Pages

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Thực chất về điều chỉnh chiến lược Biển của Trung Quốc

Thời gian qua, tình hình Biển Đông nóng lên, theo đó cuộc đấu khẩu giữa Trung Quốc và Mỹ rộ lên. Dư luận cho rằng “Vấn đề Biển Đông” đang làm quan hệ Trung – Mỹ xấu đi. Nhưng dư luận các nước cho rằng Trung Quốc và Mỹ đang xích lại gần nau và cả hai nước đang điều chỉnh lại chiến lược ở Biển Đông.


Vấn đề Biển Đông liên quan tới nhiều nước kể cả các nước lớn như Nga, Ấn Độ, Oxtraylia, các nước ASEAN, nhưng Trung Quốc và Mỹ là hai nước có vai trò quyết định trong Khu vực này. Thời gian qua, vấn đề Biển Đông nóng lên, nhất là việc Trung Quốc lấp biển xây các đảo nhân tạo làm dư luận các nước lo ngại. Mỹ là một trong những nước lớn lên tiếng mạnh mẽ nhất lên án Trung Quốc. Cuộc “khẩu chiến” trong “Đối thoại Shengri La Singapore” (29/5 -1/6/2015) thể hiện điều này. 

Dư luận cho rằng “Đấu khẩu chỉ là bền ngoài, thực chất là hai nước đang xích lại gần nhau và đang có những thỏa thuận ở Biển Đông”, như Trung Quốc thừa nhận mặc dù Mỹ không phải là nước ở Biển Đông, nhưng Mỹ vẫn có vai trò và lợi ích ở Biển Đông. Thời gian qua, quan chức hai nước đều thỏa thuận lợi ích giữa hai nước cũng như khu vực và toàn cầu lớn hơn nhiều, còn Biển Đông chỉ là một vấn đề nhỏ, vì vậy không nên đưa “Vấn đề Biển Đông” vào trong quan hệ hai nước.

Các nhà quyết sách Trung Quốc cho rằng thời gian qua các nước ASEAN đều dựa vào chiếc ô của Mỹ để chống lại và kiềm chế Trung Quốc, nhưng xét tổng thể lợi ích giữa hai nước lớn hơn nhiều so với lợi ích của mõi nước với ASEAN. Vì vậy Trung Quốc cần lợi dụng Mỹ để kiềm chế lại ASEAN. Hơn nữa, vấn đề Biển Đông hiện nay đã trở thành vấn đề quốc tế, riêng Trung Quốc không đủ sức giải quyết, cho dù thực lực quân sự hùng hậu hơn các nước ASEAN. Phương châm chính sách của ASEAN là “dùng Mỹ kiềm chế Trung Quốc”, nên Trung Quốc cần “lấy độc trị độc” là “dùng Mỹ để kiềm chế lại ASEAN”. Trung Quốc cần hết sức tránh xung đột và đối đầu với Mỹ ở Biển Đông. Bởi vì, đối đầu hoặc xung đột quân sự có thể làm quan hệ hai nước thụt lùi 10 năm.

Chính vì vậy, vừa qua Trung Quốc có những điều chỉnh đáng lưu ý sau:

- Một là, ngày 16/6/2015, Người phát ngôn BNG Trung Quốc Lục Khang đã có cuộc họp báo khẩn cấp tuyên bố: “Những công trình xây dựng lấp biển xây đảo ở Biển Đông đã hoàn thành, nên tạm thời không xây dựng vào mùa mưa”. Dư luận cho rằng tuyên bố ngày được đưa ra ngay sau khi Phạm Trường Long thăm Mỹ trở về và Vòng 7 “Đối thoại Trung – Mỹ” sẽ tiến hành vào tháng 7/2015, trong khi đó chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình sắp diễn ra vào tháng 9/2015.

- Hai là, vừa qua giới quân sự Trung Quốc tuyên bố điều chỉnh lại phương châm chiến lược ở Biển Đông, thực hiện “ổn bắc, hòa nam, tranh đông”

Ngày 18/6/2015, Mạng tin “Đa chiều” đăng bài của Tác giả Phan An nhan đề “Yếu tố kìm hãm quyền khống chế biển của Trung Quốc ở đâu?” Tác giả cho biết Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh lại phương châm chiến lược ở Biển Đông. Trước đây, Trung Quốc từng đưa ra phương châm: “Bắc hòa, Nam lấn, Đông tranh, Tây tiến”. Nghĩa là đối với phía bắc (chủ yếu là Nga, Mông Cổ) cố gắng giữ hòa dịu, đôi với  phía Đông cần tranh thủ (chủ yếu đối với Đài Loan và Nhật Bản). Đối với phía nam (chủ yếu là ASEAN và Biển Đông) cố gắng lấn chiếm nhiều hơn, đối với phía Tây (chủ yếu là Ấn Độ, Pakistan, Trung Á), cố gắng tiến thêm. 

Thời gian qua, tình hình Biển Đông nóng lên, dư luận các nước, nhất là Mỹ lên án Trung Quốc xây cất đảo nhân tạo, phá hoại nguyên trạng. Dư luận đều cho rằng, Trung Quốc đang đẩy mạnh lấn chiếm xuống nam Biển Đông. Nhưng đột nhiên, giới quân sự Trung Quốc cho biết họ đã điều chỉnh lại phương châm chiến lược theo 6 chữ như sau: “Ổn bắc, Hòa nam, Đấu trung”.

Tác giả cho biết, giới quân sự Trung Quốc phân tích như sau: Biển của Trung Quốc từ Hoàng Hải, tới Đông Hải, Nam Hải thì giá trị cũng như tầm quan trọng khác nhau, về tính chất cũng khác nhau. 

- Hoàng Hải là vấn đề hoạch định ranh giới. 

- Đông Hải, Trung Quốc có tranh chấp với Hàn Quốc, nhưng nằm trong tầm kiểm soát. 

- Nam Hải (biển Đông) có ba vấn đề nổi lên: Một là, đường hàng hải. Hai là, khai thác tài nguyên. Ba là, tranh chấp chủ quyền. Nhưng so với Đông Hải thì cả ba vấn đề này hoàn toàn khác nhau. Rất nhiều tranh chấp về lợi ích ở Đông Hải là một mất một còn, như vấn đề Đài Loan, vấn đề quần đảo Điếu Ngư, thậm chí Đông Hải còn có nhân tố kiềm chế quyền ra biển của Trung Quốc.

Bởi vậy, phương châm chiến lược của Trung Quốc hiện nay là “ổn bắc, hòa nam, đấu trung”. Ổn bắc nghĩa là ổn định Hoàng Hải và bán đảo Triều Tiên. Hòa nam là thông qua hòa bình để củng cố ổn định lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông. Đấu trung có nghĩa là bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở Đài Loan và Điếu Ngư, cũng như con đường an toàn chiến lược của Trung Quốc ra Thái Bình Dương.

Tác giả Phan An cho biết các nhà phân tích cho rằng trong thời gian 5 năm tới, tình hình Biển Đông sẽ hòa dịu, thời gian tới Trung Quốc sẽ tập trung sang giải quyết phía Đông, tức là vấn đề Đài Loan và Điếu Ngư.

Giới quyết sách Trung Quốc lập luận: Nếu Trung Quốc tập trung hết lực lượng xuống phía nam để chiếm và giữ Biển Đông thì Trung Quốc sẽ phạm phải sai lầm lớn về chiến lược. Bởi vì Trung Quốc đã coi thường lợi ích cốt lõi của Mỹ ở Khu vực này. Từ Hawai tới Guam, Philippin, Malacca, chỗ nào cũng có quân Mỹ, nhất là Khu vực tây Thái Bình Dương thì trọng điểm bảo vệ của Mỹ là Malacca, nên Mỹ sẽ không cho phép ai xâm phạm tới lợi ích căn bản này. Cho dù Trung Quốc có hoàn toàn chiếm được Biển Đông thì cũng bị tắc nghẽn và chặn lại ở Malacca mà không thể ra được Thái Bình Dương.

Còn phía Đông, thì từ trước tới nay, nhất là hai nhà Tổng thống Mỹ, một là Roosvelt Theodore (1858 – 1919) Tổng thống thứ 26, hai là Roosvelt Franklin Delano (1882 – 1945), Tổng thống thứ 32 đều không mấy hứng thú dốc lực lượng vào khu vực này.

Nếu Trung Quốc chưa giải quyết được vấn đề Đài Loan nhưng lại chuyển phần lớn lực lượng xuống phía Biển Đông, như vậy một lúc Trung Quốc phải căng lực lượng ra đối phó ở hai mặt Đông hải và Nam hải. Đây là mục tiêu mà các phần tử độc lập Đài Loan và quân phiệt Nhật Bản đang mong muốn, vì như vậy họ dễ bề đối phó với Trung Quốc. 

So sánh giữa Nam hải và Đông hải, thì Đông hải mới là mâu thuẫn chủ yếu để Trung Quốc giải quyết vấn đề. Nếu thực hiện thống nhất Đài Loan, thì khu vực từ Đài Loan tới Hải Nam là một vành đai kinh tế lý tưởng và cũng mở ra cửa ngõ rộng lớn đê Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương.

Bởi vậy, có thể kết luận rằng Biển Đông không phải là khâu yếu để Trung Quốc mở được cánh cửa ra Thái Bình Dương. Nếu Trung Quốc cứ dính líu sâu vào Biển Đông trong thời gian dài thì thái độ, lập trường của Đài Loan và Nhật Bản sẽ càng mạnh mẽ đối với Trung Quốc. Cho dù Trung Quốc có giành được kết quả nào đó như khai thác tài nguyên ở Biển Đông thì cũng bị triệt tiêu mất do thế lực của Đài Loan và Nhật Bản “nuốt mất”. Hơn nữa, ở phía Đông, đối thủ của Trung Quốc là Mỹ, Nhật, Đài Loan đều mạnh chứ không như ở Biển Đông. Nếu vậy, nếu tập trung nhiều lực lượng xuống phía Biển Đông thì vô hình chung Đông hải trơ thành khâu yếu của Trung Quốc trong thực hiện chiến lược Cường quốc Biển.

Ngay sau khi tuyên bố này được đưa ra, dư luận cho rằng Trung Quốc thực hiện phương châm “lùi một bước, tiến ba bước”. Ngày 16/6/2015, Người phát ngôn Nhà trắng John Birby cho rằng tuyên bố này không làm tình hình Biển Đông dịu đi và cũng không thúc đẩy cho hòa bình ổn định ở Biển Đông, cũng không làm cho các nước trong khu vực mất cảnh giác và không giảm tranh chấp chủ quyền trong khu vực. 

Một số khác cho rằng Trung Quốc chỉ tuyên bố “hoàn thành” và tạm dừng, vì đây không phải là lần đầu tiên mà cũng không phải lần cuối cùng Trung Quốc tuyên bố như vậy. Thời gian tới Trung Quốc có thể khởi công lại bất kỳ lúc nào. 

Một số khác cho rằng, sở dĩ Trung Quốc tuyên bố như vậy là do những nguyên nhân như:

- Một là, Vòng 7 “Đối thoại chiến lược và kinh tế” Trung – Mỹ sẽ bắt đầu vào tháng 7/2015, nên Trung Quốc muốn tạm dừng để tạo bầu không khí hòa dịu cho đàm phán.

- Hai là, Tập Cận Bình thăm Mỹ vào tháng 9/2015, nên Trung Quốc không muốn căng thẳng với Mỹ trong vấn đề Biển Đông với mục đích đạt nhiều thỏa thuận hơn giữa hai nước.

- Ba là, Mỹ tiến hành bầu cử Tồng thống vào cuối năm 2015, nên Trung Quốc không muốn gây căng thẳng với Mỹ ở Biển Đông để dễ bề ăn nói và hợp tác với Chính quyền mới. Trong khi đó, Trung Quốc tiến hành Đại hội Đảng 19 vào năm 2017 mà Tập Cận Bình muốn tiếp tục thêm nhiệm kỳ nữa, nên cần hòa dịu với Mỹ. 

- Bốn là, Đài Loan bầu cử Tổng thống năm 2016 mà dư luận cho rằng chắc chắn Đảng dân tiến Đài Loan do bà Thái Anh Văn cầm đầu thắng cử. Từ trước tới nay Đảng này là một đảng chống Trung Quốc mạnh mẽ và luôn chủ trương Đài Loan độc lập. Vì vậy, 5 năm tới Trung Quốc phải đối phó với vấn đề Đài Loan hơn là vấn đề Biển Đông.

- Năm là, dùng vấn đề Biển Đông để bắt tay với Mỹ gây áp lực đối với chính quyền Đài Loan và Nhật Bản.

Từ trước tới nay, Trung Quốc luôn tuyên bố chủ quyền của họ đối với Biển Đông và không bao giờ từ bỏ, vì vậy đây chỉ là kế sách để đối phó với tình hình Đông Bắc Á đang diễn biến phức tạp thời gian tới./.

 Kiều Tỉnh

(Tầm Nhìn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét