Pages

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Sức mạnh kinh tế đáng ngờ của Trung Quốc

Ngân hàng Thế giới mới đây vừa công bố rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong năm nay, tính theo sức mua tương đương (PPP). Nhưng đây vẫn chưa phải là một môt tả mang tính toàn diện về vị thế kinh tế của Trung Quốc trên thế giới.

Dù PPP có thể hữu ích trong việc so sánh sự thịnh vượng của các quốc gia, quy mô dân số lại có ảnh hưởng đáng kể tới chỉ số này. Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ mười trên thế giới tính theo tỷ giá thị trường của đồng đô la Mỹ và đồng ru-pi Ấn Độ, là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới nếu tính theo PPP. Hơn nữa, các nguồn năng lượng, chẳng hạn như chi phí của dầu nhập khẩu hay của động cơ máy bay chiến đấu tiên tiến, được đánh giá tốt hơn theo tỷ giá hối đoái của các đồng tiền dùng để mua chúng.

china_economy_power_plant_a_19643Chắc chắn, kích thước tổng thể là một khía cạnh quan trọng của sức mạnhkinh tế. Trung Quốc có thị trường hấp dẫn và là đối tác thương mại lớn nhất của nhiều quốc gia – những nguồn quan trọng của đòn bẩy kinh tế mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc không ngần ngại sử dụng.

Dù thế, ngay cả khi GDP tổng thể của Trung Quốc vượt qua Mỹ (theo bất cứ thang đo nào), hai nền kinh tế này sẽ vẫn duy trì những cơ cấu và mức độ phát triển rất khác nhau. Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc – một thước đo chính xác hơn về mức độ phát triển của nền kinh tế – chỉ bằng 20% của Mỹ, và sẽ mất ít nhất hàng thập kỷ mới có thể bắt kịp (nếu điều đó có thể xảy ra trên thực tế).

Hơn nữa, như các quan chức và các nhà nghiên cứu Trung Quốc thừa nhận, dẫu Trung Quốc đã vượt qua Đức năm 2009 để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới tính theo khối lượng hàng hóa, nó vẫn chưa phát triển thành một “cường quốc” thương mại do mảng thương mại dịch vụ ảm đạm và việc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng thấp. Trung Quốc cũng chưa có các thương hiệu quốc tế mạnh để được tự hào như các cường quốc thương mại Mỹ và Đức; trên thực tế, 17 trong số 25 thương hiệu toàn cầu hàng đầu là của Mỹ.

Mức độ phát triển thiếu chiều sâu của nền kinh tế Trung Quốc cũng được phản ánh trong các thị trường tài chính với quy mô chỉ bằng 1/8 của Mỹ và người nước ngoài chỉ được phép nắm một phần nhỏ các khoản nợ (tức trái phiếu-NBT) của Trung Quốc. Dù Trung Quốc đã cố gắng nâng cao sức mạnh tài chính bằng cách khuyến khích quốc tế hóa đồng tiền của họ, giá trị giao dịch thương mại bằng đồng Nhân dân tệ vẫn chỉ chiếm 9% tổng số thế giới, trong khi đồng đô la Mỹ chiếm 81%.

Ngay cả nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc – lớn nhất thế giới, gần 4 nghìn tỷ đô la – cũng không đủ để nâng tầm ảnh hưởng tài chính, trừ khi nhà nước thiết lập một thị trường trái phiếu sâu và cởi mở với lãi suất được tự do hoá và dễ dàng chuyển đổi tiền tệ. Các khoản dự trữ ngoại tệ này cũng không mang lại cho Trung Quốc nhiều sức mạnh đàm phán trực tiếp đối với Mỹ, do các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau luôn phụ thuộc vào mức độ bất cân xứng.[1]

Trung Quốc nắm giữ nguồn tiền đô la mà nó nhận được từ xuất khẩu sang Mỹ, trong khi Mỹ, bằng cách mở cửa thị trường cho các sản phẩm của Trung Quốc, giúp tạo ra tăng trưởng, việc làm và ổn định ở Trung Quốc. Đương nhiên, Trung Quốc không thể hủy hoại nền kinh tế của Mỹ bằng cách phá giá đồng đô la mà không phải chịu một vố đau cho chính họ.

Sự khác biệt giữa mức độ phát triển theo chiều sâu của nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ cũng lan đến cả lĩnh vực công nghệ. Dù đạt được một số thành tựu quan trọng, tiến bộ công nghệ của Trung Quốc vẫn dựa vào việc sao chép các sáng chế của nước ngoài nhiều hơn là đổi mới sáng tạo trong nước. Dẫu Trung Quốc đang được cấp nhiều bằng sáng chế hơn bao giờ hết, có rất ít phát minh mang tính đột phá. Trung Quốc thường phàn nàn rằng họ sản xuất được iPhone, nhưng không tạo ra được Steve Jobs.[2]

Trong những thập kỷ tới, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chậm lại,  theo tình trạng chung của tất cả các nền kinh tế khi đã đạt đến một mức độ phát triển nhất định – đó thường là mức thu nhập bình quân đầu người tính theo PPP mà Trung Quốc đang gần đạt đến. Nói cho cùng, Trung Quốc không thể dựa mãi vào các công nghệ được nhập khẩu và nguồn lao động giá rẻ để hỗ trợ tăng trưởng được. Các nhà kinh tế thuộc Đại học Harvard, Lant Pritchett và Lawrence Summers đã kết luận rằng hồi quy về trung bình sẽ đặt Trung Quốc ở mức tăng trưởng 3,9% trong hai thập niên tiếp theo.

Thế nhưng ước lượng thống kê đơn giản này không tính đến những vấn đề nghiêm trọng mà Trung Quốc phải giải quyết trong những năm tới, chẳng hạn như sự bất bình đẳng gia tăng giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các vùng ven biển và nội địa. Những thách thức lớn khác bao gồm khu vực công cồng kềnh và kém hiệu quả, suy thoái môi trường, di cư trong nước với số lượng lớn, mạng lưới an ninh xã hội chưa thích đáng, tham nhũng, và nền pháp quyền yếu kém.

Hơn nữa, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những điều kiện nhân khẩu học ngày càng bất lợi. Sau khi thực thi chính sách một con trong hơn ba thập kỷ, lực lượng lao động của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh vào năm 2016, và số người già phụ thuộc sẽ nhiều hơn số trẻ em vào năm 2030. Điều này đã làm dấy lên những mối lo ngại rằng người dân sẽ già trước khi giàu.

Chế độ chính trị chuyên quyền của Trung Quốc đã chứng tỏ khả năng ấn tượng trong việc hoàn thành các mục tiêu cụ thể, từ xây dựng đường sắt tốc độ cao cho đến tạo nên những thành phố hoàn toàn mới. Những gì chính phủ Trung Quốc chưa sẵn sàng làm là đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu tham gia chính trị ngày càng lớn – nếu không nói là nhu cầu về một nền dân chủ – thường có xu hướng đi kèm với việc tăng GDP bình quân đầu người. Liệu thay đổi chính trị có diễn ra khi bình quân đầu người GDP danh nghĩa, hiện tại khoảng 7.000 USD, đạt đến mức 10.000 USD, như đã xảy ra ở nước láng giềng Hàn Quốc và Đài Loan hay không?

Chúng ta vẫn phải chờ xem liệu Trung Quốc có thể phát triển được một công thức để quản lý tầng lớp trung lưu đô thị đang mở rộng, tình trạng bất bình đẳng giữa các khu vực, và những dân tộc thiểu số bất trị ở nhiều vùng hay không. Mức độ phát triển thiếu chiều sâu của nền kinh tế này có thể làm vấn đề phức tạp hơn nữa. Trong mọi trường hợp, tổng GDP, dù được tính theo phương pháp nào, cũng không phù hợp để xác định được khi nào – và liệu – Trung Quốc có  thể vượt qua Mỹ về sức mạnh kinh tế hay không.

Tác giả: Joseph S. Nye | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Biên tập: Lê Xuân Hùng | Bản gốc tiếng Anh: Project Syndicate

Joseph S. Nye là cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, cựu chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, và là giáo sư tại Đại học Harvard, kiêm thành viên của Hội đồng Mục tiêu toàn cầu về tương lai của Chính phú thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới . Gần đây nhất, ông là tác giả của cuốn sách có tựa đề “Presidential Leadership and the Creation of the American Era.”

————–

[1] Tức dù phụ thuộc lẫn nhau nhưng ảnh hưởng của mỗi bên lên mối quan hệ sẽ khác nhau tùy vào việc bên nào phụ thuộc nhiều/ ít hơn vào mối quan hệ song phương. Bên phụ thuộc ít hơn sẽ có ảnh hưởng lớn hơn (NBT).

[2] Tác giả chơi chữ trong bản gốc: “they produce iPhone jobs, but not Steve Jobs.” Lưu ý rằng phần lớn các sản phẩm iPhone được chế tạo, sản xuất tại Trung Quốc, đây lại là phát minh của người Mỹ – ND

(Nghiên Cứu Quốc Tế)

1 nhận xét:

  1. Bản thân nội ngoạí lực kg thể nào bằg Mỷ được , 1 thằg thất học bên Mỳ cũng hơn ô. Chủ tịch phườg Quận bên Tàu cộng, nó chỉ cóppi làm đồ đểu còn kg đến nơi đến chốn còn làm gì tới chữ uy tín Vì đầu óc nặg về chữ Lợi kg à. Dù Tập có chuira vào lồn mẹ nó cả chục lần nữa nó cững phải than "trời ơi ô.sinh ra Tập lại sih ra obama ) hay thủ tướng Nhật nói Tập mày đúng là thằg Gìa dái non hột mới trêu tao và Mỹ.

    Trả lờiXóa