Pages

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

TPP chính là đòn bẩy tốt nhất để cải thiện nhân quyền tại Việt Nam

Trong vài tuần gần đây, sự kiện Việt Nam có khả năng tham gia hiệp ước tự do thương mại hay không, đã trở thành chuyện tranh cãi ngày càng gay gắt ở các diễn đàn hay quán xá trong nước. Mỗi người đều có lý riêng và không kém phần thuyết phục. Nhưng không chỉ ở Việt Nam,việc tranh cãi về về việc TPP có cần cho Việt Nam hay không, chính ở nước Mỹ, sự kiện này cũng khiến nhiều quan điểm va chạm nhau dữ dội.

Bài lược dịch dưới đây, qua ghi nhận của AP, nhằm giúp cung cấp thêm thông tin cho những ai quan tâm chuyện Việt Nam và TPP.

WASHINGTON (AP) – Việc Hà Nội khao khát được tham gia hiệp định tự do thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – NamTPP) chính là đòn bẩy tốt nhất cho Washington trong việc cho cải thiện nhân quyền ở Việt Nam, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết.

Tom Malinowski, nhân vật chủ chốt của Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề nhân quyền, nói với báo giới rằng Việt Nam đã bộc lộ nhiều sự kiềm chế hơn trong việc bắt bớ và buộc tội những người bất đồng chính kiến ​​trong năm nay, nhất là trong thời gian Việt Nam bước vào vòng đàm phán cuối trong hiệp ước của 12 quốc gia.

Nhưng ông Malinowski cũng nó thêm rằng những tiến bộ về nhân quyền này vẫn "rất mong manh" và Hoa Kỳ vẫn đang trông chờ thêm những dấu hiệu tích cực từ Việt Nam, trong những tuần tới, qua việc trả tụ do cho các tù nhân chính trị và các lực lượng an ninh sẽ ứng xử tốt hơn trong việc đối phó với những người phê bình chế độ cộng sản.

Việt Nam hiện nay vẫn chưa hội đủ các yêu cầu từ TPP về tiêu chuẩn lao động, kể cả quyền thành lập công đoàn độc lập có thể đưa vào bàn nghị sự chung, ông Malinowski nói vậy. Nhưng ông Malinowski nói rằng ông "khá tự tin" về việc ký kết hiệp ước, vì những lợi ích có được vẫn cao hơn những tính toán về rủi ro trong việc kết nạp Việt Nam vào TPP mà các thành viên khác vẫn nghĩ tới.

Malinowski gọi đây là một thời khắc quan trọng trong quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam.

"Không ký kết được TPP, tôi nghĩ rằng chúng ta có rất ít cơ hội để giữ gìn được sự tiến bộ rất mỏng manh này ở Việt Nam. Với TPP, tôi nghĩ rằng chúng ta cũng còn có một cơ hội," ông Malinowski nói.

Malinowski trở về Mỹ, sau các cuộc thảo luận về nhân quyền với các quan chức Việt. Ông đã gặp hai tù nhân chính trị, hoạt động và các nhà lãnh đạo tôn giáo của dân tộc thiểu số.

Hai kẻ cựu thù là Hoa Kỳ và Việt Nam đã tìm ra được một sự nối kết sâu sắc hơn trong quan hệ, khi có cùng mối quan tâm về việc chống lại một nước Trung Quốc đang bành trướng. Nhưng chuyện không đơn giản vậy, vì cũng có sự phản đốì ngay trong Quốc hội Hoa Kỳ về việc bình thường hóa hoàn toàn, do Việt Nam vẫn còn nhiều đàn áp và hạn chế về tự do tôn giáo. Bất chấp năm nay là năm đánh dấu kỷ niệm 20 năm nối lại quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Malinowski cho biết hiện có hơn 100 "tù nhân lương tâm" ở Việt Nam,  nhưng như vậy đã là giảm, so với con số 160 trong năm 2013. Việc kết tội cũng đã giảm còn 61 vụ trong năm 2013, và cho tới lúc này thì chưa có thêm ai bị kết án nữa. Nhưng cũng phải nói thêm rằng ở Việt Nam, các nhà hoạt động dân chủ xã hội vẫn phải đối mặt với sự sách nhiễu, đe dọa và đánh đập.

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Phạm Quang Vinh, nói với một nhà kiến thiết tư tưởng (think tank) ở Washington rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật ở Việt Nam, và xứ này không có chuyện tù nhân lương tâm.

Về phía những người phản đối đưa Việt Nam đến với TPP, ông John Sifton, giám đốc bộ phận châu Á cho Human Rights Watch, cho biết dù đã có những thay đổi nhất định ở Việt Nam, nhưng đây vẫn là một quốc gia độc đảng mà khi người dân phê phán chế độ đều bị tống vào tù. Ông nói rằng đã có ba blogger bị kết tội vào tháng Hai, theo một đạo luật hình sự được tạo ra nhằm trừng phạt tự do ngôn luận.

Sifton đồng ý với quan điểm TPP không phải là đòn bẩy để Washington tìm kiếm sự cải thiện về nhân quyền, và ông cho rằng một số điều khoản lợi ích thương mại nên được tạm khóa lại, cho đến khi Việt Nam tiếp bước theo những cải cách trong tương lai và chứng minh rằng, chẳng hạn, cho phép các công đoàn lao động hoạt động một cách tự do.

(Associated Press / Matthew Pennington)
Tuấn Khanh chuyển ngữ

(Blog RFA)

-------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét