Pages

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Nỗi ám ảnh lý lịch

h1133-600.jpg
                           Panô tuyên truyền cho ngày 30 tháng 4 tại Sài Gòn hôm 11/4/2015

Dựa trên nguyên tắc đấu tranh giai cấp, các chế độ cộng sản triệt để áp dụng nguyên tắc đào tạo và tuyển dụng một người dựa trên lý lịch của người đó.

Điều này cũng được triệt để áp dụng tại miền Nam Việt Nam sau năm 1975, ít nhất cho đến giai đoạn Việt Nam cải cách kinh tế vào năm 1986. Sau đây là một vài ghi nhận về chính sách này của nhà cầm quyền Việt Nam trong việc tuyển sinh đại học sau khi chiến tranh kết thúc, cũng như câu chuyện của một số nhân chứng. Bài do Kính Hòa trình bày.

Điếu Cày vận đông tự do cho bạn tù tại Việt Nam

WASHINGTON D.C. - Sáng 28 Tháng Tư, 2015, Blogger Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải có cuộc gặp gỡ với Thượng Nghị Sĩ Dick Durbin tại phòng làm việc của ông tại thủ đô Washington D.C. 



Blogger Ðiếu Cày ngỏ lời cảm ơn Nghị Sĩ Durbin luôn quan tâm đến tự do báo chí, tự do ngôn luận tại Việt Nam nói chung và với cá nhân Ðiếu Cày nói riêng. Trong thời gian ông Ðiếu Cày còn ngồi tù ở trong nước, đích thân Nghị Sĩ Dick Durbin đã mang hình Ðiếu Cày vào phòng họp Quốc Hội. Trong buổi nói chuyện, blogger Ðiếu Cày ngỏ lời mong ông Durbin lưu tâm đến các bạn tù của anh hiện còn đang bị giam giữ tại Việt Nam, như Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, cùng một số tù nhân lương tâm khác. (Tin và Hình: Hoàng Hải)

(Người Việt)

Bùi Tín - Nhân ngày 30/4: Những món nợ không sao trả nổi

Xe tải quảng bá kỷ niệm 40 năm ngày
Xe tải quảng bá kỷ niệm 40 năm ngày "Giải phóng miền Nam" trên đường phố TP HCM.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4, Bộ Chính trị Đảng CSVN chủ trương tổ chức kỷ niệm trọng thể «Ngày toàn thắng», «Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước», với những diễn văn cao ngạo đầy mỹ từ sáo rỗng, cờ quạt màu mè, trống kèn ầm ỹ, duyệt binh lên gân, pháo bông lóe mắt.

Tất cả chỉ để phủ lấp tình trạng bi thảm của một đất nước lạc hậu về mọi mặt: giáo dục trì trệ, y tế bệ rạc, khoa học kỹ thuật chậm tiến, xã hội đầy bất công, đảng cầm quyền đầy sai lầm và tội lỗi trước dân tộc và nhân dân, với cả một lớp cường hào CS ngang nhiên ăn cắp tài sản quốc gia để trở thành tầng lớp địa chủ CS, tư sản mại bản CS vượt rất xa các đại điền chủ - tư bản lớn nhất thời Pháp thuộc.

Lê Xuân Khoa - Trả lời hai câu hỏi của báo Ngày Nay về dự tính đi Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng


1. Theo nhận định của tôi, chuyến đi Mỹ sắp tới của ông Trọng là kết quả của một sự đồng thuận trong nội bộ lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, khi cuộc đấu đá giữa hai phe thân Tàu của Nguyễn Phú Trọng và phe chống Tàu của Nguyễn Tấn Dũng lên đến mức báo động, có thể một còn một mất. Đúng lúc đó, trang blog Chân Dung Quyền Lực xuất hiện, lần lượt công khai hóa hồ sơ tham nhũng của phe thân Tàu và những tay cơ hội đang mưu toan chiếm đoạt quyền hành từ tay Nguyễn Tấn Dũng. Trước nguy cơ sụp đổ chế độ, toàn ban lãnh đạo Đảng phải tìm giải pháp đồng thuận, tức là Việt Nam phải độc lập hơn với Trung Quốc và xích lại gần hơn với Hoa Kỳ. Kết quả là blog Chân Dung Quyền Lực ngưng tố cáo các đối thủ và Hoa Kỳ cũng hoan nghênh sự chuyển hướng ấy bằng việc mời Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ.

Trung Quốc định lấy Việt Nam, Philippines làm "bia đỡ đạn"?

Hồng Lỗi định đẩy Việt Nam, Philippines ra làm bia đỡ cho Trung Quốc trước búa rìu dư luận thực sự chỉ là một trò hề của Bắc Kinh nhằm tới những người nhẹ dạ.

          Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong cuộc họp báo ngày hôm qua.

Reuters ngày 29/4 đưa tin, sau khi phải đối mặt với những lời chỉ trích về hoạt động cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ngoài quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), hôm Thứ Tư, Trung Quốc quay ngoắt lại cáo buộc (chụp mũ trơ trẽn) Việt Nam, Philippines và một số bên "xây dựng bất hợp pháp" ở Trường Sa.

Thủ tướng Dũng cáo buộc Mỹ gây ra ‘các tội ác dã man’

Ông Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn khai mạc buổi lễ đánh dấu ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam ở Sài Gòn, ngày 30/4/2015.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn khai mạc buổi lễ đánh dấu ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam ở Sài Gòn, ngày 30/4/2015.
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam đã phát biểu như vậy hôm nay tại buổi lễ đánh dấu ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam ở Sài Gòn.

Trong bài phát biểu, ông Dũng nói rằng, 40 năm trước, “đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ” và “gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta”.

Ông cũng cũng ngỏ lời “chân thành cảm ơn các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô, Trung Quốc” đã giúp chính quyền Hà Nội trong Chiến tranh Việt Nam.

Viết cho ngày 30/4: nỗi đau nào lớn hơn?

Nguyễn Vũ Bình, viết từ Hà Nội

000_Hkg10173531.jpg

Một người đi xe đạp qua panô đánh dấu kỷ niệm lần thứ 40 ngày Sài Gòn sụp đổ. Ảnh chụp ngày 11/4/1975 tại TPHCM.
 AFP photo



Hàng năm, cứ đến ngày 30/4 là nhà cầm quyền Việt Nam lại tổ chức kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bằng các lễ mít tinh, diễu hành, diễu binh, duyệt binh. Đối với đồng bào người Việt hải ngoại, và rất nhiều đồng bào miền Nam ở trong nước, đây là ngày quốc hận, là nỗi đau chưa hề nguôi ngoai.

Kinh tế sau cuộc chiến Việt Nam

Việt Long & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA

000_PAR2004042972626-622.jpg

Ảnh minh họa chụp tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1992.
AFP



Tuần này, người Việt Nam ở khắp nơi tổ chức nhiều sinh hoạt kỷ niệm 40 năm ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc với sự chiến thắng của miền Bắc Cộng sản. Kể từ đó, Việt Nam được thống nhất dưới chế độ xưng danh xã hội chủ nghĩa và đang cố gắng theo đuổi nguyên tắc kinh tế thị trường. Vì biến cố này, Diễn đàn Kinh tế sẽ phỏng vấn một chuyên gia kinh tế từng làm việc trong chính quyền Sài Gòn và nay phụ trách tiết mục kinh tế hàng tuần của chúng ta là kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Khảo sát, dò tìm và phá hủy bom mìn cho một môi trường an toàn

Gia Minh, biên tập viên RFA

Một quả bom thời chiến tranh Việt Nam mới được khai quật nằm trên mặt đất gần nhà ở tại trung tâm tỉnh Quảng Trị (2006)

Một quả bom thời chiến tranh Việt Nam mới được khai quật nằm trên mặt đất gần nhà ở tại trung tâm tỉnh Quảng Trị (2006)
 AFP



Cuộc chiến Việt Nam kết thúc đã 40 năm, tuy nhiên nhiều vùng vẫn còn bom mìn rải xuống trong thời chiến chưa phát nổ. Những vùng đó giới chuyên môn gọi là nơi bị ô nhiễm bom mìn, những vùng ‘đất chết’ vì nếu vô tình chạm đến những loại bom mìn vùi trong đất như thế có thể nổ gây chết người hay thương tật.

Trong nhiều năm qua cơ quan chức năng Việt Nam tiến hành công việc rà phá bom mìn tại tỉnh Quảng Trị. Đây là nơi có mật độ bom mìn sót lại dày đặc nhất ở Việt Nam.

Phỏng vấn Đại Lão HT Thích Quảng Độ về GHPGVNTN 40 năm qua

Ỷ Lan, Phóng viên RFA, Paris

000_Del219510(1).jpg

Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện Sài Gòn
 AFP photo



Trong loạt bài Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ký ức 40 năm, thông tín viên Ỷ Lan phỏng vấn Phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ từ Thanh Minh Thiền Viện Sài Gòn.

Ỷ Lan: Ngưỡng bạch Đức Tăng Thống, Đài Á châu Tự do mở mục Ký ức 40 Năm đánh dấu ngày chiến tranh chấm dứt 30 tháng Tư năm 75. Kính xin Đức Tăng Thống một lời tổng kết về tình hình Phật giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói riêng tại Việt Nam 40 năm qua?

Quân nhân Mỹ gốc Việt chia sẻ nhân ngày 30/4

Hòa Ái, phóng viên RFA

Hoa-Ai-620.jpg

Cựu Trung tá Ross Nguyễn Cao Nguyên và phóng viên Hòa Ái chụp tại RFA tháng 4/2015
RFA photo




Trong số gần 3000 quân nhân Mỹ gốc Việt hiện nay thì có khoảng 300-400 người trong số họ thuộc thế hệ 1.5, là những người được sinh ra ở VN trong thời gian chiến tranh nhưng lại sinh trưởng ở Hoa Kỳ. Nhân 40 năm ngày chiến tranh VN kết thúc, Hòa Ái có cuộc trao đổi với cựu Trung tá Bộ binh Ross Nguyễn Cao Nguyên để nghe chia sẻ về cuộc đời của ông luôn gắn liền với 2 chữ “chiến tranh”.

Hòa Ái: Hòa Ái xin phép được chào cựu Trung tá Ross Nguyễn Cao Nguyên.

Luật sư Lê Công Định nói về ngày 30 tháng 4

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

000_Hkg10174163.jpg
Luật sư Lê Công Định phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với AFP tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/4/2015.
 AFP photo


Trong chuyên đề Ký ức 40 năm hôm nay Mặc Lâm có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư Sài Gòn, một trí thức từng có nhiều bài viết cổ súy cho dân chủ tại Việt Nam. Ông là con của một gia đình cách mạng sinh trưởng và lớn lên tại Sài Gòn nhưng có cái nhìn khác về ngày 30 tháng 4 năm 75. Luật sư Lê Công Định từng bị tù hơn 4 năm về tội tuyên truyền chống phá cách mạng và đây là lần phỏng vấn đầu tiên ông dành cho RFA sau khi ra khỏi trại giam vào ngày 06 tháng 2 năm 2013. Trước nhất LS Định nói về ký ức ngày 30 tháng 4 của mình khi ấy ông vừa 7 tuổi:

Những giây phút cuối của Sài Gòn trong ký ức một phóng viên Mỹ

Việt Hà, phóng viên RFA

ARI-evacuation.jpg

Phóng viên Arnold Issacs di tản ngày 29/4/1975
Hình do Arnold Issacs gửi RFA



Cựu phóng viên Arnold Issacs của tờ Baltimore Sun, Hoa Kỳ nằm trong số làn sóng những phóng viên Mỹ cuối cùng đến Việt Nam để đưa tin về cuộc chiến trong giai đoạn từ 1972 đến 1975. Ông là người đã rời Sài gòn vào ngày 29 tháng 4 cùng với nhiều phóng viên nước ngoài khác.

Giới trẻ nghĩ gì về hoạt động kỷ niệm ngày 30/4

Hải Ninh, phóng viên RFA

Tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra bạo hơn vào dịp cận 30 tháng 4.

Tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra bạo hơn vào dịp cận 30 tháng 4.
 Nhóm TT từ VN/RFA



Sáng 26/4, hàng nghìn người tham gia lễ diễu binh tổng duyệt chào mừng ngày 30/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Biến cố của cuộc chiến tranh xảy ra 40 năm trước đã đưa Đảng Cộng sản lên nắm quyền tại Việt Nam và một bộ phận người Việt phải đi di tản. Giới trẻ nghĩ gì về những hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày 30/4 này.

Dự kiến, có khoảng 10.000 người sẽ tham dự lễ mít tinh kỷ niệm ngày 30/4 tại Sài Gòn trong tuần này. Trong buổi lễ tổng duyệt sáng chủ nhật ngày 26/4, người ta thấy từng đoàn quân diễu hành qua khu vực trung tâm ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Phỏng vấn Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, một chính khách phục vụ hai chế độ Cộng hòa

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok

Từ trái Tổng thống Ngô Đình Diệm, Giáo sư Kinh tế Vũ Quốc Thúc và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Từ trái Tổng thống Ngô Đình Diệm, Giáo sư Kinh tế Vũ Quốc Thúc và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
 RFA files



Trong 40 năm qua, người Việt lưu lạc khắp nơi trên thế giới với đủ thành phần xã hội trong đó không hiếm những tinh hoa của Miền Nam Việt Nam. Trong chuyên đề Ký ức 40 năm chúng tôi xin giới thiệu Giáo sư Kinh tế Vũ Quốc Thúc, từ năm 1954 cho đến 1975 ông từng là Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Cố vấn phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đến Đệ nhị Cộng hòa khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chấp chính ông giữ chức Quốc vụ khanh đặc trách kinh tế hậu chiến và là Khoa trưởng của Đại học Luật khoa Sài Gòn trong thập niên 60.

GS Tương Lai : Xúc tiến TPP, thay vì rơi vào bẫy hội nghị Thành Đô thứ hai

mediaTổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, 07/04/2015.REUTERS/China Daily
Vừa qua, trên 40 trí thức, nhà hoạt động tên tuổi và văn nghệ sĩ đã gởi thư lên Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, bày tỏ sự bức xúc trước diễn biến thời cuộc hiện nay.

Bắc Kinh tố cáo Việt Nam và Philippines lấn chiếm biển đảo của Trung Quốc

mediaPhilippines tiếp viện cho lính trên Bãi Cỏ Mây - Second Thomas Shoal. Ảnh ngày 31/03/2014.Reuters
Sau khi bị Hiệp hội ASEAN lên án xây dựng các đảo nhân tạo trong vùng biển Đông gây bất ổn trong khu vực, lần đầu tiên Bắc Kinh tố cáo ngược Philipines và Việt Nam xây dựng phi trường và bố trí tên lửa trên các « đảo thuộc chủ quyền của Trung Quốc ».

Nhật xem xét khả năng tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông

mediaMáy bay do thám P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ hạ cánh tại căn cứ Patuxent River, Maryland (ảnh chụp ngày 12/04/2010)@wikimedia
Lực lượng Phòng vệ Nhật đang xem xét khả năng tham gia các cuộc tuần tra trên không với Mỹ ở Biển Đông để đối phó với hành động xác quyết chủ quyền ngày càng quyết liệt của Trung Quốc ở vùng này.

Trang bị tên lửa cho tàu ngầm, Việt Nam khiêu khích Trung Quốc ?

mediaTàu ngầm Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh - DR
Theo các nhà phân tích, việc Hà Nội trang bị tên lửa tấn công trên bộ cho đội tàu ngầm của Việt Nam có thể bị xem như là một hành động khiêu khích Trung Quốc.



Theo các dữ liệu được cập nhật hóa trên trang web của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ( SIPRI ), Việt Nam đã mua tên lửa tấn công trên bộ Klub của Nga để trang bị cho các tàu ngầm tấn công hạng Kilo cũng mua của Nga. Nhà nghiên cứu Siemon Wezeman của SIPRI cho biết dữ liệu mới này là dựa trên của bản khai báo các vũ khí quy ước của Việt Nam nộp cho Liên hiệp quốc vào năm ngoái.

Việt Nam kỷ niệm 40 năm ngày kết thúc chiến tranh

mediaSinh viên tại Sài Gòn được huy động tham gia lễ diễu binh, 30/04/2015.REUTERS/Kham
Hôm nay, 30/04/2015, tại Sài Gòn, Việt Nam tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm đúng 40 năm ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, mà đối với Hà Nội là ngày « giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ».

Đến lượt TQ tố cáo VN xây dựng trên đảo

Người phát ngôn Hồng Lỗi nói Trung Quốc 'bày tỏ quan ngại sâu sắc'
Trung Quốc lên tiếng phản đối Việt Nam và Philippines “tiến hành hoạt động xây dựng trái phép các đảo” ở Biển Đông.
Sau nhiều tuần bị phê phán vì việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, Trung Quốc hôm thứ Tư có tuyên bố phản bác.

'Báo chí có những hình ảnh có hại cho VNCH'

Ông Nick Ut nổi tiếng với hình ảnh trong cuộc chiến Việt Nam
Phóng viên ảnh Nick Ut của hãng thông tấn AP trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam nhìn nhận truyền thông quốc tế khi đó có lúc đã đăng tải những hình ảnh ‘có hại cho Việt Nam Cộng hòa’.
Một nhà báo khác là cộng tác viên của AP từng tiếp xúc với phía Bắc Việt mô tả bộ đội Bắc Việt chỉ biết ‘nhận lệnh đi đánh’ chứ ‘không biết thông tin gì về thế giới bên ngoài’.

Bài học gì từ cuộc chiến Việt Nam?

Đạo diễn/nhà sản xuất Rory Kennedy
Nhân 40 năm ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc, BBC Việt Ngữ đã trò chuyện với bà Rory Kennedy, nữ đạo diễn kiêm nhà sản xuất bộ phim tài liệu Last Days in Việt Nam - Những ngày cuối tại Việt Nam - với những diễn biến vào thời khắc lịch sử đó qua con mắt của những người Mỹ và các cộng sự người Miền Nam Việt Nam của họ.
Đó là câu chuyện của những sĩ quan Mỹ và Nam Việt Nam trước khi rút đi đã tìm mọi cách di tản hàng ngàn người Việt bất chấp lệnh cấp trên trước khi lực lượng miền Bắc chiếm Sài Gòn.
Bà Rory Kennedy, một đạo diễn phim tài liệu có tiếng từng được giải thưởng điện ảnh Emmy, xuất thân từ một gia đình từng có quyền lực chính trị lớn nhất nước Mỹ và có nhiều liên quan trực tiếp tới cuộc chiến Việt Nam.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Vì sao "tôi xa Hà Nội"?

Còn người Hà Nội bây giờ, nói thì thật xấu hổ: Nam thanh, nữ tú chen nhau cướp một suất ăn miễn phí, trèo lên đầu lên cổ nhau để kiếm một chỗ tắm không mất tiền, và ở đâu cũng thấy cảnh chen lấn, xô đẩy...

Ngày lễ, được nghỉ dài. Hà Nội bỗng trở nên vắng vẻ, yên tĩnh và “ dịu dàng” lạ thường.

Không còn những cảnh chen chúc trên những con đường vốn quanh năm quá tải.

Không có những cảnh ùn tắc kéo dài…

Hà Nội vắng vẻ đến… buồn tẻ.

Tại sao lại thế nhỉ?

                                       Cảnh thiếu nữ "vượt rào" vào công viên nước Hồ Tây.

Ngày xưa, vào ngày lễ, dân từ các tỉnh thành khác nườm nượp đổ về Hà Nội… Họ đi thăm Bờ Hồ, thăm các Viện bảo tàng, đi thăm phố phường Hà Nội, và thậm chí, chỉ mong được ăn một que kem Tràng Tiền…

Alan Phan - Lòng ta trăm con hạc gầy

Ts Alan Phan
Tháng Tư thường đem lại nhiều cảm xúc trong những tâm hồn Việt. Cuộc biến động lịch sử quá lớn, sự hòa giải hòa hợp giữa hai bên gần như không có; rồi những thay đổi ngôi vị về tài chính, về cơ hội và thế đứng trên phân khúc dân sinh toàn cầu…của kẻ thắng người thua, đã khiến hố sâu cách trong cộng đồng mỗi ngày thêm xa thẳm….Bất cứ điều gì, nói hay làm, từ mỗi bên đều gây nhiều tranh cãi, thậm chí sẵn sàng xô xát nhau: dù 40 năm đã qua mà mọi người vẫn còn đang sống lại kịch bản kinh hoàng như ngày hôm qua.

Tại sao NHNN không để OceanBank phá sản?

Nguyên thống đốc NHNN Cao Sĩ Kiêm gọi việc mua lại NHTM với giá 0 đồng như đã áp dụng với ngân hàng Xây Dựng và OceanBank là một hình thức phá sản kiểu mới.

Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước (NHN) đã phát đi thông báo là sẽ mua lại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) với giá 0 đồng. Như vậy, đây là trường hợp thứ hai, sau ngân hàng Xây dựng bị NHNN mua lại bắt buộc.

Theo thông báo, thời gian qua, hoạt động của OceanBank đã bộc lộ nhiều yếu kém, việc quản trị, điều hành ngân hàng vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật.

Tại sao NHNN không để OceanBank phá sản?

Trước tình hình đó, để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản của Ngân hàng, NHNN đã quyết định đặt OceanBank vào diện kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật.

Với tổn thất tài chính nặng nề, trong khi OceanBank không có các giải pháp khả thi để tăng vốn điều lệ đảm bảo mức vốn pháp định theo yêu cầu của NHNN. Nhằm xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại yếu kém của ngân hàng, NHNN đã tuyên bố mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của các cổ đông hiện hữu tại OceanBank.

Việt Nam là công xưởng mới của châu Á: mừng hay lo?

Nguyễn Quang A
Nhiều công ty đa quốc gia khác cũng rục rịch chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ảnh chỉ mang tính minh họa
Việt Nam đang trở thành một công xưởng mới của châu Á, báo chí trong và ngoài nước đang bàn luận. Nhiều người nghĩ đấy là điều tốt, những người khác lại lo là chúng ta chỉ làm thuê cho tư bản nước ngoài, đến cái đinh vít cũng chẳng làm nổi.
Việt Nam đã trở thành công xưởng đáng kể của Samsung, Intel, Microsoft (Nokia) và một số nhà sản xuất quần áo và giày dép. Nhiều công ty đa quốc gia khác cũng rục rịch chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Liệu Việt Nam có nên đi theo hướng này khi việc trở thành công xưởng của khu vực hay thế giới cũng đầy những hậu quả xấu như đã từng xảy ra ở nơi khác?

Trình Vân - Đôi lời về vụ án "Trần Huỳnh Duy Thức và đồng bọn" với chế độ độc tài cộng sản.

Trình Vân
Nhân đọc bài báo trên www.danluan.org viết về Lá đơn xin bác bỏ bản án sơ thẩm và phúc thẩm trong vụ án "Trần Huỳnh Duy Thức và đồng bọn" , tôi xin có vài lời như sau:
Từ trái qua phải: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và luật sư Lê Công Định tại phiên tòa sơ thẩm ngày 20/1/2010. Ảnh: Reuteurs/VNA.
Ai cũng biết, cũng hiểu là vụ án xử Trần Huỳnh Duy Thức và các bạn anh là một trò hề cả vú lấp miệng em của chính thể độc tài toàn trị ở VN (nó cũng tương tự như vụ án "Hai bao cao su đã qua sử dụng", vụ án phạt tù nhà báo Trương Duy Nhất, nhà văn Phạm Viết Đào...). Nó chỉ chứng tỏ một điều rõ rệt rằng, chính quyền độc tài toàn trị ở VN, đảng CSVN đang run sợ.

Công an khám xét nhà thanh niên mặc áo QLVNCH

Châu Văn Thi
DL - Sáng 27/4/2015, công an quận Hoàn Kiếm đã kết hợp với công an Nghệ An khám xét nhà của anh Nguyễn Viết Dũng (tức Dũng Phi Hổ) tịch thu quân phục lính VNCH của anh Dũng.
Anh Dũng mặc áo lính quân lực VNCH cùng một người bạn trước khi bị bắt
Theo lời của bà Nguyễn Thị Hồng, mẹ anh Dũng cho biết công an đã tịch thu ở đây một cái nón, một đôi giày, một chiếc quần là quân phục của lính VNCH.

Bị dồn vây tứ phía, Nga có run sợ?

(VnMedia) - Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm qua (27/4) thừa nhận, Nga đang trở thành mục tiêu của một chiến dịch đối đầu chưa từng có khi bị bao vây, dồn ép và bóp nghẹt trên mọi mặt trận, từ kinh tế, tài chính đến thông tin, tuyên truyền. Liệu Nga có vì thế mà run sợ? 
Ngoại trưởng Nga Lavrov

"Chúng tôi đã trở thành mục tiêu của một chiến dịch đối đầu chưa từng có nhằm gây sức ép với Nga”, ông Lavrov phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya 24. Theo lời ông này, chiến dịch đối đầu trên “không chỉ có trên mặt trận kinh tế, tài chính mà còn xuất hiện trong lĩnh vực thông tin và tuyên truyền”. 

Nam Triều Tiên, TQ lo ngại về thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến thăm Đài tưởng niệm Lincoln ở Washington, phía sau là Đài tưởng niệm Washington, ngày 27/4/2015.
Brian Padden

Thoả thuận quốc phòng mới giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đã gây ra những mối lo ngại ở hai lân bang Nam Triều Tiên và Trung Quốc. Theo tường thuật của thông tín viên Brian Padden của đài VOA tại Seoul, tuy Nam Triều Tiên có thể hưởng lợi từ một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn của Nhật Bản để ứng phó với mối đe dọa của Bắc Triều Tiên và sự trỗi dậy của Trung Quốc, các giới chức ở Seoul vẫn tiếp tục lo ngại vì những mối căng thẳng còn tồn đọng từ quá khứ quân phiệt của Nhật Bản.


Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên Kim Min Seok đã có thái độ không dứt khoát khi được hỏi về những hướng dẫn được sửa đổi về hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật. Ông phát biểu như sau tại cuộc họp báo ngày hôm nay ở Seoul.

Phi công Mỹ và thời gian ở 'Hanoi Hilton'

Ông David Wheat trong lần về thăm phòng giam chính mình ở Hỏa Lò vào năm 2013.
Một Thiếu tá Hải quân Mỹ ngồi tù ở Hỏa Lò hơn bảy năm khi chiến đấu cơ bị trúng đạn kể lại cho BBC về những gì đã xảy ra.
Vào tháng 10 năm 1965, phi cơ của Thiếu tá Hải quân David Wheat và phi công trưởng là Trung tá Roderick Mayer điều khiển bị bắn hạ ở miền Bắc Việt Nam. Ông David Wheat bị bắt và đưa về nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội trong khi đồng đội tử nạn. Cuộc phỏng vấn dành cho BBC tiếng Việt thực hiện vào tháng 04/2015 ở California.