Pages

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Giàn khoan thứ hai của Trung Quốc sẽ đặt ở đâu trong biển đông?

Chuyến đi của Dương Khiết Trì sang Việt Nam thảm bại khi ông Trì cứ khăng khăng khẳng định rằng chủ quyền của TQ tại biển đông và Hoàng Sa là không thể chối cải hay tranh cải, trong lúc đó thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng thì yêu cầu Trung Cộng rút giàn khoan về nước.

 Cali Today News – Chuyện tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc đã và sẽ là “truyện dài nhiều tập” như phim bộ trường thiên. Hết chuyện này sẽ đến chuyện nọ.
Một ngày sau khi các cuộc trao đổi bế tắt giữa nhà ngoại giao tối cao Dương Khiết Trì của Trung Cộng với giới lãnh đạo cao cấp của Việt Cộng tại Hà Nội, thì Trung Quốc tung ra một đòn tấn công mới: Đưa giàn khoan thứ hai về phía Việt Nam cùng với những giàn khoan mới khác về hướng biển đông.

Giàn khoan thứ hai sẽ ở đâu?
Sở An Toàn Hàng Hải của Trunng Cộng đưa ra lời công bố này. Điều này càng chứng tỏ thêm rằng Trung Cộng nhắm vào việc bảo đảm quyền lợi của họ trong tuyến đường hàng hải quan trọng sống còn về phương diện thương mại cũng như về phương diện chiến lược, trong lúc những lo lắng đang gia tăng về sự căng thẳng trong vùng.

Một câu hỏi mà mọi người quan tâm là giàn khoan lớn thứ hai đang được kéo đến vùng biển Việt Nam sẽ đậu tại vùng nào và để làm gì? Photo courtesy: Reuters
Không chỉ vậy, trong thời gian qua, Trung Cộng luôn nỗ lực gia tăng sự khẳng định chủ quyền của họ ở vùng biển này.
Tháng trước, như chúng ta đều biết, Trung Cộng đưa giàn khoan lớn nhất với giá bạc tỷ rộng bằng sân bóng đá vào vùng biển chỉ cách Hoàng Sa 17 dặm mà chủ quyền của vùng này bị tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trước đó, Trung Cộng cho đổ cát và đá để gia cố và mở rộng khu vực đảo Hoàng Sa để các đảo này lớn đủ để có thể xây thêm nhiều tòa nhà chính phủ, và thiết lập các dụng cụ quan sát, và kể cả trường học.
Điều này cho thấy rằng Trung quốc đã kiên quyết biến việc chiếm đóng của họ trở nên một sự việc đã rồi và vĩnh cữu, như Dương Khiết Trì nói “không có chuyện tranh chấp và chủ quyền của Trung quốc là không thể chối cải.”
Thế nhưng, một câu hỏi mà mọi người quan tâm là giàn khoan lớn thứ hai đang được kéo đến vùng biển Việt Nam sẽ đậu tại vùng nào và để làm gì?
Theo công ty chủ của giàn khoan thứ hai này, công ty China National Offshore Oil Corporation, thì giàn khoan này được kéo từ phía Nam đảo Hải Nam đến một địa điểm mới nằm trong vùng cửa biển vịnh Bắc Việt vào thứ sáu vừa qua. Giới theo dõi chưa xác định chính xác là giàn khoan thứ hai này sẽ có đậu trong vùng biển tranh chấp hay không.
Tư lệnh Cảnh Sát Biển Việt Nam, tướng Nguyen Quang Dam, cho biết vào hôm thứ năm qua VnExpress là giàn khoan thứ hai của Trung Cộng sẽ được đặt ngay trong thềm lục địa của Trung Quốc. 
Và tướng Nguyen Quang Dam cũng nói rằng Cảnh Sát Biển VN cũng “đã chuẩn bị để đối phó với bất cứ tình huống nào.”
Theo bà Holly Morrow, một nhà nghiên cứu Địa Lý Chính Trị Học tại Energy Project, ở Belfer Center for Science and International Affairs thuộc đại học Harvard thì giàn khoan thứ hai sẽ được đặt trên vùng lãnh hải hay gần vùng lãnh hải giữa Việt Nam và tỉnh Hải Nam của Trung Cộng.
Bà Holly Morrow nói thêm là sự im lặng của Hà Nội hiện nay là chờ xác định chính xác giàn khoan sẽ đặt chung cuộc ở nơi nào.
Bà Holly Morrow lập luận rằng cũng sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu Trung Cộng cân nhắc khoan dầu ở những vùng biển có tranh chấp và không tranh chấp để nhấn mạnh quan điểm là tất cả việc khoan dầu là những hoạt động bình thường.
Theo một thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao TQ thì ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam để giảng cho phía Việt Nam biết rằng quyền lợi của Trung Quốc tại Biển Đông nói chung và quần đảo Hoàng Sa nói riêng là không thể tranh cải. Phía Trung Quốc từ chối rằng có bàn đến bất cứ vụ tranh chấp nào.
Phía Việt Nam tiết lộ là họ đã nói với ông Dương Khiết Trì rằng VN muốn có những cuộc đàm phán quốc tế về quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển xung quanh quần đảo này, và kêu gọi Trung Quốc áp dụng Công Ước về Luật Biển, thế nhưng Trung Cộng cũng nói rằng họ sẽ không xem xét đến những cuộc đàm phán như thế.
Một điều mà giới quan sát ghi nhận là việc đưa thêm 4 giàn khoan ra khu biển đông là tạo thêm căng thẳng trong biển đông giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia trong vùng từ Đài Loan, sang Phi Luật Tân, Mã Lai, Việt Nam, Indonesia và Brunei.
Chuyến đi của Dương Khiết Trì sang Việt Nam thảm bại khi ông Trì cứ khăng khăng khẳng định rằng chủ quyền của TQ tại biển đông và Hoàng Sa là không thể chối cải hay tranh cải, trong lúc đó thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng thì yêu cầu Trung Cộng rút giàn khoan về nước.
Hai bên hoàn toàn bất đồng quan điểm với nhau.
Vấn đề này sẽ chưa kết thúc ở đây, chúng tôi sẽ cập nhật khi có tin mới.
Nguyễn Xuân Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét