưỡng chế đều tăng gấp ba lần so với năm 2012; hơn 220 nhà hoạt động đã bị bắt giữ, với hàng chục vụ tống giam và xét xử chính thức hoặc đang chờ xét xử.
Mặc dù việc xóa bỏ các Các trại Lao động cải tạo đã được công bố rộng rãi, nhưng CHRD lưu ý rằng các phương pháp bắt giữ phi pháp khác lại được thay vào, bao gồm việc tăng cường sử dụng “nhà tù đen”.
Và mặc dù Tập Cận Bình, lãnh đạo Đảng, cam kết xóa sạch tham nhũng trong nội bộ Đảng ở tất cả các cấp, nhưng các nhà hoạt động sẽ bị bắt giữ ngay lập tức nếu họ yêu cầu quan chức cấp cao công bố tài sản cá nhân. Các nhà hoạt động trong phòng trào minh bạch tài sản cá nhân bị quy kết tội “tập hợp đám đông để gây rối trật tự nơi công cộng” và các điều khoản khác ngụy trang cho bản chất chính trị của các vụ bắt giữ .
Những người lên tiếng vì nhân quyền trong Phong trào công dân mới, một nhóm người liên kết lỏng lẻo – đang mong mỏi tìm kiếm những cải cách chính trị, pháp lý và xã hội, đã bị bắt giữ, xét xử và phải nhận các bản án hà khắc. Đáng chú ý nhất là giáo sư luật đáng kính Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong) bị quy tội và kết án bốn năm tù .
Chính quyền đã làm rõ vấn đề trong ghi nhớ nội bộ năm 2013, văn bản số 9, rằng cuộc thảo luận về “lý tưởng phương Tây”, bao gồm các giá trị toàn cầu, dân chủ, và nhân quyền sẽ không được dung thứ. Một cuộc tấn công đã được châm ngòi nhằm vào các nhà hoạt động ủng hộ các quy định của pháp luật, dân chủ lập hiến và tự do báo chí.
Đàn áp chính trị và bức hại đồng bào dân tộc vùng thiểu số gia tăng tương ứng với tình trạng an ninh khắc nghiệt và bạo lực tăng mạnh ở Vùng Tây Tạng và Tân Cương.
Hiệp hội Những người bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, dù đã hứa hẹn rất nhiều lần, nhưng các nhà lãnh đạo vẫn chưa đạt được phê chuẩn cho các quy ước quốc tế về nhân quyền, trong đó có Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Hiệp hội kêu gọi chính quyền Trung Quốc tôn trọng cam kết với cộng đồng quốc tế về “thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét