Ông Xia Qing, cựu giám đốc của Viện Nghiên Cứu Khoa Học về Môi Trường, nói rằng: “những người nghĩ ra dự án này đang bất chấp vật lý: đất thì cao ở hướng tây và thấp ở hướng đông tại đất nước này, và họ đang đòi hỏi nước chảy ngược dòng và ngược dốc.” Một chuyên viên Pháp nói rằng dự án này tốn nhiều tỷ Mỹ kim và không giải giải quyết được vấn đề trước mắt, và như thế sự tiến tới là một sự mù quáng.
Cali Today News – Cũng giống như ở nhiều nơi khác tại vùng Bắc Trung Quốc, thủ đô Bắc Kinh thiếu nước một cách trầm trọng. Thủ đô này hiện có 21 triệu dân, và hàng năm cần thêm 1.5 tỷ mét khối nước.
Thủ đô này còn đang trải qua quá trình sa mạc hóa rất nguy hiểm.
Lấy đâu ra nguồn nước khổng lồ này cho Bắc Kinh?
Các nhà khoa học và các kỹ sư của Viện Khoa Học Xã Hội Bắc Kinh đã nghĩ đến việc thực hiện một con kênh nhân tạo dài 160 cây số và rộng một cây số nối liền thành phố biển Tianjin và thủ đô Bắc Kinh.
Nguồn nước này sẽ được khử trùng hoá và làm mất chất mặn khi đến Bắc Kinh để có thể đáp ứng nhu cầu nước uống của thành phố đang thiếu nước dùng một cách nghiêm trọng này.
The Grand Canal near Yangzhou. Photo credit: Wikiped
Con kênh nhân tạo này có thể chứa các con tàu với tải trọng 30 ngàn tấn, cho nên có thể nói rằng họ sẽ biến Bắc Kinh từ thành phố nằm sâu trong đất liền trở thành một hải cảng thật sự.
Ngoài ra, Bắc Kinh hy vọng rằng ngoài mục đích nói trên, con kênh này sẽ thay đổi khí hậu và đẩy lùi tiến trình sa mạc hóa Bắc Kinh đang diễn ra.
Đây là một trong nhiều đại kế hoạch của một quốc gia giàu có tiền mặt dự trữ hiện nay, và cũng là một biểu tượng của tham vọng và sẵn sàng nhận rủi ro hiện nay của Trung Quốc. Và đó cũng là vấn đề: Nhiều tham vọng và rủi ro.
Giới chức đáng nễ của Viện Vật Lý Địa Cầu và Viện Khoa Học Quốc Gia chỉ trích rằng dự án này là không thực tế (impractical). Những người này nêu hàng loạt vấn đề mà dự án này chưa đưa vào.
Ông Xia Qing, cựu giám đốc của Viện Nghiên Cứu Khoa Học về Môi Trường, nói rằng: “những người nghĩ ra dự án này đang bất chấp vật lý: đất thì cao ở hướng tây và thấp ở hướng đông tại đất nước này, và họ đang đòi hỏi nước chảy ngược dòng và ngược dốc.”
Một chuyên viên Pháp nói rằng dự án này tốn nhiều tỷ Mỹ kim và không giải giải quyết được vấn đề trước mắt, và như thế sự tiến tới là một sự mù quáng.
Theo họ, có nhiều cách khác để giải quyết nguồn nước cho Bắc Kinh như thay thế hệ thống ống dẫn nước tại Bắc Kinh (và nếu cho cả Trung Quốc thì phải mất mấy thập niên). Hiện nay, hệ thống cũ này làm mất 1/2 lượng nước trên đường chuyển tải.
Một vấn đề khác là cần tái chế biến lại nguồn nước thải.
Vấn đề khác nữa là cần phải chấm dứt hệ thống trợ giá và hãy để người tiêu thụ trả ngay giá sản xuất nước. Theo truyền thống xã hội chủ nghĩa, TQ xem các nguồn năng lượng như xăng, điện, nước là hàng hóa nhu yếu, và chính phủ bán ra với trợ giá, và với mức tiêu thụ không hạn chế. Điều này càng ngày càng khó thoả mãn nhu cầu.
Cần phải thay đổi quan niệm là nước là một nguồn tài nguyên hiếm và giá trị. Cần phải giáo dục cho dân chúng hiểu được điều này và trách nhiệm của họ đối với đất nước.
Nhiều người TQ hiện còn tin mù quáng vào sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội, nghĩ rằng chính phủ có thể có khả năng đạt được mục tiêu và khả năng huy động tiềm lực để chiến thắng những phản lực, những cản trở, do dù đó là từ con người hay thiên nhiên.
Những công trình như đâp thủy điện Three Gorges Dam hay kênh Tianjin-Beijing được thực hiện cũng từ những ý niệm gây kinh ngạc cho con người.
Chúng ta sẽ theo dõi thử rồi đây công trình này có tiến hành không, và nếu tiến hành thì sẽ ra sao!
Nguyễn Xuân Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét