Pages

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Hoàng Sa ‘là của An-nam’

LTS: Bài báo này Hoàng Đạo viết năm 1938 trên Ngày Nay, tròn 76 năm, nhưng giá trị thời sự vẫn còn nóng bỏng. Đảo Hoàng Sa, mà người Pháp gọi là Paracels, đã là nguyên nhân tranh chấp giữa nhiều quốc gia thời ấy. Hoàng Đạo đã bình luận một cách tiên tri, rằng hòn đảo ấy “chỉ là của sức mạnh”.Ngày nay, nó còn là kết quả của sự thần phục và tinh thần nhược tiểu.
***
Bia khắc Việt Nam trên đảo Hoàng Sa
Bia khắc Việt Nam trên đảo Hoàng Sa

Quần đảo Paracels bỗng nhiên hóa ra quan trọng.

Mấy hòn núi nhấp nhô trên mặt biển Đông, bỏ hoang đã bao nhiêu thế kỷ, bỗng nhiên ai nấy đều đến hỏi han một cách âu yếm lắm.

Nước Pháp và nước An-nam bảo là lĩnh thổ của mình và cố tìm trong kho sách mọt những chứng cớ cổ: Người An-nam đến đảo đã hơn một trăm năm, và vua Gia Long đã có dụ sát nhập đảo vào nước Nam. Và hăng hái đem quân đến.

Nước Nhật không bằng lòng, và cả quyết nói: đảo ấy của người Nhật. Vì có người Nhật được khai khẩn trong đảo. Rồi cũng hăng hái đem quân đến.

Nước Tàu của Tưởng Giới Thạch cũng ra mặt đòi là của mình. Vì từ 1909, Tàu đã sát nhập quần đảo vào lĩnh thổ Tàu rồi. Nhưng không hăng hái đem quân đến, vì có muốn cũng chẳng còn quân đâu mà kéo đến nữa.

Vậy quần đảo là của ai?

Lấy mới cũ mà nói, thì nó là của An-nam. Nhưng ở trường quốc tế, người ta không ai theo luật mới cũ cả.

Cho nên quần đảo ấy chẳng là của ai cả. Nó chỉ là của sức mạnh.
Rồi đây, Pháp mạnh hơn Nhật, thì nó là của Pháp. Mà nếu Nhật mạnh hơn Pháp, thì nó là của Nhật.

Còn Tàu, cái nước to mà yếu, thì ai người ta kể đến làm gì cho nhọc.
 
Hoàng Đạo
Trích Người và Việc, Ngày Nay số 120, ngày 24/7/1938

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét