Pages

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Giới hoạt động Hồng Kông sẵn sàng cho cuộc chiến dân chủ với Trung Quốc

VRNs (02.09.2014) -Sài Gòn- Hãng tin Reuters cho biết, các nhà hoạt động Hồng Kông đã sẵn sàng cho cuộc chiến dân chủ với Trung Hoa sau những công bố tại Hội Nghị Quốc Hội Trung Quốc hôm Chúa nhật, với những điều khoản có khả năng dập tắt những nhen nhóm Dân chủ tại Đặc khu kinh tế Hồng  Kông trong kỳ bầu cử năm 2017.
Tối 31-8, sau khi Trung Quốc bác bỏ lời kêu gọi về việc tự do bầu cử vị lãnh đạo Đặc khu Hành chính Hồng Kông, hàng ngàn người cũng đã tập trung tại một công viên đối diện trụ sở của chính quyền thành phố để phản đối. Họ hô vang khẩu hiệu, vẫy điện thoại đi động với màn hình bật sáng.
Cải cách chính trị luôn là nguyên nhân gây hấn giữa phong trào dân chủ Hồng Kông và Cộng Sản Trung Hoa ngay cả khi Hồng Kông trên nguyên tắc chủ động trong các quyền lực pháp lý và kinh tế kể từ khi được giao lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

BBC cho biết thêm, Trung Quốc gần đây cũng đưa ra lời cảnh báo nước ngoài đừng “can dự” vào chính trị Hong Kong.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói dùng Hong Kong như “điểm tựa để lật đổ Hoa lục” là việc không thể tha thứ.
Về hình thức, Hội Nghị Quốc Hội Trung Quốc đưa ra quyết định ủng hộ cho hình thức bầu cử trực tiếp và Bắc Kinh đã tự xưng là một cột mốc cho cải cách dân chủ tại Trung Hoa.
Tuy nhiên, Bắc Kinh lại nhúng vào  việc “sàng lọc” cử tri theo chỉ định. Trong cuộc bầu cử tại Hồng Kông vào năm 2017, chỉ có 2 hoặc 3 ứng cử viên ‘yêu nước’ được chọn, tuy nhiên các ứng cử viên này phải nhận được hơn 50% phiếu tín nhiệm từ tổng số 1.200 người trong “ban bầu cử”.
Từ những ứng cử viên này người dân sẽ chọn ra vị lãnh đạo.
Ủy ban bầu cử trên danh nghĩa là đại diện cho phần đông dân chúng tại Hồng Kông nhưng trên thực tế là một “ủy ban Trung thành với Bắc Kinh”. Kế hoạch này cho thấy mục đích thanh lọc các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông.
Được biết nhóm hoạt động dân chủ này đang có kế hoạch phong tỏa khu vực thương mại trung tâm của thành phố trong vài tuần tới cùng với việc tẩy chay các lớp đại học, biểu tình đường phố tự phát, đình công và không nộp thuế. Phong trào anày vẫn chưa giành được sự ủng hộ rộng rãi trong tầng lớp trung lưu vì những e ngại về gián đọan kinh tế.
Lee Cheuk-yan, một luật sư ủng hộ dân chủ cho biết. “Thậm chí nếu chúng ta chấp nhận một mô hình dân chủ giả, sẽ không có bất cứ một sự đảm bảo nào rằng chúng ta sẽ có thể tiến hành bỏ phiếu trong các kỳ bầu cử tới và kết cục là một nền dân chủ thật sự sẽ không bao giờ tồn tại”.
Trong khi đó Wang Zhenmin, luật gia và cố vấn chính phủ Trung Quốc nói: “Quyền bầu cử chưa trọn thì vẫn tốt hơn là không có bất kỳ quyền nào. Tương lai sẽ hòan thiện hơn.”
Trinh Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét