Pages

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Hải quân Mỹ hoàn thành việc tuần tra mốc giới để đẩy lùi sự hung hăng của Trung Quốc

Tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth của Hải quân Hoa Kỳ tiến hành tuần tra trong khu vực vùng biển quốc tế ở Biển Đông gần quần đảo Trường Sa. Đợt tuần tra này có thể là đợt đầu tiên trong số nhiều đợt sắp tới , vì Hoa Kỳ đang cân nhắc kỹ việc thi hành quyền tự do quá cảnh trong khu vực. (U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 2nd Class Conor Minto/Released)
Tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth của Hải quân Hoa Kỳ tiến hành tuần tra trong khu vực vùng biển quốc tế ở Biển Đông gần quần đảo Trường Sa. Đợt tuần tra này có thể là đợt đầu tiên trong số nhiều đợt sắp tới , vì Hoa Kỳ đang cân nhắc kỹ việc thi hành quyền tự do quá cảnh trong khu vực. (U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 2nd Class Conor Minto/Released)

Trong đợt đầu tiên của một loạt nhiều đợt có thể sắp triển khai, tàu chiến đấu ven biển của Hải quân Mỹ, USS Fort Worth, đã được gửi đi tuần tra quần đảo Trường Sa ở Biển Đông Việt Nam.

Sự kiện này báo hiệu một sự chuyển dịch ngày càng tăng trong khu vực, khi ma những lãnh đạo quân sự của Hoa Kỳ đang cân nhắc kỹ lưỡng việc sử dụng máy bay và tàu chiến để thách thức tuyên bố về chủ quyền của Trung Quóc trong vùng lãnh thổ tranh chấp Biển Đông.

“Lộ trình hoạt động giống như chiếc Fort Worth vừa hoàn thành tại Biển Đông sẽ là lộ trình bình thường mới vì chúng tôi sẽ cử 4 chiếc tàu chiến đấu ven biển (LCS) nữa đến khu vực này trong những năm tới”, theo Đại úy Fred Kacher, truyền trưởng tàu khu trục Squadron 7 phát biểu,  theo US Navy đưa tin.

Ông nói rằng Hoa Kỳ sẽ triển khai nhiều tàu chiến đấu ven biển ở Đông Nam Á, điều này “ nhấn mạnh tầm quan trọng của ‘khu vực đang nổi lên’ này và giá trị của sự hiện diện liên tục mang lại”.

 Việc triển khai này có liên quan đến một thỏa thuận gần đây giữa Mỹ và Philippines, trong đó cho phép quân đội Hoa Kỳ sử dụng tám căn cứ quân sự để luân phiên quân đội. Hai trong số các căn cứ đó ở gần đảo Trường Sa.

Ý nghĩa của bước tiến triển này phải chờ thời gian trả lời.

Tàu USS Fort Worth trở lại Vịnh Subic của Phillipines ngày 13 tháng 5, chỉ một ngày sau khi một quan chức Hoa Kỳ phát biểu trên tờ Wall Street Journal rằng họ đang xem xét sử dụng máy bay và tàu hải quân để thách thức các tuyên bố chủ quyền của chế độ Trung Cộng xung quanh các hòn đảo nhân tạo trong khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter được cho là đang xem xét các lựa chọn, theo tờ Reuters. Một trong số các đề nghị là gửi phương tiện quân sự của Hoa Kỳ vào trong vùng 12 hải lý tính từ các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.

Động thái này không có tính gây chiến như nó tỏ vẻ. Hoa Kỳ đã tiến hành các hoạt động tương tự sau khi chính quyền Trung Quốc tuyên bố một khu vực phòng thủ trên không ở Biển Hoa Đông và tháng 11 năm 2013. Hoa Kỳ đã phớt lờ cảnh báo của Trung Quốc và cho hai máy bay ném bom B-52 bay qua khu vực này.

Hoa Kỳ đã làm như vậy để thách thức các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ phần lớn là không được công nhận của chính quyền Trung Quốc, và khuyến khích các nước khác trong khu vực không nên xem nhẹ những đe dọa của Trung Quốc.

Những bước tiến triển gần đây dường như có mục đích tương tự. Một quan chức giấu tên của Hoa Kỳ đã nói với Reuters : “Chúng tôi đang xem xét làm thế nào để chứng minh tự do hàng hải trong một khu vực là rất quan trọng đối với thương mại thế giới.”

Tự do hàng hải ở Biển Đông là thiết yếu đối với thương mại và an ninh của các quốc gia khu vực châu Á, theo báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc năm 2015  trình Quốc hội về vấn đề quân sự và phát triển trong lãnh vực an ninh của chế độ Trung Quốc.

Báo cáo chỉ ra rằng hơn 80% dầu thô cung cấp cho Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan vận chuyển qua Biển Đông.

Có những lo ngại gần đây mang tính gia tăng cho thấy rằng Trung Quốc bắt đầu thực thi việc phòng thủ khu vực xung quanh những hòn đảo nhân tạo họ làm ra – và có những báo cáo gần đây về việc Trung Quốc đã đuổi các máy bay Phillipines ra khỏi khu vực.

Quần đảo Trường Sa cách gần 1000 dặm về phía nam của điểm cực nam của Trung Quốc ở đảo Hải Nam. Quần đảo và rạn san hô trong khu vực biển này được Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines tuyên bố chủ quyền.

Chính quyền Trung Quốc tuyên bố lãnh thổ bằng cái gọi là “Đường lưỡi bò” (Đường 9 đoạn), nó bao trọn gần như toàn bộ biển Đông và tất cả các hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đã có những lo ngại khi Trung Quốc xây dựng những hòn đảo mới và đóng quân tại những hòn đảo này như thể chúng thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Joshua Philipp, Epoch Times

(Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét