Pages

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Lạc quan gì ở giữa năm?

Tổng thống Obama hy vọng sẽ sớm kết thúc Hiệp định TPP
Nghỉ hè xong rồi, lại cầm bút. Vào cuối tháng 6 năm 2015, Việt Nam đã đến một giai đoạn quan trọng.
Trong bối cảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp sang Mỹ để gặp Tổng thống Obama, có ba sự kiện đáng chú ý. Sau khi đề cập ba chủ đề này, phải hỏi: ở giữa năm 2015, chúng ta có đủ lý do để tin rằng Việt Nam sắp chuyển vào một giai đoạn mới trong sự phát triển của đất nước?

Dù là một câu hỏi quá lớn, cũng không thể loại trừ khả năng những việc đang tiếp diễn đối với Việt Nam thực sự có khả năng để thay đổi những bài toán chính trị xã hội của đất nước này.
Thứ nhất và mới nhất, cuối cùng dường như sáng kiến TPP của Tổng thống Obama sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua trong những tuần tới.
Đây là một thắng lợi đáng kể đối với Obama và là một kết quả khá hứa hẹn đối với Việt Nam hoặc, ít nhất, là một kết quả tốt đối với Việt Nam ở một số mặt khía cạnh nhất định.
Thực ra, còn quá sớm để biết nó sẽ mang lại kết quả gì cho người dân bình thường ở Việt Nam. Nhưng gần như là chắc chắn sẽ giúp các công ty hành hoạt động ở Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ và một số thị trường khác. Trong khi đó, số tiền FDI đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng lên, dù tăng bao nhiêu khó để dự báo trước được.
Thứ hai, chúng ta thấy quan điểm của Mỹ và Việt Nam trong hồ sơ tranh chấp trên biển đã rất gần nhau.
Nghĩ gì về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, tôi thấy chính quyền ở Việt Nam hết sức ủng hộ nội dung và tinh thần của những gì ông Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã tuyên bố ở Singapore, Hải Phòng, và Hà Nội. Ấn tượng!
Thứ ba, tình hình chính trị ở Việt Nam còn tiếp tục phát triển một cách nhanh chóng, không chỉ vì sự canh tranh chính trị nội bộ của ‘Đảng ta’ trước Đại Hội 12, mà vì người dân Việt Nam thuộc mọi thành phần đang tiếp tục lên tiếng để có được một Việt Nam dân chủ và minh bạch. Thấy rất rõ, dù báo chí Việt Nam còn chưa dám phản ánh.
Vậy, nghĩ gì về tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam?
Việc có tham gia TPP và có quan hệ hợp tác với Mỹ tốt đến mức nào sẽ không mua được độc lập – tự do – hạnh phúc cho Việt Nam và chắc chắn sẽ không mang lại dân chủ, minh bạch, công bằng, văn minh.
Bao giờ có được những cái đó? Vào giữa năm 2015 có lý do để thấy lạc quan chút nào về sự phát triển của đất nước?
Tác giả là giáo sư ở Khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế, Đại học Thành phố Hong Kong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét